Uống rượu, bia có thể tăng nguy cơ gây ung thư

Uống rượu, bia có thể tăng nguy cơ gây ung thư

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Gần 30 năm sau khi phát hiện ra mối liên hệ giữa việc uống rượu, bia với căn bệnh ung thư quái ác, các nhà khoa học đã công bố những bằng chứng đầu tiên của công cuộc nghiên cứu về việc uống rượu bia có thể gây ung thư.

Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt đối với hàng trăm triệu người gốc châu Á, đã tại cuộc họp quốc gia 244 và triển lãm của Hiệp hội Hóa học Mỹ.

Tiến sĩ Silvia Balbo, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích rằng, một trong những chất được hình thành sau khi con người uống rượu, bia là acetaldehyd, chất hóa học tương tự như formaldehyde (formaldehyde là một chất gây ra bệnh ung thư).

Ngoài ra, acetaldehyd còn có thể phá hủy DNA, kích hoạt các nhiễm sắc thể bất thường trong tế bào nuôi cấy và hoạt động như một chất gây ung thư cho động vật.

Xã hội - Uống rượu, bia có thể tăng nguy cơ gây ung thư

Uống rượu bia làm tăng nguy cơ gây ung thư

Balbo nói: "Chúng ta đã có bằng chứng “sống” đầu tiên về việc hình thành acetaldehyde dẫn đến DNA bị thiệt hại đáng kể sau khi uống rượu ". Balbo là một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Stephen Hecht - cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống ung thư tại Đại học Minnesota. "Acetaldehyde sẽ đính với ADN ở người để tạo thành AND adduct (AND cộng sinh). Kết quả của quá trình này sẽ hình thành acetaldehyde. Chất này sẽ can thiệp vào hoạt động của DNA làm tăng nguy cơ gây ung thư”.

Balbo đã chỉ ra rằng, cơ thể của mỗi người đều có cơ chế sửa chữa tự nhiên có hiệu quả cao để giảm các nguy hại từ DNA cộng sinh. Vì vậy, hầu hết mọi người không có khả năng phát triển ung thư khi uống rượu bia mặc dù rượu có thể dẫn đến các nguy hại về sức khỏe cũng như các tai nạn khác.

Tuy nhiên, khoảng 30% người gốc châu Á (gần 1,6 tỷ người) có một biến thể của gen alcohol dehydrogenase và không thể chuyển hóa rượu để axetat. Đó là kết quả biến thể di truyền dẫn đến nguy cơ cao gây ung thư thực quản do bia rượu.

Để kiểm tra giả thuyết rằng acetaldehyde gây ra sản phẩm DNA cộng sinh hình thành trong cơ thể con người, Balbo và các đồng nghiệp đã “cho” 10 tình nguyện viên uống nhiều rượu Vodka hơn (so sánh giữa những người uống 1, 2 hoặc 3 lần một tuần trong 3 tuần). Kết quả cho thấy nồng độ của DNA cộng sinh tăng lên đến 100 lần trong miệng người uống trong vòng vài giờ, và giảm khoảng 24 giờ sau đó. Các mức cộng sinh trong các tế bào máu cũng tăng.

"Phát hiện này cho chúng ta thấy rằng việc uống rượu bia thường xuyên như một lối sống có khả năng gây ung thư”, tiến sĩ Balbo nói.

Thanh Vân (Theo Portal)