Tự chế siro chữa ho cho con, nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm

Tự chế siro chữa ho cho con, nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm

Thứ 6, 24/11/2017 | 06:30
0
Theo chuyên gia, không ít trẻ đã phải cấp cứu do bị ngộ độc thuốc Đông y chế biến từ dược liệu bẩn hoặc nhiễm bệnh mạn tính bởi những liều thuốc do chính tay cha mẹ.

Thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ dễ bị ho. Nhiều bà mẹ nhầm tưởng rằng, khi con bị ho, uống kháng sinh là khỏi.

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Kháng sinh chỉ có tác dụng với ho do vi khuẩn, còn ho do virus dùng kháng sinh không có tác dụng. Nghiên cứu từ Trung Quốc và Hà Lan còn cho thấy, nếu ho không cần dùng kháng sinh mà uống kháng sinh thì lâu khỏi hơn”.

Tư vấn - Tự chế siro chữa ho cho con, nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm

Ảnh minh họa: Internet.

Thống kê từ các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương, qua tiến hành xét nghiệm phân cho kết quả: 30% số trẻ phát hiện có vi khuẩn kháng kháng sinh, có nghĩa là loại kháng sinh trị bệnh đó đã bị vi khuẩn “vô hiệu hóa”. Điều này cho thấy một tình trạng đáng báo động về việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho trẻ nhỏ.

Nhiều phụ huynh ý thức được hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị ho cho trẻ nhỏ nên đã chuyển hướng sang dùng thuốc Đông y hay tự làm siro ho từ quất, mật ong, hoa hồng hấp đường phèn...

Không phủ nhận những tác dụng từ các bài thuốc dân gian, tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng chỉ ra rằng, có không ít trẻ đã phải cấp cứu do bị ngộ độc thuốc Đông y chế biến từ dược liệu bẩn hoặc nhiễm những bệnh mạn tính bởi những liều thuốc do chính tay cha mẹ làm.

Cũng theo bác sĩ Dũng, việc kê đơn cho bệnh nhi bị ho bằng các loại siro thảo dược được khuyến khích từ lâu, nhưng vẫn gặp khó khăn vì nỗi lo dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc. Hiện nay, thị trường thuốc Đông dược đang vàng thau lẫn lộn. Việt Nam đang có 85% dược liệu là nhập từ nước khác mà đa phần từ Trung Quốc. Những doanh nghiệp bỏ tiền vào lĩnh vực này cũng băn khoăn khi không rõ chất lượng thực sự của dược liệu nhập ngoại.

Theo nghiên cứu của viện Dược liệu, 90% thuốc Bắc trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc không có nhãn mác. Sau khi kiểm tra, chỉ riêng các cơ sở khám chữa bệnh Đông y của Nhà nước cho thấy, có đến 60% thuốc không bảo đảm chất lượng, trong đó 20% bị trộn lẫn rác, dược liệu giả. Thậm chí, trong thuốc có cả cát và xi măng.

Không chỉ dược liệu giả mới gây hại, nhiều loại dược liệu thật cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu nó không được kiểm soát tốt ngay từ giống, quá trình trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến…

Theo PGS. TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật, đại học Dược Hà Nội, dược liệu có các yếu tố gây hại từ việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại hoặc kim loại nặng… thì khi sử dụng lâu ngày, tích tụ trong người gây sẽ ra các vấn đề về sức khỏe dù có thể chữa được một loại bệnh nào đó. Như vậy là “lợi bất cập hại”.

Cũng theo TS. Ơn, thời gian gần đây xuất hiện thông tin về một số loại dược liệu nhập khẩu bị chiết bớt dược chất, thậm chí chỉ còn bã. Đây là vấn đề lớn và nhức nhối nhất khi chúng ta không kiểm soát được nguồn gốc vì giá lại quá rẻ. Khoảng chục năm trở lại đây, theo kinh nghiệm của thầy thuốc là phải tăng liều lên khoảng 3 lần thì mới có tác dụng như ngày xưa.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, cán bộ điều phối của dự án BioTrade (dự án do tổ chức phi chính phủ HELVETAS của Thụy Sỹ và liên minh châu Âu tài trợ) cho biết: Trên thị trường hiện có nhiều loại siro ho được làm từ những nguồn nguyên liệu với nguồn gốc khác nhau. Khi lựa chọn, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc chiết xuất sản phẩm… Phụ huynh có thể kiểm tra ngay những thông tin tiêu chuẩn chất lượng của thuốc được in trên bao bì theo tiêu chuẩn của bộ Y tế và WHO.

Ngân Giang

Nguy cơ ngộ độc từ thuốc... đông y

Thứ 4, 28/08/2013 | 19:57
Ông anh bạn uống thuốc đông y Trung Quốc "xịn" thế mà bị phù nề, mặt, tay chân nặng, ấn vào cứ phúng phính nước.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!