Tương lai nào cho Khối thịnh vượng chung thời hậu nữ hoàng Elizabeth II?

Tương lai nào cho Khối thịnh vượng chung thời hậu nữ hoàng Elizabeth II?

Thứ 7, 10/09/2022 | 17:49
0
Một trong những lý do mà Khối thịnh vượng chung vẫn tồn tại đến giờ là tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ dành cho Nữ hoàng Elizabeth II.

Nữ hoàng Elizabeth II qua đời đánh dấu sự khởi đầu triều đại của Vua Charles III. Đây là giai đoạn tế nhị và chắc chắn cũng sẽ là khởi đầu cho những đổi thay đổi mạnh mẽ hơn trong Khối thịnh vượng chung (The Commonwealth), vốn vẫn coi Quốc vương là Nguyên thủ Quốc gia.

Một trong những lý do mà Khối thịnh vượng chung vẫn tồn tại đến giờ là tình cảm dành cho Nữ hoàng Elizabeth II. Cùng với sự ra đi mãi mãi của bà, tương lai của khối này trở nên bất định.

Khối thịnh vượng chung vốn là một nhóm gồm 56 quốc gia thành viên, phần lớn trong số đó là thuộc địa cũ của Anh, chủ yếu ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ và Thái Bình Dương. Ba quốc gia châu Âu là một phần của Khối thịnh vượng chung gồm Síp, Malta, và tất nhiên là chính bản thân Vương quốc Anh.

Theo dòng chảy thời gian, 36 quốc gia đã trở thành các nền Cộng hòa, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Năm nước còn lại - Brunei Darussalam, Lesotho, Malaysia, Eswatini (trước đây là Swaziland) và Tonga - có Quốc vương của riêng họ.

Tính đến ngày 8/9/2022 - ngày Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, Quốc vương vẫn là Nguyên thủ Quốc gia của 15 quốc gia trong Khối thịnh vượng chung, bao gồm cả Vương quốc Anh, gọi là “Vương quốc Thịnh vượng chung” (Commonwealth realm).

14 Vương quốc Thịnh vượng chung còn lại bao gồm Australia, Canada, New Zealand, Antigua và Barbuda, Bahamas, Belize, Grenada, Jamaica, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Quần đảo Solomon và Tuvalu.

Thế giới - Tương lai nào cho Khối thịnh vượng chung thời hậu nữ hoàng Elizabeth II?

Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh được người dân ở Canberra chào đón trong chuyến công du đầu tiên đến Australia năm 1954. Ảnh: ABC News

Rục rịch ly khai

Sau sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II - vị quân chủ được yêu mến, nhiều câu hỏi được đặt ra về việc quốc gia nào trong số các Vương quốc Thịnh vượng chung sẽ quyết cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Hoàng gia Anh và tiến lên nền Cộng hòa của riêng họ.

“Ngày càng có nhiều dấu hiệu bất mãn trong Khối thịnh vượng chung nơi Nữ vương/Quốc vương là Nguyên thủ Quốc gia”, nhà sử học Alastair Bellany của Đại học Rutgers (Mỹ) nói với tờ Rutgers Today. “Nếu không có tình cảm và sự ngưỡng mộ cá nhân dành cho Nữ hoàng Elizabeth II, bao nhiêu quốc gia trong số này bây giờ sẽ chọn tách mình khỏi chế độ quân chủ và trở thành các nước Cộng hòa”?

Thậm chí, ngay cả trước khi Nữ hoàng qua đời, một số quốc gia, bao gồm Jamaica, Belize và Bahamas, đã lên kế hoạch từ bỏ chế độ quân chủ.

Trong chuyến công du của Hoàng gia tới vùng biển Caribe hồi tháng 3, Thủ tướng Jamaica Andrew Holness đã gợi ý với Hoàng tử William và Công nương Kate, rằng đất nước ông đang “tiến lên” và có ý định “thực hiện tham vọng và vận mệnh thực sự của chúng tôi với tư cách là một quốc gia độc lập, phát triển và thịnh vượng”.

Hoàng tử William, nay đã trở thành người đứng đầu hàng kế vị ngai vàng, cũng nói với đám đông trong chuyến dừng chân ở Bahamas rằng Hoàng gia sẽ ủng hộ bất kỳ quyết định nào mà đảo quốc này đưa ra về việc từ bỏ chế độ quân chủ.

Ở Belize - nơi chuyến thăm của Hoàng gia Anh có vẻ không được hoan nghênh lắm, Bộ trưởng Cải cách Hiến pháp và Chính trị của đảo quốc Caribe, Henry Charles Usher, đã nói với Quốc hội nước ông: “Có lẽ đã đến lúc Belize phải thực hiện bước tiếp theo trong việc thực sự sở hữu nền độc lập của chúng ta. Nhưng đó là vấn đề mà người dân Belize phải quyết định”.

Thế giới - Tương lai nào cho Khối thịnh vượng chung thời hậu nữ hoàng Elizabeth II? (Hình 2).

Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Hoàng thân Philip năm 2011. Ảnh: AP

Thế giới - Tương lai nào cho Khối thịnh vượng chung thời hậu nữ hoàng Elizabeth II? (Hình 3).

Nữ hoàng Anh Elizabeth II kỷ niệm 70 năm trị vì vào tháng 6/2022. Ảnh: NBC News

Australia đã có một số cuộc tranh luận về vấn đề này, và lần cuối cùng nước này tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cân nhắc việc trở thành một nước cộng hòa vào năm 1999. Vào thời điểm đó, 54,9% người Australia đã bỏ phiếu ủng hộ Nữ hoàng tiếp tục làm Nguyên thủ Quốc gia của họ.

Tuy nhiên, “xứ sở Kangaroo” đã chứng kiến một nỗ lực mới về ly khai Hoàng gia Anh sau khi ông Anthony Albanese nhậm chức Thủ tướng hồi tháng 5. Là một người ủng hộ nền cộng hòa, Thủ tướng Albanese đã đề cử một chức vụ mới, gọi là “Trợ lý cho các vấn đề của nền Cộng hòa”.

Đã đến lúc tàn canh?

Thực ra, dấu chân của chế độ quân chủ đã bị thu hẹp đáng kể từ khi Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi cách đây 70 năm.

Ngay trong thời gian Nữ hoàng trị vì, 17 quốc gia đã chọn Tổng thống làm Nguyên thủ Quốc gia của họ thay thế bà.

Tổng cộng, Nữ hoàng Elizabeth II đã là Nguyên thủ của 32 quốc gia khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau.

Gần đây nhất, tháng 11/2021, Barbados đã rời bỏ chế độ quân chủ sau 30 năm dưới quyền trị vì của Nữ hoàng Elizabeth.

Trước đó, Mauritius trở thành một nước Cộng hòa vào năm 1992, còn Fiji ly khai Hoàng gia Anh vào năm 1987.

Nguyên thủ Quốc gia trong chế độ quân chủ chỉ thực hiện quyền hành theo nghi lễ, có nghĩa là về cơ bản họ không nắm giữ quyền lực chính thức thực sự.

Nếu bất kỳ quốc gia nào trong số 15 quốc gia còn lại quyết định thay thế Vua Charles III bằng Nguyên thủ Quốc gia của riêng họ, họ vẫn có thể vẫn là một phần của Khối thịnh vượng chung vốn gồm 56 quốc gia, một hiệp hội tự nguyện của các quốc gia có từ thời Đế chế Anh.

Mục tiêu của Khối thịnh vượng chung là giúp các quốc gia “hợp tác cùng nhau để theo đuổi các mục tiêu chung nhằm thúc đẩy phát triển, dân chủ và hòa bình”, theo trang web của khối.

Barbados, Mauritius và Fiji nằm trong số các quốc gia hiện là nước Cộng hòa nhưng vẫn được kết nối với Khối thịnh vượng chung.

Thế giới - Tương lai nào cho Khối thịnh vượng chung thời hậu nữ hoàng Elizabeth II? (Hình 4).

Vua Charles III bắt tay người dân bên ngoài Cung điện Buckingham, hôm 9/9/2022, một ngày sau khi Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân chủ trị vì lâu nhất của Anh, qua đời. Ảnh: WSJ

Ông Bellany, nhà sử học tại Đại học Rutgers, dự đoán cũng có thể có một “tính toán chính trị” trong chính Vương quốc Anh khi Vua Charles III đăng quang.

“Chế độ quân chủ hiện đại là một biểu tượng quốc gia, mặc dù không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác những thực tế phức tạp hơn của quốc gia”, ông nói.

Nhà sử học đặt ra câu hỏi rằng vào thời điểm khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc ở Anh, liệu việc “làm mới” sự chú ý vào chế độ quân chủ có giúp làm phân tâm hoặc chệch hướng công chúng khỏi các vấn đề thực tại, hay liệu bản thân chế độ quân chủ có đang tự cảm thấy mình như một “chủ nghĩa lạc hậu chói tai”?

Minh Đức (Theo New York Post, Indian Express)

Nữ hoàng Anh Elizabeth II và 6 kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”

Thứ 6, 09/09/2022 | 19:08
Trước khi qua đời, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã lập nên những kỷ lục mà có lẽ không một vị quân vương nào của nước Anh có thể vượt qua được sau này.

Thế giới tưởng niệm Nữ hoàng Elizabeth II – Pháo đài của sự ổn định

Thứ 6, 09/09/2022 | 11:39
Toàn thể nước Anh và nhân loại đều tiếc thương trước sự ra đi của vị quân chủ trị vì lâu nhất lịch sử Vương quốc Anh.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II từ trần

Thứ 6, 09/09/2022 | 01:38
Cung điện Buckingham thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã qua đời tại lâu đài Balmoral ở Scotland ngày 8/9, hưởng thọ 96 tuổi.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Romania tìm thấy mảnh vỡ UAV trên sông Danube gần biên giới Ukraine

Thứ 6, 29/03/2024 | 22:00
Nga thường xuyên tấn công các cảng của Ukraine ở khu vực phía Tây Nam, gần biên giới với Romania, một quốc gia thành viên NATO.

Tuyên bố bất ngờ của Lầu Năm Góc về nguy cơ leo thang ở Ukraine

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:11
Bình luận của Tướng CQ Brown được đưa ra khi ông đề cập đến khả năng chuyển giao tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS từ Mỹ cho Ukraine.

Tổng thống Nga Putin vừa trấn an vừa cảnh báo NATO

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:47
Bản ghi lại cuộc trò chuyện của ông Putin với các phi công Nga đã được Điện Kremlin công bố và được truyền thông nhà nước đăng tải.

Tổng thống Ukraine đích thân thúc ép Chủ tịch Hạ viện Mỹ về viện trợ

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:37
Ông Zelensky nói chuyện với ông Johnson trong bối cảnh viện trợ cho Ukraine gây chia rẽ Đảng Cộng hòa và đe dọa đẩy Hạ viện Mỹ vào tình trạng hỗn loạn một lần nữa.

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.
     
Nổi bật trong ngày

Nơi đáng sợ nhất hành tinh, hơn cả tam giác quỷ Bermuda

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:01
Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào,  Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda. 

Vụ tai nạn tại Nam Phi: Chỉ duy nhất bé gái 8 tuổi sống sót

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:36
Vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng khiến 45/46 người thiệt mạng tại Nam Phi. Người sống sót duy nhất là một đứa trẻ 8 tuổi.

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.