Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Hà Công Luân
Thứ 3, 09/11/2021 | 10:29
0
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải xác định mô hình, con đường để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp.

Ban Kinh tế Trung ương – cơ quan chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn Công nghiệp 4.0 sáng 9/11 đã tổ chức Hội thảo Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là 1 trong 10 Hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry Summit 4.0 với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số” tổ chức từ ngày 9/11 đến ngày 6/12, trong đó phiên toàn thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đồng chủ trì và phát biểu chỉ đạo. 

Kinh tế vĩ mô - Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Hội thảo “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức sáng 9/11.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Ban Kinh tế Trung ương một lần nữa khẳng định tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện về mọi mặt, trong đó có phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, chủ trương, đường lối về đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã được Việt Nam quan tâm, thực hiện xuyên suốt. 

Qua 35 năm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, Việt Nam đã có bước chuyển đổi sâu sắc. Từ một quốc gia kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, đến nay Việt Nam đã thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, vị thế trên trường quốc tế ngày càng cải thiện và được đánh giá cao. 

Tuy vậy, bài phát biểu của ông Nguyễn Đức Hiển cũng nhìn nhận quá trình CNH, HĐH đất nước còn chậm, năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp, việc tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.

Nguyên nhân được đưa ra là việc nhận thức về phát triển nhanh (rút ngắn) quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chưa đầy đủ. Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước... nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các đột phá chiến lược chưa có bứt phá. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển.

Kinh tế vĩ mô - Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Hình 2).

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Ban Kinh tế Trung ương.

“Thực tiễn 35 năm qua tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH cần phải tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn, đạt được các mục tiêu đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII. Triết lý phát triển và mô hình, chính sách CNH, HĐH cần được xác định rõ để phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới khi bối cảnh và điều kiện trong nước và quốc tế cho thực hiện CNH, HĐH trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã khác so với những giai đoạn trước”, Phó Ban Kinh tế Trung ương cho biết. 

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi căn bản tư duy về CNH, HĐH. Công nghệ sản xuất kỹ thuật số tiên tiến có thể thúc đẩy phát triển công nghiệp bao trùm và bền vững, cũng như đạt được những mục tiêu trong phát triển bền vững. Đồng thời, cuộc CMCN lần thứ tư cũng đã tạo những thay đổi lớn về tư duy và giải pháp phát triển những ngành, lĩnh vực khác thuộc nội hàm của CNH, HĐH như về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; về phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ; về phát triển dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao; về phát triển đô thị và kinh tế đô thị; vấn đề liên kết vùng trong phát triển kinh tế… 

Bên cạnh đó, bối cảnh tác động đến công nghiệp hóa nước ta trong giai đoạn mới còn chịu tác động của cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, thoả hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng, cùng với bối cảnh hậu Covid-19, nhiều nước đã và đang điều chỉnh các chiến lược theo hướng tăng cường tự chủ kinh tế. Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. 

“Như vậy, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần nhận diện được bối cảnh và các xu thế lớn của CNH, HĐH trong thời đại ngày nay để có những tư duy và tiếp cận mới về CNH, HĐH. Có nhiều vấn đề lớn đặt ra như: việc phục hồi kinh tế sau đại dịch; yêu cầu bảo đảm độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế; về xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh; cách thức để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực cũng phải thay đổi khi Việt Nam tham gia các FTA cũng như việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam nếu chúng ta quyết tâm đổi mới tư duy và xây dựng được chiến lược phát triển rút ngắn phù hợp.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn (hiện đứng thứ 21 trên thế giới và đứng thứ 2 trong ASEAN). Từ đó đặt ra yêu cầu và đòi hỏi trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước phải gắn với tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 vừa qua”, ông Nguyễn Đức Hiển nhìn nhận.

Kinh tế tháng 10 đã khởi sắc hơn tháng 9

Thứ 7, 06/11/2021 | 18:17
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Chương trình phục hồi kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Hải Phòng gấp gần 6 lần bình quân chung cả nước

Thứ 5, 04/11/2021 | 18:00
Trải qua 10 tháng năm 2021, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng vẫn gấp 5,8 lần bình quân chung cả nước.

Sản xuất công nghiệp dần phục hồi nhờ mở cửa nền kinh tế

Thứ 4, 03/11/2021 | 16:10
Trong tháng 10, hoạt động sản xuất công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là Tp.HCM và các tỉnh phía Nam sau khoảng thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.
     
Nổi bật trong ngày

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.