Rơi nước mắt trước tết Trung thu của trẻ ung thư

Rơi nước mắt trước tết Trung thu của trẻ ung thư

Thứ 4, 18/09/2013 | 12:31
0
Không được bố mẹ tay trong tay dẫn đi dạo chơi, mua sắm và đón một cái tết Trung thu thật rực rỡ tại những khu vui chơi đắt tiền, các em đón một Trung thu theo cách riêng của mình, có những em kim tiêm vẫn dính ở tay vì phải truyền hoá chất. Mặc dù bệnh tật dày vò đau đớn, nhưng những nụ cười vẫn nở trên những khuôn mặt trẻ thơ.

Những mảnh đời bất hạnh

Khác với vẻ phồn hoa náo nhiệt tại các con phố bán đồ chơi nổi tiếng như Hàng Mã hay tại các khu vui chơi giải trí bậc nhất của thành phố, tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, hàng trăm cháu nhỏ đang mắc trọng bệnh được đón một cái tết Trung thu theo cách của riêng mình. Không ồn ào, náo nhiệt, không đồ chơi hàng hiệu như những em nhỏ thành phố khác, nhưng chương trình Trung thu cho em do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức cũng giúp cho các cháu mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị ở đây được ấm lòng.

Mới đầu giờ tối ngày 14/9 (ngày 10 tháng 8 âm lịch), hội trường Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã khá đông các bệnh nhân nhí và người thân, dường như các cháu đang nén những nỗi đau để vui Trung thu cùng các bạn. Mỗi người một quê, một hoàn cảnh và một căn bệnh khác nhau, nhưng tựu trung lại đa phần các bé đang phải đối mặt với "án tử".

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên tôi đến dự một Trung thu tại các bệnh viện, nhưng khi bước vào hội trường tôi chợt khựng lại bởi những ánh mắt ngây thơ, những cái đầu bé nhỏ nhưng trọc lốc vì hoá chất. Có những em ngồi nép mình bên mẹ nhưng trên tay vẫn phải truyền hoá chất. Có lẽ không riêng gì tôi mà bất kỳ ai cũng quặn thắt trước những hình ảnh đó.

Trái ngược với không khí sôi động trong hội trường Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là nỗi buồn của không ít bà mẹ có con mắc bệnh hiểm nghèo. Họ bật khóc vì đứa con thân yêu đang phải đối mặt với bạo bệnh. Dù vui đùa với Trung thu nhưng chưa biết các cháu phải "đi" lúc nào.

Xã hội - Rơi nước mắt trước tết Trung thu của trẻ ung thư

 Một tay bế con, một tay cầm chai hoá chất, chị Q. đã khiến cho những người có mặt phải chạnh lòng.

Có mặt từ khá sớm và ngồi ở dãy ghế cuối, chị Đoạn Thị Q. (Hữu Lũng - Lạng Sơn) đang bế trên tay cháu T.. Nhìn chị một tay bế con một tay cầm chai hoá chất khiến ai cũng chạnh lòng. Các bác sĩ ở đây cho biết, chị Q. là trường hợp đặc biệt, gắn bó với bệnh viện từ khá lâu bởi trước cháu T. chị đã có hai đứa con mắc bệnh ung thư máu, hai đứa con lớn của chị đã vĩnh viễn ra đi. Gia đình chị chỉ còn mình cháu T. cũng đang mang trọng bệnh. Nghe câu chuyện về gia đình chị, cổ họng tôi cứ nghèn nghẹn, chỉ mong sao cháu T. vượt qua được bạo bệnh để trở về với gia đình.

Không riêng gì gia đình chị Q. hội trường bệnh viện hôm đó còn có rất nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác. Có những em ngồi một mình trong hội trường mà không giấu nổi nỗi buồn qua từng ánh mắt. Cháu Nguyễn Ngọc Th. (quê Nam Trực - Nam Định) năm nay đã 12 tuổi nhưng trông cháu như đứa trẻ lên 8. Gương mặt gầy gò, dáng xiêu vẹo và đặc biệt mái tóc của Th. đã rụng gần hết. Th. cho biết, đây là năm thứ 3 em đón Trung thu trong bệnh viện. Gia đình Th. có hai chị em, bố mẹ đều làm nông, cuộc sống rất khó khăn. Cách đây 3 năm em bị ốm yếu, suy kiệt nên được bố mẹ đưa vào viện khám, sau mấy lần chuyển viện gia đình mới biết em bị một chứng bệnh quái ác về máu. Mặc dù em không nhớ rõ mình bị bệnh gì vì tên nước ngoài rất khó đọc, nhưng qua bác sĩ em biết, gần như cả cuộc đời của mình sẽ gắn bó với giường bệnh. "Cháu chỉ mong sao em trai cháu khoẻ mạnh bình thường, chứ nếu như cháu thì…", lời nói của Th. ngắt quãng trong từng tiếng nấc nghẹn.

Ấm lòng những mảnh đời "nguội lạnh"

Nỗi đau được chia sẻ

Theo GS. Trí, căn bệnh ung thư máu quái ác khiến các cháu không có cơ hội sum vầy cùng gia đình, bạn bè trong dịp Trung thu này. Hiểu được nỗi buồn tủi của những bệnh nhân và thân nhân phải đón tết Trung thu trong bệnh viện, các bác sĩ, điều dưỡng đã cố gắng bằng mọi cách để chia sẻ, giúp các bé tạm quên đi nỗi đau bệnh tật.

Trao đổi với PV tại đêm Trung thu đặc biệt này, GS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, hàng năm bệnh viện đều tổ chức ngày hội Trung thu cho các bé đang điều trị tại bệnh viện.  Năm nay, bệnh viện tổ chức ngày hội "Trung thu cho em - 2013" coi đây là món quà tinh thần giúp làm ấm lòng các cháu không may mắc bệnh. "Chúng tôi hy vọng ngày hội sẽ kêu gọi cộng đồng cùng thể hiện tình nhân ái, yêu thương, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho các em nhỏ không may mắn phải vào viện điều trị trong dịp Tết Trung Thu", GS Trí nói.

GS Trí cho biết, ngày hội sẽ làm vơi đi nỗi đau của các em. Đây không đơn thuần là sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng với các bệnh nhân nhỏ tuổi, mà còn khơi dậy tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống hiện đại. Tổ chức Trung thu cho bệnh nhi tại bệnh viện là "món quà sự sống" và món quà tinh thần dành tặng cho các em đang điều trị tại đây.

Đặc biệt, năm nay các bệnh nhân nhí còn được giao lưu chia sẻ với Hoàng Thị Diệu Thuần - cô gái đã 8 năm liền chiến đấu với căn bệnh ung thư máu và đã được ghép tủy thành công - cô cũng chính là tác giả cuốn tự truyện "Như hoa hướng dương" (báo Người Đưa Tin đã từng đăng bài về cô gái nghị lực này). Những tâm sự rất thực, rất "đời" của Thuần đã mang lại những chia sẻ sâu sắc cũng như mang đến sự động viên, khích lệ lớn lao đối với những bệnh nhân đang điều trị tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương.

Vẫn với dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn với nước da có phần hồng hào hơn so với ngày mới xuất viện, cô gái "Như hoa hướng dương" đã truyền cảm hứng và nghị lực cho các bệnh nhân nhí. Từ lâu đã ngưỡng mộ chị Diệu Thuần khi nghe các bác sĩ kể về câu chuyện vượt lên bệnh tật để sống của chị nhưng bệnh nhân Th. chưa một lần được gặp Thuần. Lần này, khi nghe Diệu Thuần kể về những ngày tháng chống chọi với bạo bệnh, Th. thấy như được truyền thêm nghị lực.

Trở về giường bệnh với món quà Trung thu trong tay, Th. nức nở: "Ước gì em có được một bản lĩnh, nghị lực như chị Diệu Thuần. Em muốn trở về với bố mẹ và em trai, em muốn về nhà…". Bóng cô bé xiêu vẹo khuất dần cuối hành lang bệnh viện, tôi quay mặt đi, chợt thấy cay cay nơi sống mũi.

Hà Khê

Gói bảo hiểm 'ngắm trăng tròn trung thu'

Thứ 6, 30/08/2013 | 20:21
Người dân tại 41 thành phố ở Trung Quốc có thể mua gói bảo hiểm trung thu để đảm bảo cho việc ngắm trăng tròn. Nếu không thấy hình ảnh trăng tròn thì họ được nhận tiền bồi thường.

Quỷ dạ xoa, thây ma… đổ bộ ra đường đón Trung thu

Thứ 3, 17/09/2013 | 21:27
Những chiếc mặt nạ hình thù kinh dị, mòng vuốt của quỷ, rồi những bộ tóc giả lòe loẹt đủ màu, mặt quỷ... là món đồ được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho dịp Tết Trung thu sắp tới….

Trung thu này khám nha cho trẻ em vùng cao

Thứ 3, 17/09/2013 | 08:59
Ngày 14/9, tại trường tiểu học và trung học cơ sở Sán Sả Hồ (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) đã diễn ra chương trình Khám nha vì sức khỏe trẻ em dành cho hơn 500 trẻ em học sinh các khối mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tại địa phương.

Tết Trung thu của oan hồn thai nhi

Thứ 3, 17/09/2013 | 08:22
Để những oan hồn thai nhi được hưởng một Tết Trung thu như bao trẻ em cùng trang lứa, cứ đến rằm tháng tám, hàng ngàn ông bố bà mẹ đến chùa Từ Quang làm lễ cầu siêu.

Chùm ảnh: Phố Hàng Mã rực rỡ màu sắc Trung thu

Thứ 2, 16/09/2013 | 07:25
Những ngày cận Trung thu, trên phố Hàng Mã (Hà Nội) người dân đã nô nức kéo đến mua sắm, dạo phố. Hai bên đường rực rỡ màu sắc Trung thu.

Sự thật về bánh Trung thu chục triệu đồng

Thứ 6, 13/09/2013 | 19:13
Khách sạn Hà Nội vẫn 'chịu chơi' khi giữ vững vị trí là khách sạn có sản phẩm bánh Trung thu có mức giá kỷ lục, lên tới gần 12 triệu đồng/hộp. Bánh Trung thu Vương Kim Tri Ngộ là sản phẩm đắt nhất trên thị trường tính tới thời điểm này.

Những lựa chọn cho ngày Trung thu lý tưởng

Thứ 6, 13/09/2013 | 09:25
Đến Bảo tàng Dân tộc học để tự làm đèn ông sao, tham gia các trò chơi dân gian, đón một trung thu truyền thống hay đến lễ hội để thưởng thức các món ăn hấp dẫn của Trung thu – giới trẻ có rất nhiều sự lựa chọn.