Những 'nước cờ có hệ thống' của Trung Quốc

Những 'nước cờ có hệ thống' của Trung Quốc

Thứ 5, 23/05/2013 | 15:48
0
Trung Quốc không ngừng "thò chân" sang hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm đạt được tham vọng "mở rộng bờ cõi" của mình. Những tháng gần đây, Trung Quốc còn gia tăng sự hiện diện của mình trên hai vùng biển này để thỏa mãn cái gọi là "khẳng định chủ quyền".

Biến biển nước láng giềng thành "ao nhà"

Biển Đông là vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên, Trung Quốc luôn lăm le muốn có được khu vực trọng yếu này. Bởi vậy, nước này bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện tham vọng đó. Trước hết là việc Trung Quốc đưa ra bản đồ "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường chín đoạn" một cách vô lý. Bản đồ "đường lưỡi bò" thể hiện rõ sự ngang nhiên đòi chủ quyền của Trung Quốc đến sát bờ biển của các nước có chủ quyền tại Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc còn ngang nhiên và hung hăng hơn khi nước này phái tàu hải giám đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông. Tại đây, tàu hải giám Trung Quốc và tàu chiến Philippines đã có cuộc "đối đầu" trực diện.

Trước hết, Trung Quốc sử dụng đội ngư thuyền lớn đến đánh bắt hải sản phi pháp ở những vùng tranh chấp, bất chấp sự phản đối của nhiều nước khu vực. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đưa lực lượng tàu vũ trang tuần tra thường xuyên Biển Đông và tổ chức các cuộc tập trận hải quân để "ra oai".

Hồi tháng 3 vừa rồi, Trung Quốc còn ngang ngược bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam khi đang đánh bắt hải sản trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Sau đó vài ngày, Trung Quốc lại đưa bốn tàu chiến đến tập trận ở bãi cạn James, điểm tranh chấp giữa Malaysia và Trung Quốc.

Việc tranh chấp bãi cạn James được các chuyên gia đánh giá là hành động vô lý, phơi bầìy rõ tham vọng lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc bởi bãi cạn James chỉ cách bờ biển Malaysia có 80km, cách đại lục Trung Quốc đến 1.800km. Hành động này của Trung Quốc khiến nhiều nước bất bình và theo dõi từng động thái phi lý của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trên khu vực Biển Đông, làm ngư dân Philippines nổi giận. Việc Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế, theo các nhà phân tích thì Trung Quốc cũng “hiểu” vụ kiện của Philippines đối với nước này lên Tòa án quốc tế ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng đối với Trung Quốc.

Nếu Philippines thành công, Trung Quốc sẽ phải gánh những phán quyết pháp lý bắt buộc, thậm chí phải từ bỏ tham vọng "đường lưỡi bò", đồng thời tạo tiền lệ pháp lý để các quốc gia có tranh chấp biển với Bắc Kinh tiếp tục đâm đơn kiện.

Tiêu điểm - Những 'nước cờ có hệ thống' của Trung Quốc

Một đội tàu cá của Trung Quốc.

Không chỉ làm khu vực Biển Đông "dậy sóng", Trung Quốc còn có những động thái bất ngờ tại vùng biển Hoa Đông. Trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, Trung Quốc đã cử tàu chiến chĩa radar ngắm bắn tên lửa vào tàu khu trục và máy bay Nhật Bản vào hồi tháng 2 vừa qua. Các nhà phân tích cho hay, hành động này của Trung Quốc khiến không chỉ Nhật Bản mà các nước khác hết sức kinh ngạc.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 23/4 Trung Quốc còn đưa 8 tàu lớn vào khu vực lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo các chuyên gia, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa số lượng tàu lớn đến khu vực tranh chấp này. Ngoài ra, các tàu này còn được 40 máy bay quân sự hỗ trợ và bảo vệ.

Và trên đất liền

Dường như việc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông chưa đủ, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động vi phạm chủ quyền trên đất liền. Ấn Độ đã rất bất ngờ và cáo buộc Trung Quốc đưa hàng chục binh lính tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ và dựng trại tại đây ngày 26/4.

Việc vi phạm lãnh thổ này diễn ra vào đúng thời điểm quan hệ Trung - Ấn đang theo chiều hướng ấm lên. Bất chấp việc phía Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc rút quân và ba cuộc họp cấp tướng giữa hai nước được tổ chức nhằm tháo gỡ tình hình căng thẳng, Trung Quốc vẫn "cố tình" cắm chốt trên lãnh thổ Ấn Độ gần một tháng.

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc còn cho máy bay xâm nhập sâu vào không phận của Ấn Độ.  Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã phải "rút quân" khỏi vùng lãnh thổ của Ấn Độ.

Vũ trụ cũng là mục tiêu "gây hấn"

Thời gian này, những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền đang leo thang, Trung Quốc lại có một động thái gây bất ngờ hơn khi phóng một quả tên lửa diệt vệ tinh tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ngày 13/5 - hành động bị Mỹ gọi là "gây hấn trên vũ trụ". Nhiều chuyên gia nhận xét, hành động này đang gây quan ngại với các nước trong khu vực và các cường quốc trên thế giới, nhất là Mỹ - nước có mối quan tâm đặc biệt đến khu vực Biển Đông.

Vụ phóng tên lửa của Trung Quốc khiến giới chức Mỹ tin rằng, Trung Quốc đang dùng vỏ bọc của một vụ phóng tên lửa nghiên cứu khoa học, để thử nghiệm một tên lửa đánh chặn có khả năng tiêu diệt vệ tinh bởi lần phóng này, tên lửa không hề đưa một vật thể nào vào quỹ đạo. Một nghị sĩ Mỹ nói: "Bất cứ khi nào người ta thấy có một quốc gia áp dụng lập trường hiếu chiến hơn trên vũ trụ, thì đó là điều rất đáng lo ngại cho thế giới".                  

An Mai (Theo AFP/Philstar)

Trung Quốc giấu 1.500 máy bay trong 40 căn cứ ngầm?

Thứ 5, 23/05/2013 | 14:38
Trung Quốc có khoảng 40 căn cứ không quân ngầm có khả năng chứa ít nhất 1.500 máy bay, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin.

Trung Quốc bắt tay Ấn Độ giải quyết tranh chấp biên giới

Thứ 3, 21/05/2013 | 09:01
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nghiên cứu những phương án mới làm dịu căng thẳng tại khu vực biên giới giữa hai nước sau tình hình bế tắc quân sự tại khu vực Himalayas.

Trung Quốc 'cấm biển', ngư dân Việt không chùn bước

Thứ 2, 20/05/2013 | 17:23
"Hải giám, ngư dân Trung Quốc cũng phải chờn mặt tôi. Mấy lần đụng độ nhau, tôi hô hào anh em cùng tiến ra chứ không quay đầu lại", một thuyền trưởng ở Đà Nẵng chia sẻ.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.