Trung Quốc đứng sau “viết kịch bản” cho cuộc gặp Tổng thống Trump – Chủ tịch Kim Jong-un?

Trung Quốc đứng sau “viết kịch bản” cho cuộc gặp Tổng thống Trump – Chủ tịch Kim Jong-un?

Trần Danh Tuyên
Thứ 2, 21/05/2018 | 20:00
0
Một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc nhận định rằng, Trung Quốc sẽ là “nhạc trưởng” cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên sắp tới, cho dù cuộc gặp đó không có sự xuất hiện của Bắc Kinh.

Những động thái bất ngờ của Triều Tiên

Tờ Nikkei Asian Review cho rằng, nhận định trên thật khó chấp nhận đối với nhiều người rằng Trung Quốc sẽ đứng sau dàn dựng cuộc gặp lịch sử sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6.

Vào ngày 17/5, Tổng thống Trump đã đích thân đưa ra giả thuyết cho rằng, ông thấy bàn tay của Trung Quốc phía sau sự thay đổi bất ngờ trong phát ngôn của Triều Tiên đối với Hàn Quốc và với hội nghị sắp diễn ra tại Singapore.

Trung Quốc đứng sau “viết kịch bản” cho cuộc gặp Tổng thống Trump – Chủ tịch Kim Jong-un?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Có một sự thay đổi lớn kể từ khi họ có cuộc gặp thứ hai với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nếu các anh còn nhớ, chỉ vài tuần trước, một cách rất đột ngột, ông Kim Jong-un đã tới Trung Quốc tới hai lần để chào hỏi ông Tập”, ông Trump nói với các phóng viên khi được hỏi về triển vọng cuộc gặp với đại diện Triều Tiên. Ông đã nhắc tới chuyến thăm tới thành phố Đại Liên của Trung Quốc vào các ngày 7 và 8/5 vừa qua.

“Vì nhiều lý do khác nhau, tôi có cảm giác rằng, có thể bằng con đường thương mại, ông ấy đang tìm cách gây ảnh hưởng tới ông Kim Jong-un. Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập, có thể đang tác động tới ông Kim Jong-un”, ông Trump nói.

Chỉ vài ngày sau khi địa điểm và thời gian cuộc gặp Mỹ-Triều được thông báo, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa ra một loạt những tuyên bố giận dữ chỉ trích sự hiện diện của máy bay ném bom B-52 của Mỹ trong cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.

Ngoài ra, KCNA cũng có những lời lẽ cay nghiệt với cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông John Bolton.

Một trong số đó tuyên bố Bình Nhưỡng là một “quốc gia vũ khí hạt nhân” và cảnh báo “nếu Mỹ cố gắng đẩy chúng tôi (Triều Tiên) vào góc tường nhằm ép từ bỏ hạt nhân một cách đơn phương, chúng tôi sẽ không còn hứng thú với đàm phán và sẽ cân nhắc lại về tiến trình đàm phán Singapore”.

Chiến lược của Bắc Kinh

Nguồn tin ngoại giao Trung Quốc nêu trên cũng nói với tờ Nikkei Asian Review rằng, chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Nhật Bản cũng nằm trong kịch bản ngoại giao của Bắc Kinh.

Nước này đưa Thủ tướng tới Nhật Bản nhằm cho cả thế giới thấy rằng quan hệ Trung-Nhật đang dần ấm lại.

Trung Quốc đứng sau “viết kịch bản” cho cuộc gặp Tổng thống Trump – Chủ tịch Kim Jong-un? (Hình 2).

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Nhật hoàng Akihito gặp mặt hôm 10/5.

Khi ở Nhật Bản, ông Lý đã gửi lời chào thân mật tới quốc gia chủ nhà và thậm chí thể hiện sự biết ơn đối với truyền thông Nhật.

Ông tránh nhắc tới các vấn đề và căng thẳng trong lịch sử hai nước liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời ông khẳng định “đã 26 năm kể từ lần gần nhất tôi đặt chân tới Nhật Bản”.

Chuyến thăm đó diễn ra vào năm 1992, khi Trung Quốc đang bị phương Tây cô lập khiến nền kinh tế nước này đi xuống trầm trọng. Để chấm dứt tình trạng đó, Bắc Kinh cần bày tỏ thái độ thân thiện hơn với các thành viên châu Á trong nhóm các quốc gia phát triển G-7, đó là Nhật Bản.

Trung Quốc khi đó bắt đầu với một kế hoạch mà một diễn biến quan trọng trong đó là mời Nhật hoàng tới Trung Quốc.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham, người đứng đầu ngành ngoại giao nước này trong nhiều năm liền, từng tiết lộ trong cuốn hồi ký rằng, lời mời của Bắc Kinh đối với Nhật hoàng Akihito nhằm giúp Trung Quốc vượt qua các cấm vận của phương Tây.

Chuyến thăm lần này của ông Lý cũng áp dụng lại kịch bản tương tự như năm 1992, trong đó Trung Quốc tận dụng quan hệ với Nhật Bản để giành được vai trò đáng chú ý hơn trên trường quốc tế. Thời điểm ấy, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đang có mặt tại Nhật Bản để chù trì cuộc họp ba bên.

Nhưng ông Lý tới thăm Nhật Bản với tư cách “khách mời chính thức” nên vị thế sẽ cao hơn ông Moon. Ông Lý Khắc Cường cũng đã hội kiến Nhật hoàng tại cung điện ở Tokyo.

Chuyến thăm của ông Lý kéo dài hơn 1 ngày so với dự kiến. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng ông Lý đã tới Hokkaido vào ngày cuối của chuyến thăm.

Tại đây, hai nhà lãnh đạo dự một cuộc gặp gỡ giữa chính quyền các tỉnh của cả Nhật Bản và Trung Quốc, sau đó tới thăm nhà máy sản xuất của hãng Toyota và dùng bữa trưa cùng nhau.

Đây được coi là một cuộc gặp “hiếm” khi một Thủ tướng Nhật đi cùng một lãnh đạo nước ngoài trong những hoạt động như vậy. Thậm chí ông Abe còn tiễn Thủ tướng Trung Quốc tại sân bay New Chitose.

Ông Tập có tới Singapore?

Còn tại Trung Quốc, ông Tập đã hai lần tiếp đón ông Kim Jong-un, người đã có hai chuyến thăm bất ngờ tới nước này trước cuộc gặp với Tổng thống Trump.

Những chuyến thăm đã củng cố đáng kể quan hệ giữa ông Tập và ông Kim. Nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên chủ động tới thăm Trung Quốc bởi dường như ông tin rằng đó là đòn bẩy giúp ông giành ưu thế trên bàn đàm phán đối với Mỹ, tờ Nikkei Asian Review viết.

Về phần mình, ông Tập đang cố ngăn chặn khả năng Triều Tiên quay lưng với “người hàng xóm khổng lồ” Trung Quốc và xích gần hơn với ông Trump, đồng thời tạo cơ hội trực tiếp cho các công ty Mỹ mang công việc đến với Triều Tiên. Nhật Bản từ đó cũng xích lại gần hơn về mặt ngoại giao đối với Bình Nhưỡng.

Trung Quốc đứng sau “viết kịch bản” cho cuộc gặp Tổng thống Trump – Chủ tịch Kim Jong-un? (Hình 3).

Tổng thống Donald Trump  và Chủ tịch Kim Jong-un.

Hai tháng trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bày tỏ suy nghĩ về khả năng Trung Quốc bị bỏ lại sau những diễn biến tại khu vực.

Đó là vào ngày 20/3 khi ông tổ chức họp báo thường niên ở Bắc Kinh. Trong một động thái bất thường, ông Lý đã nói lên suy nghĩ về tình hình hiện tại.

“Bán đảo Triều Tiên là hàng xóm gần gũi nhất của Trung Quốc. Lợi ích của Trung Quốc đang bị đe dọa”, Thủ tướng Trung Quốc nêu.

Chính nỗi sợ bị “ra rìa” cũng lý giải việc ông Tập sẵn sàng nhẫn nhịn hai lần mất mặt vì ông Kim vào năm ngoái. Vào ngày 14/5 và 13/9 năm ngoái, Triều Tiên thử nghiệm tên lửa và bom hydro. Những sự kiện này diễn ra vào đúng thời điểm ông Tập đang chủ trì các sự kiện quốc tế tầm cỡ, do đó dường như đã khiến Bắc Kinh mất mặt.

Nhưng đối diện với các diễn biến vừa qua, Trung Quốc như thể bị gạt ra bên lề. Tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 27/4 vừa qua, sau khi ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un gặp mặt chỉ nhắc tới khuôn khổ 3 bên gồm Mỹ và Hàn, Triều. Mãi về sau bên thứ 4 là Trung Quốc mới được bổ sung.

Cách tối ưu nhất để tiếng nói của Trung Quốc được lắng nghe là đích thân ông Tập sẽ tới Singapore để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim. Đã từng có suy đoán rằng Chủ tịch Trung Quốc thực sự đang cân nhắc khả năng đó.

Nếu ông Tập xuất hiện trong cuộc gặp này thì không những Triều Tiên sẽ có thêm một đồng minh trên bàn đàm phán, mà Trung Quốc cũng có thể tận dụng cơ hội để giải quyết các mâu thuẫn về thương mại trong thời gian qua với Mỹ, như ông Trump từng “bóng gió” trong những bình luận của mình vào ngày 17/5.

 Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, cuộc gặp giữa 3 nhà lãnh đạo trên khó có khả năng xảy ra. Ông Trump và ông Kim có rất ít lý do để chia sẻ “đất diễn” với ông Tập. Do đó, ở một kịch bản thực tế hơn, ông Tập có thể sẽ tới thăm Bình Nhưỡng sau cuộc gặp vào ngày 12/6 tại Singapore.

Xem thêm: Gặp Tổng thống Assad, Tổng thống Nga Putin thực sự yêu cầu Iran rời khỏi Syria?

Tổng thống Trump điện đàm với Tổng thống Moon về hội nghị Mỹ-Triều

Chủ nhật, 20/05/2018 | 18:34
Trước nguy cơ Triều Tiên rút khỏi hội nghị thượng đỉnh sắp tới, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn đã có cuộc thảo luận về vấn đề này.

Lý do Triều Tiên bất ngờ cử Thứ trưởng Ngoại giao tới Trung Quốc

Thứ 7, 19/05/2018 | 18:05
Một nhà ngoại giao Triều Tiên phụ trách khu vực Đông Nam Á đã tới Bắc Kinh vào ngày hôm nay 19/5.

Việt Nam là nơi tiếp nhiên liệu cho máy bay của ông Kim Jong-un sang Singapore?

Thứ 7, 12/05/2018 | 16:52
Theo Reuters, chuyến đi của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Singapore để gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi về vấn đề hậu cần, trong đó có việc lựa chọn địa điểm tiếp nhiên liệu giữa chuyến bay.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga tấn công chính xác, tàu tuần tra Ukraine bốc cháy dữ dội

Thứ 3, 19/03/2024 | 13:55
Hình ảnh từ video được công khai cho thấy, tàu tuần tra của Ukraine đang di chuyển trên sông Southern Bug thì bị tấn công.

Trong nỗ lực tấn công xuyên biên giới, trực thăng Ukraine bị 9K333 Verba Nga bắn hạ

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:55
Quân đội Nga đã bắn hạ một máy bay trực thăng của lực lượng Kiev ở khu định cư Lukashevka thuộc vùng Sumy của Ukraine.

“Dấu giày” của quân NATO ở Ukraine và “vùng đệm” bảo vệ nước Nga

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:35
Phát biểu trước những người ủng hộ và phóng viên, ông Putin cho biết ông muốn Tổng thống Pháp Macron ngừng tìm cách làm trầm trọng thêm cuộc chiến ở Ukraine.

Đoàn xe quân sự Ukraine bị tấn công, xe bọc thép nổ tung, chìm trong lửa

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:45
Theo hướng Zaporozhye, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào một đoàn xe quân sự Ukraine.

Pháp đứng về phía Ba Lan trong “cuộc chiến” với nông sản Ukraine

Thứ 3, 19/03/2024 | 14:33
Sự thay đổi này sẽ khiến Ukraine tổn thất 1,2 tỷ Euro, một mức thiệt hại lớn đối với một quốc gia đang vật lộn để giành được mọi sự giúp đỡ có thể.