Tỷ phú chứng khoán Việt: Người thăng hạng, kẻ bấp bênh... 'phập phù'

Tỷ phú chứng khoán Việt: Người thăng hạng, kẻ bấp bênh... 'phập phù'

Thứ 4, 07/08/2013 | 10:50
0
Theo nhận định của các chuyên gia, trong khi các tỷ phú trên thế giới vẫn đang làm ăn rất tốt, thì những người giàu nhất Việt Nam lại phải chứng kiến cảnh tài sản suy giảm rất nhiều trong các năm vừa qua. Nền kinh tế khó khăn, nên việc ghi nhận thêm những tỷ phú đô-la mới quả thực rất khó khăn cho dù trước đây đã có nhiều gương mặt rất tiềm năng…

Tỷ phú Việt và cuộc đua thăng hạng

Trái ngược với sự ổn định của top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán các năm trước đây, trong những tháng đầu năm 2013 danh sách những người giàu nhất này bị đảo lộn liên tục. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, những biến động trên thị trường chứng khoán đã khiến nhiều người kiếm đậm và thăng hạng, trong khi không ít người vơi túi bị tụt hạng, rớt khỏi top dẫn đầu.

Nhìn vào tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng- chủ tịch Tập đoàn Vingroup và sự gia tăng vị thế của cổ phiếu VIC có thể thấy, vị doanh nhân này đang giữ rất vững vị trí dẫn đầu của mình với gần 18.000 tỷ đồng giá trị tài sản quy theo cổ phiếu (tháng 6/2013). Bí mật thành công của ông Vượng là tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ - những người mong muốn có cuộc sống tốt hơn so với thế hệ trước. Vì thế, ông không chỉ xây những khu nhà, biệt thự mà còn kèm với đó là cả bệnh viện, văn phòng, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ.

Bất động sản - Tỷ phú chứng khoán Việt: Người thăng hạng, kẻ bấp bênh... 'phập phù'

Top 10 tỷ phú Việt trên sàn chứng khoán bị xáo trộn liên tục

Hiện, Vingroup mà ông Vượng nắm phần lớn cổ phần có một danh mục đầu tư với 31 dự án bất động sản khắp cả nước, trong đó 12 dự án đã được hoàn thành, 3 dự án đang được xây dựng và phần còn lại đang trong giai đoạn quy hoạch.

Tài sản của ông Vượng lớn hơn rất nhiều so với người đứng vị trí kế tiếp là ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức)- người hiện đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu trị giá khoảng 6.400 tỷ đồng. Theo nhận định của các chuyên gia, cho dù bầu Đức có tầm nhìn dài hạn, có những bước đi mang tầm quốc tế nhưng lại đang khó khăn về dòng tiền cho các đại dự án quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng ở nhiều nước trong khu vực. Doanh thu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức gần đây rất thấp và nguồn thu lớn trong tương lai từ cao su, BĐS Myanmar cũng khá chấp chới.

Ở các vị trí tiếp theo là ông Trần Đình Long- chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cùng nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. Tính tới cuối phiên giao dịch ngày 1/8, ông Trần Đình Long lại rơi về vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

Được biết, ông chủ Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ và đại gia Thủy sản Hùng Vương Dương Ngọc Minh đã bất ngờ gia nhập top 10 người giàu nhất thị trường nhờ những biến động mạnh trên thị trường này.

Cuộc đua thăng hạng (thậm chí là trụ hạng-PV) của các tỷ phú cho thấy, không chỉ nắm giữ khối tài sản "khủng", họ phải có tầm nhìn dài hạn và cách điều hành mở, gắn với thị trường. Bởi thực tế, cuộc so găng trụ hạng của các tỷ phú cũng thật khốc liệt. Nhìn vào bảng xếp hạng, giới đầu tư cũng phải "giật mình thon thót" khi chứng kiến đại gia bất động sản Nguyễn Văn Đạt (chủ tịch Phát Đạt) và chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải rớt khỏi top này do giá trị tài sản giảm tương ứng 500 và 650 tỷ đồng.

Trước đó, giới đầu tư khá kỳ vọng vào hai đại gia tên tuổi lừng danh Đặng Thành Tâm (người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2007) và Đặng Văn Thành. Tuy nhiên, hai ba năm gần đây, hai doanh nhân này đã duy trì hoạt động, sản xuất, kinh doanh không thực sự tốt. Với nhiều khoản nợ trên vai, giá một loạt cổ phiếu của ông Tâm như KBC, SGT, ITA đã tụt giảm. Trong khi đó, ông Thành lại rút khỏi ngân hàng Sacombank và tài sản xé lẻ cho nhiều người con của mình. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp của ông Thành lại chưa lên sàn chứng khoán, do vậy không được tính khi xếp hạng.

Bất động sản - Tỷ phú chứng khoán Việt: Người thăng hạng, kẻ bấp bênh... 'phập phù' (Hình 2).

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Tập đoàn Vingroup vừa được tạp chí Forbes xếp hạng trong danh sách tỷ phú thế giới

Phập phù theo biến động thị trường

Theo nhận định của TS. Lê Đăng Doanh, những tỷ phú Việt hầu hết đều có xuất phát điểm đi lên từ bất động sản và ngân hàng. Điều này lý giải tại sao các đại gia Việt luôn phập phù theo biến động của ngành ngân hàng và bất động sản mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Trên thực tế, không ít đại gia bất động sản đã trắng tay hoặc chí ít cũng vơi đi vài nghìn tỷ đồng vì thị trường bất động sản đóng băng hoặc ngân hàng siết nợ. Việc tìm ra giải pháp cho vấn đề ổn định và tăng trưởng bền vững của tỷ phú đang là bài toán khó hiện nay.

"Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có những người dại mới đi làm công nghệ, còn những ai khôn, sẽ đi mua đất, để đấy chớp thời "sóng" lên và dễ dàng thành đại gia sau một đêm?! Điều này hoàn toàn trái với những tỷ phú của thế giới", TS. Doanh nói.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết, ở Mỹ các tỷ phú xuất phát từ ngành công nghệ là chủ yếu, ở Việt Nam thì các tỷ phú lại chủ yếu ở ngành ngân hàng và bất động sản (thời gian tại vị trên bảng xếp hạng cũng không ổn định-PV). Ví dụ như ông Đặng Thành Tâm, năm 2007 là người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng đến nay đã rớt xuống vị trí thứ 11.

Sự giống nhau của các tỷ phú ở Việt Nam và thế giới đều xếp hạng dựa theo khả năng về tài chính, khả năng kiểm soát vốn của họ (cả về tài chính và bất động sản-PV). Động sản và bất động sản, đặc biệt là giá trị chính của tài sản được tính trên sàn chứng khoán. Nó là một tiêu chí chung của thế giới chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Do vậy mà tài sản tuyệt đối của họ cũng lên xuống theo giá chứng khoán- có thể lên rất nhanh và xuống cũng rất nhanh! Điều đáng nói, các thứ hạng này dựa trên những công bố và những tiêu chí tuỳ theo từng điều kiện. Ví dụ như Forbes (tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ chuyên xếp hạng những doanh nhân giàu có trên thế giới) và Việt Nam xếp theo các tiêu chí khác nhau chứ không phải cùng một tiêu chí. Bởi vì, tài sản của các tỷ phú Việt Nam không hoàn toàn minh bạch!.

Điểm khác biệt của tỷ phú Việt Nam và tỷ phú các nước phát triển trên thế giới, họ chủ yếu dựa trên sản xuất cùng quá trình phát triển kinh tế của họ. Càng về sau những người giàu thực sự, "giàu bền" trụ lại ở các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực liên quan đến dịch vụ đáp ứng được nhu cầu mật độ lớn của xã hội. Hơn nữa, các ngành công nghệ cao cũng là đặc trưng của các tỷ phú nước ngoài trong khi ở Việt Nam hầu như không có tỷ phú trong các ngành công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Trường hợp ông Trương Gia Bình (FPT) trước đây có xếp hạng nhưng giờ đã kém đi. Điều thứ ba và cũng là khác biệt lớn nhất của bảng xếp hạng tỷ phú ở Việt Nam so với tỷ phú thế giới  là các con số chắc chắn khó chính xác. Vì tài sản này chủ yếu dựa trên tự khai và số liệu trên sàn chứng khoán còn các động sản khác họ giấu, họ ẩn tên thậm chí không xác minh được nên con số giá trị tài sản được xếp hạng chỉ mang tính tương đối.

Theo quan điểm của ông Phong, không nên tin vào sự giàu có trên sàn chứng khoán. Vì giả định, đó là tài sản trong thời điểm họ niêm yết còn nếu họ bán đi cổ phiếu để họ thoái vốn, biến thành các tài sản khác thì nó sẽ sụt giảm ghê gớm và làm thay đổi nhanh chóng vị trí trong top tỷ phú. "Sự giàu có đó chỉ mang tính chất tham khảo, với giả định là họ nắm bấy nhiêu triệu cổ phiếu với giá niêm yết thanh toán. Còn nếu họ bán đi thì sự giàu đó sẽ khác. Lúc đó tài sản của họ có thể sẽ sụt giảm hàng chục lần", ông Phong phân tích.

Chia sẻ quan điểm liên quan đến nhiều ý kiến cho rằng, không ít đại gia Việt chưa tốt nghiệp đại học khiến cho sự điều hành, quản lý và giữ vị trí trong bảng xếp hạng không bền? TS. Nguyễn Minh Phong thẳng thắn nhận định: "Điều đó không ảnh hưởng gì lớn, ngay cả Bill Gate cũng không có bằng đại học! Cho nên chuyện có bằng đại học hay không không được xem xét nhiều. Trên thế giới họ chỉ xem trọng ở thứ bậc kinh doanh chứ không phải là học cao, học giỏi, cũng khó có giáo sư nào là tỷ phú!".

 Sự bất ổn định của thứ hạng tỷ phú ở Việt Nam cũng là điều dễ hiểu bởi các tỷ phú trên thế giới đều là các công ty lớn, có thương hiệu đã trụ vững, các cơ chế thị trường đã khá ổn định, sự thay đổi thứ bậc có, nhưng không lớn và nhanh như ở Việt Nam dù tài sản của họ có "bốc hơi" nhanh. Còn ở Việt Nam vị trí, thứ bậc tỷ phú phập phù vì hai nguyên nhân. Thứ nhất là chứng khoán Việt Nam không ổn định. Thứ hai tài sản của các tỷ phú Việt Nam chủ yếu là bất động sản mà bất động sản đang ở thời kỳ suy thoái nên xác định giá sẽ có thay đổi, biến động. 

Tỷ phú Việt Nam đầu tiên được Forbes vinh danh

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Tập đoàn Vingroup vừa được tạp chí Forbes xếp hạng trong danh sách tỷ phú thế giới. Ông xếp thứ 974, với số tài sản tương đương 1,5 tỷ USD, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup. Ngoài việc lọt vào danh sách 1.426 tỷ phú thế giới, ông Vượng cũng lọt Top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013. Ông Vượng trở thành tỷ phú đô la đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011, liên tục giữ vị trí người giàu nhất trên sàn chứng khoán trong các năm 2010, 2011 và 2012.

Mai Giang

Những phu nhân giàu nhất sàn chứng khoán, xa lạ với truyền thông

Thứ 7, 27/07/2013 | 09:25
10 người vợ giàu nhất sàn chứng khoán có tổng tài sản 8.200 tỷ đồng. Phần lớn họ đều xa lạ với giới truyền thông.

3 nữ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt

Thứ 5, 25/07/2013 | 13:49
Trong Top 10 những người giàu nhất Việt Nam năm 2013 có tới 3 nữ doanh nhân thuộc danh sách này.

Tâm sự của cựu cán bộ ngân hàng 'chết' vì chứng khoán

Thứ 5, 04/07/2013 | 15:09
Hơn 4 năm thụ án tại trại giam Thanh Xuân- bộ Công an, phạm nhân Phạm Chí Vinh (SN 1977, trú tại Hà Nội) vẫn nhớ như in khuôn mặt đẫm lệ của người yêu trong buổi hai người chia tay.

'Sóng' chứng khoán 'cuốn' 5 tỷ đồng của tiểu thư tỷ phú 9x

Chủ nhật, 16/06/2013 | 08:20
Tuần qua, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, ái nữ 9X đình đám của "nữ tướng" REE, phải buồn bã chứng kiến gần 5 tỷ đồng trong khối tài sản gần 100 tỷ của mình "đội nón ra đi".

Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt có bao nhiêu tiền?

Thứ 3, 30/04/2013 | 11:16
Ông Phạm Nhật Vượng với hơn 17.600 tỷ đồng, hiện đứng ở vị trí cao nhất trong Top 20 người giàu nhất thị trường chứng khoán.

Chứng khoán là 'thước đo sức khỏe' của nền kinh tế

Thứ 3, 02/04/2013 | 16:57
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng, các nhà nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương phải xem sự đi xuống của chứng khoán là một tín hiệu thể hiện cho "sức khỏe" của nền kinh tế vĩ mô.
Cùng chuyên mục

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Thanh Hóa: Dự án du lịch biển Hải Hòa xin điều chỉnh lần thứ 8

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:41
Trong lần điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư lần thứ 8, dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được điều chỉnh về tiến độ, vốn đầu tư và diện tích.
     
Nổi bật trong ngày

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.