Tử vong sau tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Tử vong sau tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Thứ 5, 30/05/2013 | 16:16
0
Ngày 28/5, BS Nguyễn Hoài Nam, trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TPHCM cho biết, Sở này vừa thành lập hội đồng chuyên môn và dự kiến họp vào sáng 31/5 để xem xét ca tử vong sau khi tiêm vắc-xin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung (HPV).

Cũng theo BS Nguyễn Hoài Nam, Sở Y tế vừa thành lập hội đồng chuyên môn vì kết quả xét nghiệm tử thi của Công an Q.Tân Bình vẫn chưa rõ ràng.

Trước đó, chị Đặng Kim Chi (18 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp; tạm trú tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã tử vong sau khi tiêm ngừa tại Trung tâm Y tế dự phòng Q.9, TP.HCM. Bà Trần Thị Hồng - mẹ nạn nhân - cho biết: “Ngày 6/4/2013, sau khi đi tiêm ngừa về đến nhà được 10 phút thì Chi than mệt và đi ngủ. Đến 16g cùng ngày, gia đình phát hiện cháu bất tỉnh trong phòng tắm, tím tái nên đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Mỹ Đức, Q.Tân Bình, TP.HCM”. Bệnh viện Mỹ Đức ghi nhận, bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện. Dù đã được đặt nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực và truyền dịch, tiêm thuốc Adrenalin giải độc, nhưng đến 17g20 ngày 6/4, bệnh nhân đã tử vong.

Xã hội - Tử vong sau tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Biên bản khám nghiệm tử thi kết luận bệnh nhân tử vong do phù phổi cấp

BS Lê Thành Thyn, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Q.9, cho biết: Bệnh nhân đã tiêm vắc-xin Cervarix ngừa bệnh ung thư cổ tử cung tại phòng tiêm chủng dịch vụ của Trung tâm. Trước đó, vào ngày 6/3/2013, bệnh nhân được tiêm mũi thứ nhất cũng là loại vắc-xin Cervarix của hãng GlaxoSmithKline (GSK) số lô: AHBVA 173 AL, hạn dùng đến tháng 8/2015. Bệnh nhân chích mũi thứ hai vào lúc 9g ngày 6/4/2013, cũng là loại vắc-xin Cervarix của hãng GSK, có số lô AHBVA 173AE (khác với lô đầu tiên), hạn dùng đến tháng 8/2015. Lô vắc-xin này do Công ty Hoàng Đức cung cấp.

Trước khi tiêm ngừa, bệnh nhân đã được bác sĩ của trung tâm khám và không thấy có những dấu hiệu bất thường. Sau khi tiêm, nhân viên y tế đã hướng dẫn chị Chi ở lại để theo dõi 30 phút và dặn dò theo dõi tại nhà 24 giờ. Nếu có biểu hiện gì bất thường thì đến bệnh viện, cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Hiện trung tâm có đầy đủ dụng cụ bảo quản vắc-xin như: tủ lạnh, phích vắc-xin, nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, bảng theo dõi nhiệt độ. “Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận báo cáo phản ứng sau tiêm, chứ từ trước tới nay Trung tâm Y tế dự phòng Q.9 chưa ghi nhận thêm trường hợp nào xảy ra phản ứng sau tiêm chủng liên quan đến lô vắc-xin nêu trên”, BS Lê Thành Thyn cho biết.

Kết luận sơ bộ của Công an Q.Tân Bình sau khi khám nghiệm tử thi cho thấy bệnh nhân tử vong do phù phổi cấp.

Ngay khi nhận được thông tin trên, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đề nghị giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẩn trương xác minh, tổ chức điều tra nguyên nhân và thành lập hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế theo đúng quy định.

Theo Người lao động

Nhiều sai phạm trong vụ tiêm vắc xin hết hạn

Thứ 5, 30/05/2013 | 09:14
Sở Y tế Phú Yên ngày 29/5 đã báo cáo UBND tỉnh này về kết luận ban đầu vụ tiêm chủng ngừa vắc xin hết hạn sử dụng xảy ra tại Trung tâm Y tế TP Tuy Hòa.

Thấy gì qua vụ y tá 'ăn bớt' vắc-xin?

Thứ 4, 15/05/2013 | 07:40
Sau khi nhân viên tại trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội bị phát hiện "ăn bớt" vắc-xin Pentaxim (vắc- xin 5 trong1 loại vô bào- PV) khi tiêm cho trẻ, nhiều bậc phụ huynh trở nên hoang mang lo lắng, liệu con mình có bị nguy hiểm khi tiêm lượng vắc- xin không đủ hàm lượng?

Nước nghèo được giảm chi phí vắc xin chống ung thư tử cung

Thứ 7, 11/05/2013 | 09:08
Hai hãng sản xuất vắc-xin chống ung thư cổ tử cung hàng đầu thế giới tuyên bố họ sẽ cắt giảm giá vắc-xin cho các nước nghèo nhất thế giới xuống còn dưới 5 đô la Mỹ cho mỗi liều. Nhờ đó, hàng triệu cô gái trên thế giới có thể được bảo vệ để chống lại một trong những căn bệnh ung thư chính gây chết người hiện nay.

Nguyên nhân Hàn Quốc không sử dụng vắc xin '5 trong 1'

Thứ 6, 10/05/2013 | 08:57
Quinvaxem rất rẻ trong khi giá của vắc xin "5 trong 1" tương tự nhưng có thành phần ho gà vô bào, tinh khiết hơn giá bán lẻ lên đến 550.000 đồng/liều, cao hơn Quinvaxem hơn chục lần. Chính vì thế mà nhiều người cho rằng: Vì Việt Nam nghèo nên "liệu cơm gắp mắm", chọn loại rẻ nhưng ẩn chứa nhiều nguy hiểm?!