Trung Quốc và tham vọng xây dựng “quyền lực mềm” qua phim ảnh

Trung Quốc và tham vọng xây dựng “quyền lực mềm” qua phim ảnh

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 04/12/2017 | 15:00
0
Chi hàng tỷ đô la để quảng bá hình ảnh đất nước qua các bộ phim bom tấn nhưng dường như Trung Quốc vẫn chưa thể tạo được sức hấp dẫn giống như cách Mỹ đã làm.
Hồ sơ - Trung Quốc và tham vọng xây dựng “quyền lực mềm” qua phim ảnh

Bom tấn điện ảnh Vạn Lý Trường Thành bị khán giả trong nước chỉ trích vì
bối cảnh của Trung Quốc nhưng vai diễn chính lại thuộc về một người nước ngoài.

Giám đốc điều hành hãng phim Mỹ và Trung Quốc đã “thở phào” khi bộ phim Vạn Lý Trường Thành năm 2016 (đạo diễn Trương Nghệ Mưu) “dội bom” tại các phòng vé toàn cầu. Tuy nhiên, thành công đó vẫn chưa đáp ứng được như mong muốn. Được biết, tác phẩm điện ảnh là một sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi Tập đoàn Wanda mua lại hãng phim tên tuổi Legendary Entertainment.

Vạn Lý Trường Thành là sản phẩm tiêu biểu cho công thức mang kỹ nghệ làm phim và tiếp thị của Mỹ, cộng với nguồn vốn và diễn viên trong nước để giới thiệu Trung Quốc ra thế giới. Với sự góp mặt của dàn sao Hollywood Matt Damon, Willem Dafoe cùng ngôi sao Trung Quốc Cảnh Điềm, Lưu Đức Hoa, bộ phim đã từng gây nhiều tranh cãi trước khi phát hành, khi có vốn đầu tư lớn, nhưng không cứu vãn nổi nội dung bị chê thảm hại.

Thu về 171 triệu USD ở Trung Quốc và 163 triệu USD trên toàn cầu, Vạn Lý Trường Thành có khoản lợi nhuận khá khiêm tốn nếu so với các tác phẩm bom tấn khác như: The Fate of the Furious (2017), Transformers: The Last Knight (2017) hay tác phẩm sản xuất trong nước Chiến Lang 2 (2017) với doanh thu 870 triệu USD.

Người ta có thể thấy rằng Vạn Lý Trường Thành là một ví dụ về “quyền lực mềm” của Trung Quốc bằng cách làm nổi bật hơn hình ảnh của quốc gia này trong mắt công chúng. Với việc học tập từ Hollywood, sử dụng hệ thống tiếp thị và phân phối toàn cầu, Trung Quốc hy vọng họ sẽ trở thành một quốc gia hấp dẫn hơn như cách mà Mỹ làm được thông qua các bộ phim.

Theo The Diplomat, mặc dù Vạn Lý Trường Thành dường như là một sự thất bại, các nhà làm phim Trung Quốc và các công ty phim đã học được bài học quý giá để áp dụng trong các tác phẩm tương lai của chính họ, khi có hoặc không có các đối tác Mỹ giúp sức.

Theo “cha đẻ” của khái niệm “quyền lực mềm” - Joseph Nye Jr. thì quyền lực mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hoá... chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi do mình định ra, để hành xử theo ý tưởng của mình.

Hồ sơ - Trung Quốc và tham vọng xây dựng “quyền lực mềm” qua phim ảnh (Hình 2).

Tập đoàn Alibaba từng gây xôn xao khi mua lại South China Morning Post ở Hồng Kông.

Mỹ là quốc gia tiêu biểu trong việc vươn xa bằng quyền lực mềm trong suốt thế kỷ 20, thông qua các ngành công nghiệp văn hóa đại chúng bao gồm âm nhạc và phim ảnh. Thay vì chỉ ép buộc bằng các phương tiện quân sự hay kinh tế, Mỹ thể hiện sức hút qua chính “quyền lực mềm” này.

Với tham vọng trở thành một cường quốc toàn cầu, nhiều người đã lập luận rằng, Trung Quốc cũng sẽ cần phải phát triển các hình thức riêng của mình về “quyền lực mềm” và đi theo con đường giống Mỹ. Quyền lực mềm thành công sẽ thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc là một cường quốc có sức “quyến rũ” và thu hút nhiều người tìm đến lối sống, văn hóa Trung Hoa.

Tuy nhiên, giới quan sát đều nhận định, bất chấp nỗ lực của mình trong việc phát triển quyền lực mềm trong những năm gần đây, hình ảnh in hằn trong tâm trí công chúng thế giới vẫn chưa được cải thiện nhiều. Lý do này xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa “hình ảnh” và “hành động” mà Trung Quốc thể hiện. Trong đó bao gồm việc tẩy chay giải Nobel, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông cho đến việc thành lập các viện Khổng Tử trên thế giới bị nghi ngờ có các mục đích không chính thống.

Một số phương tiện truyền thông chủ chốt đã được mua lại bởi các công ty đại lục trong những năm gần đây, bao gồm cả South China Morning Post ở Hồng Kông, công ty truyền thông như Apple Daily và có ý định thao túng New York Times.

Mặc dù không chi phối hoàn toàn định hướng của các hệ thống tin tức này, Trung Quốc vẫn gây sức ép một phần do nắm chắc về tài chính. Ngoài ra, phạm vi hoạt động của Tân Hoa Xã và CGTN (trước đây là CCTV) đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.

Trung Quốc dù không vươn xa trên toàn cầu nhưng thực chất vẫn là một hình ảnh khá hấp dẫn đối với các quốc gia ở châu Á. Công chúng nhìn thấy ở Trung Quốc là một quốc gia hùng mạnh có khả năng thách thức vị thế của Mỹ và phương Tây, trong khi đảm bảo ổn định kinh tế và thịnh vượng cho dân chúng trong nước. 

Vì sao Trung Quốc vẫn "nhẹ nhàng" với Triều Tiên?

Chủ nhật, 03/12/2017 | 06:35
Giữa bối cảnh các nước trên thế giới bắt đầu gây áp lực bằng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử tên lửa mới nhất, câu hỏi về cách ứng xử của Bắc Kinh thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.