Uỷ ban Kinh tế: Cần tính toán kỹ chi phí Quy hoạch tổng thể quốc gia

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 05/01/2023 | 11:10
0
Để đạt mục tiêu GDP 7% giai đoạn 2021-2030, dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng - gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011-2020 (khoảng 15 triệu tỷ đồng).

Sau khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra.

Cần xây dựng kịch bản trung bình

Về các kịch bản phát triển, Ủy ban Kinh tế nhận thấy báo cáo quy hoạch đề xuất 2 kịch bản phát triển.

Thứ nhất, kịch bản thấp với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,26%/năm giai đoạn 2021-2025, 6,34%/năm giai đoạn 2026-2030, 6,3%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030, 6,49%/năm giai đoạn 2031-2050.

Thứ 2, kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,63%/năm giai đoạn 2021-2025, 7,48%/năm giai đoạn 2026-2030, 7,05%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm trong giai đoạn 2031-2050.

Kinh tế vĩ mô - Uỷ ban Kinh tế: Cần tính toán kỹ chi phí Quy hoạch tổng thể quốc gia

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về Quy hoạch tổng thể quốc gia (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo đó, kịch bản thứ nhất được coi là kịch bản thận trọng, trong khi kịch bản thứ 2 đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn.

“Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, để bảo đảm tính khả thi của quy hoạch tránh việc xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng cao vượt quá khả năng đáp ứng nguồn lực đầu tư, cần cân nhắc nghiên cứu, bổ sung “kịch bản trung bình” tối ưu nhất giữa kịch bản thấp và kịch bản phấn đấu. Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn kế hoạch thực hiện 2 kịch bản nêu trên”, ông Thanh nêu rõ.

Chưa có giải pháp mới, đột phá

Về giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch, theo Ủy ban Kinh tế, Quy hoạch tổng thể quốc gia mà Chính phủ trình Quốc hội đã đề xuất 6 nhóm giải pháp, nguồn lực thực hiện. Đây là các nhóm giải pháp mang tính vĩ mô, đột phá và cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức, thực hiện quy hoạch.

Bên cạnh đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch cũng như nhiều định hướng phát triển lớn.

Riêng định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội đã bao gồm 4 vùng động lực quốc gia, 10 hành lang kinh tế, 2 khu vực lãnh thổ cần bảo tồn và vùng hạn chế phát triển và 3 ngành quan trọng cần phát triển.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho biết, có ý kiến cho rằng, các giải pháp thực hiện chưa cụ thể hoá các định hướng đã đề ra. Do đó, đề nghị cần tiếp tục rà soát, cân đối các giải pháp, nguồn lực thực hiện để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển của đất nước.

Trong đó, về giải pháp về huy động vốn đầu tư, với mục tiêu tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch tổng thể Quốc gia dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011-2020 (khoảng 15 triệu tỷ đồng) và đề xuất một số giải pháp cơ bản.

Ủy ban Kinh tế cho rằng “các giải pháp này đang thực hiện, chưa có giải pháp mới, đột phá”. Do đó, đề nghị cần tính toán kỹ lưỡng, làm rõ hơn để bảo đảm tính khả thi cho quy hoạch.

Kinh tế vĩ mô - Uỷ ban Kinh tế: Cần tính toán kỹ chi phí Quy hoạch tổng thể quốc gia (Hình 2).

Quy hoạch tổng thể quốc gia chính thức trình Quốc hội tại phiên họp bất thường lần 2 sáng 5/1 (Ảnh: Quochoi.vn)

Đối với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, theo báo cáo quy hoạch, vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước cần huy động khoảng 9,7 triệu tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2030, chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư.

Trong đó, dự kiến vốn đầu tư công thời kỳ 2021-2030 là 6,78 triệu tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025 là 3,05 triệu tỷ đồng, bao gồm 2,87 triệu tỷ đồng vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hơn 176.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; giai đoạn 2026-2030 là 3,73 triệu tỷ đồng), vốn của doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác thời kỳ 2021-2030 là 2,88 triệu tỷ đồng.

Trong khi đó, nguồn lực dành cho đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội quyết định là 2,87 triệu tỷ đồng.

Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc, tính toán kỹ về định hướng khả năng thu ngân sách Nhà nước, mức bội chi và nợ công trong giai đoạn tương ứng, từ đó xác định nguồn lực ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển hợp lý và gắn chặt với an ninh tài chính quốc gia.

Báo cáo quy hoạch mới chỉ đưa ra một số yêu cầu sơ lược về nhu cầu tài chính cùng với những giải pháp huy động vốn đầu tư khá chung chung, đồng thời, cần làm rõ hơn nguồn lực cho các mục tiêu phát triển, do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung những giải pháp cụ thể hóa nhu cầu tài chính cũng như việc cân đối các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Kinh tế vĩ mô - Uỷ ban Kinh tế: Cần tính toán kỹ chi phí Quy hoạch tổng thể quốc gia (Hình 3).

Để đạt mục tiêu GDP 7% giai đoạn 2021-2030, dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng - gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011-2020 (Ảnh: Phạm Tùng).

Cơ quan này cũng nhận thấy nhu cầu về vốn đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê điều, công trình phòng, chống ngập, úng, giao thông đường sắt… tại báo cáo quy hoạch là rất lớn, trong khi nguồn lực của đất nước còn hạn chế.

Bên cạnh đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng trên cơ sở kịch bản 2 (kịch bản phấn đấu). Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý để bảo đảm tính khả thi cho các dự án.

Bổ sung mục tiêu về giáo dục, đào tạo con người

Với các giải pháp cơ chế, chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết các ý kiến vẫn được đánh giá là còn chung chung và chưa có các giải pháp cụ thể, đột phá, quy định cụ thể thời hạn, lộ trình phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, như thời gian phải hoàn thành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia, huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư....

Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, làm rõ hơn. Đồng thời, báo cáo thẩm tra cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung về nội dung chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực toàn diện, phát huy và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.

Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn; coi trọng chất lượng giáo dục phổ thông với các chỉ số đánh giá chi tiết và có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của các khu vực miền núi, khó khăn.

Ngoài ra, cơ quan thẩm tra còn đề nghị nghiên cứu bổ sung các định hướng về chính sách xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số trong bối cảnh, tình hình mới.

Tạo vùng động lực, hành lang kinh tế mở ra không gian phát triển mới

Thứ 5, 05/01/2023 | 09:50
Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia.

Quốc hội miễn nhiệm thành viên Chính phủ

Thứ 5, 05/01/2023 | 08:53
Chủ tịch Quốc hội cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ 2 là hoạt động “bình thường” của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm nhân sự cấp cao ngay đầu kỳ họp bất thường

Thứ 3, 03/01/2023 | 16:33
Công tác nhân sự cấp cao là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra tại Kỳ họp bất thường thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): "Đã đủ chín để có thể thông qua"

Thứ 3, 03/01/2023 | 07:00
ĐBQH đoàn Hà Nội kỳ vọng Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới, một thời kỳ mới giúp cho ngành y phát triển ổn định.
Cùng tác giả

Quý I/2024, gần 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:40
Trong số 74.000 DN rời thị trường quý I/2023, có 53.400 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 15.500 DN chờ làm thủ tục giải thể, 5.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể.

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Giá gạo tăng phi mã đẩy CPI quý I/2024 tăng 3,77% so cùng kỳ

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
CPI quý I/2024 tăng do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo trong dịp Lễ ông Công, ông Táo, Tết Nguyên đán tăng cao.

Xử nghiêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các QLTT các tỉnh chủ động, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.

"Nhiều địa phương Australia muốn tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam"

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:19
Theo lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, hiện Chính phủ cũng như các chính quyền địa phương Australia đang muốn tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam, đặc biệt là Bắc Australia.
Cùng chuyên mục

Quý I/2024, gần 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:40
Trong số 74.000 DN rời thị trường quý I/2023, có 53.400 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 15.500 DN chờ làm thủ tục giải thể, 5.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể.

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Giá gạo tăng phi mã đẩy CPI quý I/2024 tăng 3,77% so cùng kỳ

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
CPI quý I/2024 tăng do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo trong dịp Lễ ông Công, ông Táo, Tết Nguyên đán tăng cao.

Quy hoạch Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu hút đầu tư 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:15
Chiều ngày 28/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo thông tin về hội nghị triển khai quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Xử nghiêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các QLTT các tỉnh chủ động, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 97% trong quý I/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:54
Tính chung 3 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp ghi nhận 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Gỗ, rau quả, gạo và cà phê.

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Quy hoạch Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu hút đầu tư 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:15
Chiều ngày 28/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo thông tin về hội nghị triển khai quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Vấn đề tài chính "ngáng đường" doanh nghiệp khi xây dựng KCN bền vững

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:46
Để xây dựng một KCN bền vững, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nguồn vốn và tài chính là vấn đề nan giải.