Từng bị đám ma cô trấn tiền và đánh thập tử nhất sinh

Từng bị đám ma cô trấn tiền và đánh thập tử nhất sinh

Chủ nhật, 17/03/2013 | 12:01
0
Nếu không nhờ gia đình và những người bạn tốt bụng nỗ lực tìm kiếm thì có lẽ giờ này, anh Hiệu vẫn phải sống cảnh lang thang, hứng chịu nhiều rủi ro từ cuộc sống nơi đầu đường xó chợ.

Trong quá trình gặp gỡ, thu thập thông tin để viết về cuộc đoàn tụ đầy cảm động này, PV đã phát hiện một chi tiết vô cùng bất ngờ là anh Nguyễn Khánh Linh, người đã giúp Hiệu tìm được gia đình không chỉ là một đồng nghiệp mà còn là một bạn học từ thời cấp 3 với tác giả tại trường PTTH chuyên Thái Bình. Anh Linh kể, vào khoảng cuối năm 2011, anh vô tình gặp  Đồng Thế Hiệu tại một quán nước vỉa hè ở vườn hoa Lê Quí Đôn (TP. Thái Bình) trong một ngày mưa phùn, rét cắt da cắt thịt. Vừa gọi một cốc trà nóng, chưa kịp uống thì anh Linh thấy một thanh niên (mãi đến tận bây giờ anh mới biết mọi người ở đó đều gọi Hiệu là "thằng câm"), đang co ro trong một chiếc áo mỏng, ngồi thu lu nơi gốc cây gần đấy, chờ ông già bán quán sai bảo để kiếm miếng ăn qua ngày. "Thằng câm" trông mặt mày đen nhẻm, áo quần bẩn thỉu, chân đi đôi dép lê cọc cạch, đầu bù tóc rối... Trên tay Hiệu lúc đó cầm một chiếc rá nhựa cũng cáu bẩn như chủ nhân của nó vậy.

Tuy vậy, điều đặc biệt khiến anh Linh không thể không chú ý đến chàng thanh niên lang thang này đó là đôi mắt sáng, thi thoảng lại nhìn buồn vời vợi. Vừa uống nước, anh vừa quan sát, "thằng câm" ú ớ "nói chuyện" với ông già bán quán. Thấy anh Linh chăm chú quan sát, ông già bán quán tên Thịnh, ngoài 70 tuổi, nhanh nhảu góp chuyện: "Nó vừa câm vừa điếc, lang thang xin ăn ở đây khá lâu rồi. Tôi cũng chẳng biết chính xác gia đình, quê quán nó ở đâu nhưng tôi đoán có lẽ ở mạn Xuân Trường (Nam Định) gì đấy (?).

Hàng ngày, nó lang thang xin ăn, ai sai gì làm nấy để lấy tiền công. Tối đến, nó chui vào góc khuất, gần cái "chuồng" trước đây dùng để nhốt thú bây giờ là nơi tụ tập của dân nghiện và đám gái mại dâm tại vườn hoa Lê Quý Đôn để ngủ. Mùa đông cũng như mùa hè, thường nó chỉ quanh quẩn ở phạm vi cái vườn hoa này, nhưng lâu lâu lại "biến mất" trong một thời gian ngắn. Theo như những gì nó "nói", tôi đoán có lẽ nó bị lạc gia đình. Lang thang ở đây nhưng nó rất ngoan, không ăn cắp ăn trộm cái gì của ai bao giờ. Ngoài xin ăn, nó còn làm những việc vặt do người ta thuê một cách rất chu đáo. Chính vì thế, những người đánh cờ, đi tập thể dục và uống nước ở đây ai cũng quí. Thỉnh thoảng họ vẫn cho nó tiền...".

Sau cuộc gặp gỡ tình cờ như là định mệnh ấy, ròng rã suốt quãng thời gian dài, cứ vài ba ngày anh Linh lại tranh thủ ghé quán ông Thịnh uống nước, trò chuyện, mục đích tìm hiểu về cuộc sống và xem có thể lần ra manh mối gì về gia đình, quê hương bản quán của "thằng câm". Cũng trong thời gian này, anh Linh và "thằng câm" trở nên thân thiết hơn. Tuy vậy, do Hiệu không thể giao tiếp nên mọi thông tin về anh vẫn chỉ là một con số không tròn trĩnh. Có một thời gian, anh Linh tỏ ra chán nản và muốn buông xuôi.

Thế rồi "thằng câm" bị đánh. Thời điểm đó là vào khoảng tháng 6/2012. Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ trên đường đi làm, anh Linh ghé quán ông Thịnh uống nước chè. Ông già bán quán "thông báo" một tin "nghiêm trọng": "Thằng câm" bị lũ nghiện lột hết tiền và còn bị đám "đầu trâu mặt ngựa" này đánh cho một trận thừa sống thiếu chết, đang phải nằm "dưỡng thương" một chỗ. Nhà báo vào đấy xem sao!".

Ngay lập tức, anh Linh và một vài thanh niên ngồi đánh cờ ngay cạnh đó lần mò, vạch đám cây cỏ rậm rạp tìm lối vào nơi "thằng câm" đang nằm. "Mỗi bước chân tôi đều cảm thấy ghê ghê, bởi phía dưới là vô số những bơm kim tiêm vẫn còn dính máu do đám con nghiện bỏ lại. Hình ảnh "thằng câm" nằm còng queo, rên hừ hừ ở một góc cạnh nhà vệ sinh không người thân, không một viên thuốc, không một xu dính túi khiến chúng tôi ứa nước mắt. Chẳng ai bảo ai, người chạy đi mua cháo, người chạy đi mua thuốc giúp chàng thanh niên tội nghiệp này. Trong phút chốc, tôi thấy "thằng câm" hai mắt ầng ậng nước, tiếng khóc phát ra hức hức nơi cổ họng", anh Linh vẫn còn cảm động khi kể lại câu chuyện này.

 Sau khi chứng kiến cảnh Hiệu bị đánh đập, nằm thui thủi một mình, càng thôi thúc anh Linh và những người bạn quyết tâm tìm bằng được gia đình cho Hiệu. Có lần, Hiệu nhờ anh Linh chở về bến phà Sa Cao (huyện Vũ Thư, Thái Bình, phía bên kia là huyện Xuân Trường, Nam Định) khiến anh Linh nghĩ  Hiệu quê ở Nam Định. Vì thế, anh đã mất nhiều ngày dò hỏi thông tin ở Xuân Trường nhưng không thu được kết quả. Và rồi, mới đây, anh Linh nghe mấy người ở quán nước bảo có một người đàn ông ở bên Hải Dương đang tìm kiếm đứa cháu bị câm điếc bẩm sinh nên anh đã gọi điện sang Hải Dương đã để

Dành dụm tiền mong tìm được đường về nhà

Ông Thịnh cho biết, tuy không nói ra nhưng ông là người biết rất rõ, sau những ngày đi xin ăn, làm thuê làm mướn "thằng câm" cũng dành dụm được ít tiền để hy vọng có ngày sẽ nhớ lại và tìm được đường về với gia đình, người thân. "Tuy không nhiều nhưng “thằng câm” cũng dành dụm được mấy trăm ngàn gì đó. Đối với nó, đó là cả một gia tài rồi! Vì thế, lúc nào nó cũng cất cẩn thận, khâu tận phía bên trong quần. Vậy mà cái đám "đầu trâu mặt ngựa" kia, cái lũ nghiện ngập, suốt ngày lang thang ở vườn hoa này lại nỡ ra tay với một đứa bất hạnh đủ đường như nó…", ông Thịnh bức xúc.    

 Minh Lý

Tìm 'tên tuổi' cho 6.000 đồng đội Trung đoàn Tu Vũ anh hùng

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:40
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng ký ức về những năm tháng hoa lửa vẫn chưa một lần phai nhạt trong tâm thức những người lính năm nào. Đâu đó trên khắp đất Việt thân yêu, hình ảnh những cựu binh lăn lộn nơi núi cao vực thẳm tìm "tên tuổi" cho đồng đội vẫn tạc vào sử sách biểu tượng cao đẹp của người lính cụ Hồ. Đối với Trung đoàn 88 anh hùng, gần 30 năm nay, một cựu binh tuổi ngoại bát tuần vẫn lặng lẽ vào Nam ra Bắc, đi khắp các chiến trường để tìm lại danh sách những đồng đội đã hi sinh trong trận chiến thần thánh của dân tộc. Đó chính là ông Ong Thế Huệ, nguyên Chính ủy Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 lừng danh.

Anh em đoàn tụ sau 70 năm "bặt vô âm tín"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Sau khi thoát khỏi "địa ngục trần gian", sống sót qua lò sát sinh kinh hoàng của phát xít Đức, hai anh em người Ba Lan đã cố gắng tìm kiếm tung tích của nhau nhưng đều vô vọng. Tuy nhiên, sau hơn 70 năm "bặt vô âm tín", họ đã tìm được nhau qua thông tin đọc được trên một cuốn hồi ký.

Cô gái bị xăm quái vật về đoàn tụ gia đình đón Tết

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Cuối tuần này, cô gái bị xăm quái vật Nguyễn Thị G. (SN 1991, quê ở xã Nghi Diên Nghi Lộc Nghệ An) sẽ về quê đoàn tụ, đón Tết cùng gia đình.

Đòn phản công vào ’tử huyệt’ của hải quân địch

Thứ 7, 02/03/2013 | 15:54
Tấn công vào một mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch… thì mục tiêu đó được coi là “tử huyệt”.