Trung Quốc nhắm vào 'gót chân Asin' của Mỹ trong xung đột Biển Đông

Trung Quốc nhắm vào 'gót chân Asin' của Mỹ trong xung đột Biển Đông

Chủ nhật, 26/06/2016 | 08:45
0
Việc quá phụ thuộc vào vệ tinh không gian trong hoạt động quân sự của Mỹ đang trở thành yếu điểm mà Trung Quốc có thể khai thác một khi có xung đột xảy ra trên Biển Đông.

Báo Australia dẫn lời các chuyên gia an ninh mạng nước này cảnh báo trong tương lai khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc mới là mối đe dọa nguy hiểm hơn bất cứ thứ gì nước này đang thể hiện trong khu vực.

Thế giới - Trung Quốc nhắm vào 'gót chân Asin' của Mỹ trong xung đột Biển Đông

Biển Đông hiện tại đang sôi sục nhưng mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình trong khu vực vẫn chưa thực sự lộ diện.

Greg Austin, giáo sư về an ninh mạng, chiến lược và ngoại giao tại Trung tâm An ninh Mạng tại Đại học NSW dự đoán các công nghệ mới của Bắc Kinh sẽ "định hình lại cả chiến tranh lẫn chính trị ở khu vực Đông Nam Á" và chỉ trong khoảng một thập kỷ tới, khả năng chiến tranh điện tử của Bắc Kinh có thể thay đổi sự cân bằng chiến lược ở châu Á trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Chuyên gia an ninh mạng này nhấn mạnh rằng dù Biển Đông hiện tại đang sôi sục nhưng mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình trong khu vực vẫn chưa thực sự lộ diện. "Ngay từ lúc này. Trung Quốc đang nỗ lực triển khai tích hợp vũ khí điện tử và sự kiểm soát thông tin vào các chiến lược quân sự của mình," ông nói.

"Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có đủ khả năng tổng lực tấn công điện tử nhằm thực hiện mục đích của mình với Đài Loan. Điều này sẽ làm thay đổi cân bằng chiến lược ở Tây Thái Bình Dương hơn bất cứ động thái nào ở các khu vực tranh chấp hiện tại ở Biển Đông", chuyên gia này quan ngại.

Giáo sư Austin cũng cảnh báo rằng Australia đang bị tụt lại phía sau so với các nước khác. Ông cho biết chiến tranh điện tử ở Đông Á hiện nay còn rất mới mẻ nhưng mọi thứ sẽ phát triển rất nhanh chóng. "Sau năm 2030, chiến tranh điệnt tử sẽ thống trị và Australia sẽ phải xây dựng hệ thống của riêng mình để có thể tồn tại trong môi trường của ngư lôi điện tử và bom thông minh".

Đọc thêm>>> Vì sao Trump sẽ làm Trung Quốc 'vĩ đại thêm lần nữa'

G

Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.