Đối tượng nào cũng phải chấp hành lệnh nhập ngũ

Đối tượng nào cũng phải chấp hành lệnh nhập ngũ

Chủ nhật, 17/03/2013 | 08:02
0
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4 (bộ Quốc phòng), ĐBQH các khóa VIII, IX, X đã có những nhìn nhận và lời khuyên hết sức sâu sắc dành cho giới trẻ về vấn đề nhập ngũ.

Mục tiêu quân sự luôn là số 1

Thông tư 13 có quy định, các nam thanh niên trong độ tuổi từ 18-25 đã trúng tuyển đại học, cao đẳng hoặc đang chờ nhận giấy báo nhập học nhưng có giấy báo nhập ngũ thì phải ưu tiên nhập ngũ trước. Ông nhận định thế nào về quy định này?

Điểm này chiếu theo luật Nghĩa vụ quân sự thì hoàn toàn đúng. Và, nếu xét trong giai đoạn chiến tranh, khi mà Đảng và Nhà nước kêu gọi các sinh viên, học sinh tạm xếp bút nghiên lên đường chiến đấu thì nó hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc đang chờ nhập học mà vẫn phải nhập ngũ chắc chắn sẽ khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng.

Tôi không phản đối quy định trên của hai bộ. Tuy nhiên, tôi nghĩ, cũng cần có những xem xét thận trọng cho phù hợp hoàn cảnh. Nếu cần số lượng nhập ngũ lớn để tăng cường năng lực cho quân đội thì cứ chiếu theo luật mà làm. Còn chẳng hạn, trong điều kiện số lượng thanh niên đông mà diện nhập ngũ không nhiều thì có thể tạm hoãn cho các anh em sắp đi học để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập trước. Học xong, họ phải quay lại hoàn thành nghĩa vụ, thậm chí có thể khuyến khích họ trở thành sĩ quan quân đội có chuyên môn cao phục vụ cho quân đội.

Chúng ta đặt mục tiêu quân sự là số 1 nhưng cũng không nên xem nhẹ việc đào tạo tài năng, nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Vì thế, tôi nghĩ hai Bộ cần có những nghiên cứu sao cho hài hòa để cùng thực hiện được hai nhiệm vụ quan trọng này.

Xã hội - Đối tượng nào cũng phải chấp hành lệnh nhập ngũ
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.

Liên quan đến Thông tư này, có nội dung sẽ không có sưu ái miễn nhập ngũ cho nghệ sĩ trẻ. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Theo tôi, đã là công dân Việt Nam thì ai cũng bình đẳng và cũng phải thực hiện theo những gì luật đã quy định. Thiết nghĩ, các nghệ sĩ cũng cần tự giác thực hiện nhiệm vụ khi quân đội có lệnh. Những ca sĩ đang học tập tại các trường chuyên nghiệp thì có thể hoãn nhập ngũ theo quy định. Tuy nhiên, những ca sĩ nghiệp dư, thị trường mà không học ở đâu, nếu cố trốn tránh thì cần phải xử lý theo quy định.

Liệu rằng việc siết chặt quy định nhập ngũ, đặc biệt là với các nghệ sĩ trẻ, hoặc "sao", mà những người này thường có kinh tế mạnh, có dẫn đến tình trạng "chạy"  hồ sơ về sức khỏe, hoặc về học vấn để tìm cách trốn nghĩa vụ không, thưa ông?

Ngày nay, sống trong cảnh yên bình một số người chưa nhận thức được sự quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nguyên nhân chính là do sự giáo dục của gia đình. Một số phụ huynh không những không dạy cho con mình thấy sự thiêng liêng của nghĩa vụ tòng quân, mà còn dung túng cho con trốn tránh nhiệm vụ. Tôi dám chắc rằng, bố mẹ không bao che thì chẳng thanh niên nào dám trốn. Chính vì thế, việc tìm cách "trốn" nghĩa vụ trong thời gian qua, cũng dẫn đến lo ngại rằng, nhiều người sẽ cố "chạy" hồ sơ để có thể "né" được lệnh nhập ngũ.

Nếu quả thực có tình trạng này, chúng ta phải xử lý thật nghiêm những người vi phạm. Nếu người dân phát hiện những thanh niên đủ tiêu chuẩn nhưng không được gọi đi khám sức khỏe hoặc có dấu hiệu vi phạm, tiêu cực thì cần phản ánh ngay tới chính quyền địa phương. Nếu phát hiện cán bộ làm công tác tuyển chọn, khám sức khỏe ưu ái cho trường hợp nào thì báo với cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hoặc ban chỉ huy quân sự quận, huyện để xác minh, xử lý kịp thời.

Cần tạo sự gần gũi hơn nữa

Có ý kiến cho rằng, ở nước ta còn rất ít chương trình giới thiệu về môi trường trong quân ngũ, hoạt động sau khi nhập ngũ... Điều đó khiến các bạn trẻ còn xa lạ với môi trường này. Vậy, theo ông, nên có giải pháp nào để tạo sự thân thiện, gần gũi giữa các bạn trẻ với môi trường quân đội?

Bộ Quốc phòng, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội Cựu chiến binh và bộ GD&ĐT phải có trách nhiệm tuyên truyền lý tưởng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến với thanh niên. Đối với những thanh niên đang học tập trong trường học thì chúng ta giáo dục thông qua các giờ học quốc phòng. Đối với những thanh niên tự do thì hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cơ sở là những đơn vị tuyên truyền trực tiếp. Chỉ có như thế các anh em mới có tâm thế luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, cũng có thể tạo sự thân thiện với môi trường quân đội thông qua các chương trình truyền hình, các cuộc thi... Không cần phải đao to búa lớn, chúng ta có thể giáo dục lòng yêu nước, yêu quân đội bằng những hình ảnh, câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa trong thời chiến và cả thời bình.

Ngay sau khi Thông tư 13 được công bố, nhiều bạn trẻ tỏ ra băn khoăn về việc học tập hoặc công việc hiện tại. Trung tướng có lời nhắn nhủ gì đến những bạn trấy?

Đất nước mình vẫn còn rất nhiều vấn đề nóng bỏng. Quân sự bao giờ cũng là vấn đề cần chú trọng đầu tư. Mọi thanh niên không được coi đó là nghĩa vụ "phải thực hiện", mà nên xem đó là vinh dự của mỗi người. Tôi tin, với truyền thống yêu nước, chỉ cần được định hướng thì bất cứ thanh niên nào cũng sẵn sàng lên đường nhập ngũ và tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Trân trọng cảm ơn Trung tướng!     

Phạm Hạnh - Văn Chương

Ca sĩ, diễn viên cũng phải nhập ngũ

Thứ 2, 04/03/2013 | 08:35
Nam thanh niên đang là diễn viên, ca sĩ, người mẫu... nếu vẫn còn trong độ tuổi 18-25 và không theo học trường nào sẽ thuộc diện đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.

Clip Bộ trưởng Quốc phòng tiễn tân binh nhập ngũ

Thứ 2, 25/02/2013 | 17:28
Sáng nay, hàng trăm thanh niên Hà Nội đã tạm biệt bạn bè, người thân lên đường nhập ngũ. Những cái bắt tay bạn gái, ôm chia tay vợ, hôn tạm biệt con... khiến nhiều người xúc động.

Thú cưng cũng đi... nhập ngũ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Rất chuyên nghiệp và tuân thủ đúng luật lệ nghiêm khắc của quân đội đấy nhé!

Đỗ ĐH Ngoại thương sau khi rời quân ngũ

Thứ 4, 27/02/2013 | 09:55
Dành thời gian đọc sách sau giờ huấn luyện, thức khuya ôn bài khi tan ca gác, nhiều chiến sĩ đã thi đỗ đại học, là sinh viên giỏi giang và có công việc ổn định sau khi rời quân ngũ.