Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu than

Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu than

Thứ 5, 30/09/2021 | 13:10
0
Giá than nhiệt giao sau ở Trung Quốc ở mức cao kỷ lục, trên 1.300 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 202 USD/tấn), trong phiên giao dịch ban ngày hôm 29/9.

Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc hôm 29/9 khẳng định, Trung Quốc có khả năng hoàn toàn đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho mùa đông và mùa xuân sắp tới, đáp ứng nhu cầu hàng ngày và sưởi ấm của người dân, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) đưa tin.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cũng đã công bố một số biện pháp giải quyết tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi trên khắp cả nước, bao gồm tăng cường nhập khẩu và sản xuất than và khí đốt tự nhiên, nhấn mạnh cơ chế định giá nhiệt điện dựa trên thị trường, và lập kế hoạch sử dụng năng lượng một cách bền vững.

Tuyên bố của NDRC được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về tình trạng thiếu điện sau các đợt cắt điện bất ngờ và chưa từng có ở 3 tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh, dẫn đến gián đoạn cuộc sống hàng ngày của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

NDRC cho biết sẽ hợp tác với các cơ quan chức năng liên quan trong việc tăng cường điều phối và ưu tiên nguồn lực cho vùng Đông Bắc để đảm bảo nguồn cung năng lượng đầy đủ và thông suốt trong khu vực.

Tiêu thụ năng lượng dân dụng chỉ chiếm dưới 20% tổng nguồn cung của Trung Quốc, trong khi khí đốt tự nhiên cho dân dụng chiếm chưa tới 50% tổng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của đất nước, theo NDRC. Do đó, cơ quan hoạch định kinh tế khẳng định, Trung Quốc có khả năng và năng lực đảm bảo đầy đủ nguồn cung cho nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình.

Nhằm tăng cường sản xuất điện và kiểm soát hiệu quả chi phí trong bối cảnh giá hàng hóa tăng cao, NDRC cho biết sẽ tăng cường nhập khẩu than và khí đốt và sản xuất trong nước, đồng thời thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng cung cấp trung và dài hạn cho nhiệt điện than.

Thế giới - Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu than

Than vẫn là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất điện ở Trung Quốc. Ảnh: Wired

Tỉnh Sơn Tây, nhà sản xuất than lớn nhất Trung Quốc, hôm 29/9 đã ký các hợp đồng cung cấp than nhiệt trung và dài hạn cho quý IV với 14 tỉnh và khu vực, bao gồm các trung tâm công nghiệp Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã (Xinhua) đưa tin.

“Việc ký kết các hợp đồng than trung và dài hạn là một biện pháp hữu hiệu được áp dụng... nhằm ổn định cân đối cung cầu than và kiềm chế đà tăng quá nhanh của giá than”, Xinhua cho biết thêm.

Theo đó, các doanh nghiệp than có vốn nhà nước ở Sơn Tây sẽ đảm bảo nguồn cung cho Thiên Tân, Phúc Kiến, Hà Bắc, Liêu Ninh và Quảng Đông, trong khi Tập đoàn điện Jinneng sẽ chịu trách nhiệm về nguồn cung cho Quảng Tây, Giang Tô, Cát Lâm, An Huy, Thượng Hải, Chiết Giang...

Giá than nhiệt giao sau ở Trung Quốc đã tăng 50% trong tháng này. Giá than ở mức cao kỷ lục, trên 1.300 nhân dân tệ/tấn (tương đương 202 USD/tấn), trong phiên giao dịch ban ngày hôm 29/9, nhưng giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ban đêm.

Số liệu chính thức cho thấy, Sơn Tây đã sản xuất 1,06 tỷ tấn than vào năm 2020, chiếm hơn 1/4 tổng lượng than cả nước. Tỉnh này đóng vai trò như một "trụ cột" trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước, Xinhua cho biết.

Nguồn cung thắt chặt đã buộc các khu vực trên toàn Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện năng, kìm hãm sản lượng công nghiệp, và khiến các ngân hàng phải điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Minh Đức (Theo Reuters)

“Ngấm đòn” từ khủng hoảng điện, triển vọng kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Thứ 3, 28/09/2021 | 08:00
Tình trạng cắt điện diễn ra khi việc điều tiết mức phát thải carbon của Trung Quốc xung đột với sự bùng nổ công nghiệp của nước này trong bối cảnh đại dịch.

Nguyên nhân nước Anh đối diện với nguy cơ khủng hoảng năng lượng?

Thứ 2, 27/09/2021 | 07:00
Sự tích tụ của trên cả phương diện kinh tế, chính trị, nguồn cung nước ngoài và dự trữ trong nước đã dẫn đến giá cả năng lượng tại nước Anh leo thang.

BofA cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 3 năm tới

Thứ 3, 21/09/2021 | 18:15
Ngân hàng đầu tư đa quốc ‎‎gia Bank of America (BofA) hôm 21/9 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cho năm 2021, 2022 và 2023.

35 tổ chức kêu gọi nhà tài trợ điện than hàng đầu thế giới ngừng tay

Thứ 3, 14/09/2021 | 15:49
Với hơn 35 tỷ USD tài trợ cho các dự án nhiệt điện chạy bằng than ở nước ngoài, Ngân hàng Trung Quốc - BoC là nhà đầu tư than đá lớn nhất toàn cầu.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.