Trung Quốc đang có âm mưu 'diệt' Mỹ

Trung Quốc đang có âm mưu 'diệt' Mỹ

Chủ nhật, 02/06/2013 | 09:36
0
Theo chuyên gia Mỹ, khi Bắc Kinh ngày càng trở nên hiếu chiến, Washington lại cố bám vào hi vọng rằng mối quan hệ quân sự-với-quân sự giữa hai nước sẽ giúp giảm được căng thẳng. Nhưng Mỹ đã sai.
Tiêu điểm - Trung Quốc đang có âm mưu 'diệt' Mỹ
Trung Quốc được Mỹ mời tham gia tập trận chung vào năm 2014. 

Tờ Los Angeles Times ngày 30/5 đã đăng bài bình luận của chuyên gia về châu Á Gordon G. Chang và James A. Lyons Jr, cựu đô đốc, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ về những cái gọi là sai lầm của Mỹ về Trung Quốc.  Theo các tác giả, vào mùa xuân năm nay, hải quân Trung Quốc đã nhận lời mời của Lầu Năm Góc, tham gia vào cuộc tập trận hải quân 2014 mang tên “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) ở ngoài khơi Hawaii. Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia sự kiện hai năm diễn ra một lần này. 

Theo các nhà phân tích, đồng minh của Mỹ cần phải tỏ rõ họ sẽ rút khỏi cuộc tập trận nếu Trung Quốc tham gia, bởi RIMPAC là cuộc tập trận dành cho các đồng minh, bằng hữu, chứ không phải cho nước đang lên kế hoạch sau này sẽ tiến hành một cuộc chiến với Mỹ. Nga đã cử tàu tham gia vào năm 2012, nhưng với nước Nga lại khác. Mặc dù các quan chức quân sự cấp cao của Nga đôi khi có buông những lời thiếu thân thiện, nhưng họ thực tình không có kế hoạch gây chiến với Mỹ. Họ cho rằng, nhà phân tích Robert Sutter đã đúng khi nhận định vào năm 2005 rằng: “Trung Quốc là cường quốc lớn duy nhất trên thế giới đang chuẩn bị bắn người Mỹ.” 

Để chứng minh cho điều này, hai nhà phân tích Gordon G. Chang và James A. Lyons Jr đã đưa ra dẫn chứng Bắc Kinh đang củng cố lực lượng, đặc biệt là hải quân, nhằm đối phó với lực lượng Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc đã triển khai dọc bờ biển phía nam nước này các tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn DF-21D, có thể được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh. Tên lửa này được đặt biệt danh là “sát thủ diệt tàu ngầm”, bởi chúng được thiết kế phát nổ trên không trung, tạo “mưa” kim loại sắc nhọn dội xuống boong tàu sân bay chật ních máy bay, trang thiết bị, nhiên liệu và thủy thủ. Và theo hai ông, ý định cuối cùng của họ là đẩy lực lượng Mỹ ra khỏi Đông Á.

Chiến thuật hiếu chiến của Trung Quốc cũng chứng tỏ điều trên, đặc biệt là thái độ gây hấn với các tàu do thám Mỹ ở các vùng biển quốc tế trong hơn một thập niên qua. Nổi tiếng nhất là vụ chặn tàu Impeccable ở Biển Đông năm 2009. Ngoài ra còn có vụ ép máy bay thám thính của hải quân Mỹ EP-3 hạ cánh năm 2001 và vụ trồi tàu ngầm tấn công lớp Song ở giữa nhóm tàu tấn công Kitty Hawk gần Okinawa, Nhật Bản, vào năm 2006. 

Theo hai nhà phân tích, kể từ đó, Mỹ nhiều lần được nghe nói đến từ chiến tranh ở thủ đô Trung Quốc, từ miệng tân lãnh đạo Tập Cận Bình cho tới các sỹ quan, tướng lĩnh cấp cao – những người không ngại chiến tranh – “đấu tay với tay với Mỹ” – như một tuyên bố vào năm 2010. 

Vậy lý do vì sao sỹ quan Trung Quốc muốn chiến tranh? Theo 2 nhà phân tích, lý do thứ nhất là người Trung Quốc hiện có thừa sự tự tin mới đi kèm với ngạo mạn. Lãnh đạo Bắc Kinh, đặc biệt là từ năm 2008, ngày càng kiêu ngạo. Họ thấy hỗn loạn kinh tế ở khắp thế giới và nghĩ rằng thế kỷ này là của họ, để họ thống trị. Mỹ và phần còn lại của phương Tây đang ở cuối đường hầm. 

Quân đội Trung Quốc đã giành được ảnh hưởng đáng kể trong năm qua, và có lẽ trở thành bè phái quyền lực nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Cũng theo hai nhà phân tích, ngay từ năm 2003, sỹ quan cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã bị cuốn vào cuộc “đấu” quyền lực dân sự, khi ông Hồ Cẩm Đạo, tân lãnh đạo khi đó, tìm kiếm sự ủng hộ của họ trước người tiền nhiềm Giang Trạch Dân (người vẫn nắm giữ chức Chủ tịch quân ủy Trung ương sau khi thôi chức chủ tịch nước). Năm ngoái, cuộc “đấu” nội bộ tăng nhiệt khi ban lãnh đạo được gọi là Thế hệ thứ năm, dưới sự chỉ huy của ông Tập, kế nhiệm thế hệ thứ tư của ông Hồ Cẩm Đào. Giống như một thập niên trước, thế hệ mới tìm kiếm sự ủng hộ từ các tướng lĩnh, biến họ thành “trọng tài” trong cuộc “đấu” chính trị nội bộ ngày một gay gắt. 

Theo hai nhà phân tích, kết quả của những bất hòa giữa các lãnh đạo dân sự là sự tái vũ trang một phần chính trị và chính sách. Sỹ quan cấp cao hiện hoạt động độc lập với quan chức dân sự và công khai chỉ trích họ, cũng như đưa ra những  tuyên bố về các lĩnh vực từng được xem là lãnh địa riêng của giới ngoại giao. 

Sự tái vũ trang này đã gây ra hậu quả. Huang Jing, thuộc trường Chính sách công Lee Kuan Yew của Singapore, nhận xét: “Chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng nhanh tới nỗi vượt qua cả chiến lược. Những sỹ quan trẻ đang đảm trách chiến lược và giống như những sỹ quan trẻ ở Nhật trong những năm 1930. Họ đang nghĩ họ có thể làm gì, chứ không phải là họ nên làm gì.” 

Còn những đô đốc hải quân Trung Quốc muốn gì? Họ đang ủng hộ cho tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, đóng cửa Biển Đông đối với các nước khác. Điều này sẽ đẩy họ vào cuộc xung đột với các nước xung quay vùng biển nóng của thế giới này và đối đầu với Mỹ. Còn về phía Mỹ, hai nhà phân tích cho rằng, nếu có sự kiên định trong chính sách ngoại giao của Mỹ 2 thế kỷ qua, thì đó chỉ là bảo vệ tự do hàng hải. 

Theo sách trắng quốc phòng được công bố hồi tháng 4, Trung Quốc đang xây dựng hải quân có khả năng hoạt động ở trong vùng biển sâu của đại dương, với 235.000 sỹ quan và thủ thủ. Hải quân Trung Quốc năm ngoái cũng đã được biên chế tàu sân bay đầu tiên và được biết đang dự kiến phát triển thêm 2 chiếc nữa. Trung Quốc có ít hơn Mỹ 12 tàu ngầm, nhưng Mỹ có trách nhiệm toàn cầu. Vì vậy, người Trung Quốc tập trung được tàu của họ ở các vùng biển gần bờ biển của họ hơn, cho họ lợi thế về chiến thuật cũng như hoạt động.

Hai tác giả cho rằng trong khi người Trung Quốc lên kế hoạch thống lĩnh vùng biển của họ và cuối cùng là mở rộng sang cả vùng biển của Mỹ, thì Mỹ lại đang giúp họ tập luyện với lời mời tham dự RIMPAC và các cuộc tập trận khác, hay cho họ tham gia vào các hoạt động chung như chống cướp biển Somali. Cùng lúc đó, Hải quân Mỹ lại tiếp tục giảm hạm đội của mình, hiện với 283 tàu đang được triển khai. 

Hai tác giả nhận định trong khi thái độ của Bắc Kinh ngày càng hung hăng, thì Lầu Năm Góc lại cố bám lấy hi vọng rằng mối quan hệ quân sự với quân sự bằng cách nào đó sẽ giảm căng thẳng với người Trung Quốc. Nhưng hai ông chỉ ra, bản chất của chính quyền mới là vấn đề. Và Mỹ hiện lại đang giúp một nhà nước hiếu chiến phát triển quân đội. Chính vì vậy, họ nhận định, chính sách về Trung Quốc của chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đã bị sai cơ bản.

Trang Phương (Theo Los Angeles Times/Dantri.vn)

Tàu Trung Quốc húc liên tiếp vào tàu cá Quảng Ngãi

Thứ 3, 28/05/2013 | 14:22
Tàu sắt 264 của Trung Quốc rồ ga rồi húc mạnh vào tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi khiến nó nghiêng về một bên. Nước tràn vào khoang, các ngư dân bị va đập vào mạn tàu, kêu la hoảng loạn.

Tội ác của tàu tuần tra Trung Quốc tại Hoàng Sa

Thứ 4, 27/03/2013 | 14:18
Tàu QNg 96382 TS do anh Bùi Văn Phải ở huyện đảo Lý Sơn làm thuyền trưởng. Tàu đã bị Trung Quốc đuổi bắn tại Hoàng Sa gây cháy tàu. Những hình ảnh này cho thấy tội ác của lính Trung Quốc với ngư dân Việt Nam.

Thị trường Việt Nam: 'bãi phế thải' của Trung Quốc?

Thứ 5, 30/05/2013 | 16:24
Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.