Vấn đề tìm mộ liệt sỹ nóng bên lề Quốc hội

Vấn đề tìm mộ liệt sỹ nóng bên lề Quốc hội

Thứ 3, 29/10/2013 | 15:22
0
Làm "nóng" hành lang Quốc hội, giữa buổi thảo luận về Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, sáng nay, là những vấn đề liên quan đến câu chuyện “cậu Thủy” và việc tìm mộ liệt sỹ của các nhà ngoại cảm.
Đại Biểu Trần Văn Độ (Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Chánh án Toà án Quân sự Trung ương): Không bao giờ được phép vụ lợi với các liệt sỹ
Trước hết cần khẳng định việc "làm ăn" trên phần mộ liệt sỹ là điều rất đáng trách. Tôi cũng không phủ nhận vấn đề tâm linh, cũng không nói là không có các nhà ngoại cảm. Nhưng rõ ràng những hoạt động liên quan đến các liệt sỹ là không thể, không bao giờ được phép vụ lợi, đó là chưa nói đến mức độ tồi tệ hơn là lừa đảo.  
Tôi nghĩ mong muốn của các gia đình liệt sỹ tìm mộ người thân sau bao nhiêu năm thất lạc cũng là nhu cầu rất đáng trân trọng. Nhưng lợi dụng tâm lý đó để làm tiền, làm giàu là không được.
Luật sư - Vấn đề tìm mộ liệt sỹ nóng bên lề Quốc hội
 Đại biểu Trần Văn Độ
Trong bối cảnh còn có quá nhiều liệt sỹ còn thất lạc phần mộ, việc tìm mọi nguồn lực, mọi điều kiện để tìm mộ liệt sỹ là đúng. Nhưng làm sao phải rất thận trọng, tìm đúng được người thân của gia đình mình.
Về trách nhiệm, tôi nghĩ tất cả các cơ quan ban ngành liên quan cần phải vào cuộc. Ngành Lao động thương binh xã hội, Công an, các Hội, các Đoàn… Làm sao để quản lý được những người được coi là có năng lực ngoại cảm ấy. Họ cần phải được thẩm định rõ ràng. Những người mạo danh để kiếm lợi cần phải xử lý nghiêm khắc.
Cũng có những ý kiến cho rằng hiện việc tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm như một liệu pháp tâm lý cho những gia đình còn khắc khoải với nỗi nhớ mong liệt sỹ. Cho nên, Nhà nước không thể đi sâu can thiệp hành động, mong muốn của người dân. 
Không thể cấm thế này, cấm thế kia. Điều quan trọng là các gia đình phải có nhận thực đầy đủ, nhận thức khoa học, có căn cứ trong việc đi tìm mộ liệt sỹ, để hoạt động của mình không trở lên vô nghĩa, góp  phần làm lợi cho một số cá nhân. Nếu Nhà nước mạnh tay nghiêm cấm thì rất khó, kể cả trên phương diện pháp lý và đạo lý.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội: Nhà nước không quy định dùng tiền ngân sách chi cho nhà ngoại cảm tìm mộ

Nhu cầu tìm  mộ liệt sỹ là nhu cầu rất chính đáng. Đảng, Nhà nước rất quan tâm và có nhiều giải pháp. Trong pháp lệnh ưu đãi người có công cũng có xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tìm kiếm thông tin, tìm kiếm hài cốt liệt sỹ.

Tuy nhiên, việc thực hiện này cũng có rất nhiều khó khăn, cho nên nhiều hộ  gia đình xuất phát từ tình cảm và mong muốn của mình, cũng chủ động, tự phát đi tìm kiếm người thân.
Luật sư - Vấn đề tìm mộ liệt sỹ nóng bên lề Quốc hội (Hình 2).
  Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng
Có người lợi dụng tình cảm, mong muốn đó để  có hoạt động trái pháp luật. Theo tôi, các cơ quan chức năng phải xác minh, làm rõ  phải xử lý theo pháp luật một  số trường hợp, để nghiêm trị.  
Về mặt quản lý Nhà nước, chúng ta chưa thừa nhận kết quả tìm kiếm mộ liệt sỹ  bằng phương pháp ngoại cảm. Tuy nhiên, ở một số địa phương, các ngành chức năng khác vẫn  có tình trạng thiếu phù hợp trong chủ trương này. Có thể do sức ép của  các gia đình có người thân là liệt sỹ. Cũng có thể là do buông lỏng  quản lý. Do đó, đối với các trường hợp cụ thể, cần phải có xác minh làm rõ của chính quyền địa phương từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Nguyện vọng của người dân hết sức chính đáng và bức xúc. Họ đã tự đi tìm, như người ta nói là có bệnh thì vái tứ phương. Khi có nhu cầu thì tìm mọi cách, mọi hình thức.
Theo tôi, cần phải có thông tin tuyên truyền tốt hơn, đặc biệt là phải tích cực tìm kiếm các biện pháp hiệu quả để  khẩn trương hơn nữa giải quyết tình hình này.
Theo tôi, phải tập trung chú ý đến  5 giải pháp:
Một là tăng cường trách nhiệm hơn nữa của các cơ quan chức năng. Vì làm công việc này, ngoài trách nhiệm, phải có tâm, nhiệt tình, phải có sự chia sẻ mong muốn tìm được người thân của các gia đình liệt sỹ
Hai là phải mở rộng việc tra cứu, tìm kiếm thông tin bằng nhiều con đường, bằng nhiều biện pháp khá nhau.  
Giải pháp thứ 3 là phải dựa vào người dân. Vì chiến tranh của chúng ta là chiến tranh nhân dân. Ở vùng nào  có người dân. Người dân ít nhiều có thông tin về việc  hy sinh, mất mát của lực lượng vũ  trang thời kỳ chiến tranh.
Thứ 4 là phải tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là  công nghệ mới. Trong đó có việc  lập ngân hàng dữ liệu thông tin  để cung cấp thông tin một  cách rộng rãi hơn nữa cho xã hội, cho người đân.
Năm là cần sự hợp tác quốc  tế với các nước có liên quan. Những thông tin đó rất tốt. nếu tích cực triển khai nhiều giải pháp, chắc chắn  sẽ có kết quả.
Theo thông tin báo chí phản ảnh là câu chuyện giải ngân 75 triệu cho ngôi mộ liệt sỹ được tìm thấy, và số tiền 7,8 tỷ chi cho chương trình tìm mộ liệt sỹ qua đối tượng này, theo tôi cần phải xác minh chuẩn xác. Và cơ  chế giải ngân theo chương trình nào để từ đó xác định trách nhiệm và có biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng đã giải ngân.

Trong các quy định về pháp lệnh người có công, tìm kiếm liệt sỹ, không có quy định nào dùng tiền ngân sách,  dùng tiền của tổ chức tín dụng để chi cho những chương trình  tìm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm. Họ có thể lợi dụng chương trình vay vốn, hỗ trợ nào đó.

Theo Vân Tùng (Pháp luật Việt Nam)

Ngân hàng trần tình việc bồi dưỡng ‘cậu Thủy’ 7,9 tỷ tìm mộ

Thứ 3, 29/10/2013 | 08:55
Số tiền trên đều do hơn 10.000 CBCNV Ngân hàng chính sách xã hội tự nguyện phát tâm đóng góp 4 ngày lương, không lấy từ tiền ngân sách, chi phí hoạt động chuyên môn. Sau khi xảy ra sự việc trên, ngay trong NH nhiều người cũng đặt câu hỏi, mình đóng góp như thế đúng không?

Video: Bắt giữ 'nhà tâm linh' Cậu Thuỷ

Thứ 3, 29/10/2013 | 14:27
Sau khi ra tù, 'Cậu Thuỷ' tự xưng là 'nhà tâm linh', nhận tìm mồ mả liệt sĩ nhưng thực chất là làm giả hài cốt, di vật.

Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội

Thứ 4, 23/10/2013 | 14:27
Vẫn complet, vẫn áo dài chỉn chu cho phiên họp được truyền hình trực tiếp nhưng hành lang Quốc hội sáng 22/10 đã có những khoảng lặng được tiếp nối.

Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua có gì mới?

Thứ 3, 22/10/2013 | 11:06
Sáng nay (22/10), trong phiên họp được truyền hình trực tiếp, Quốc hội nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân về dự thảo.

Kỳ họp Quốc hội dài nhất, khó nhất

Thứ 2, 21/10/2013 | 11:23
Họp từ 21/10 đến 30/11, kỳ họp thứ 6 QH có nhiệm vụ quan trọng là thông qua Hiến pháp 1992 và luật Đất đai sửa đổi.

Bí thư xã mắng dân ngu: Đại biểu Quốc hội cũng bất ngờ

Thứ 5, 05/09/2013 | 09:59
Nói về vị Bí thư xã nói dân ngu, bà Nguyễn Thị Khá cho rằng: “Khi soi lại mình mà thấy mình làm sai thì phải xin lỗi và tự sửa chữa”.

Ngân hàng trần tình việc bồi dưỡng ‘cậu Thủy’ 7,9 tỷ tìm mộ

Thứ 3, 29/10/2013 | 08:55
Số tiền trên đều do hơn 10.000 CBCNV Ngân hàng chính sách xã hội tự nguyện phát tâm đóng góp 4 ngày lương, không lấy từ tiền ngân sách, chi phí hoạt động chuyên môn. Sau khi xảy ra sự việc trên, ngay trong NH nhiều người cũng đặt câu hỏi, mình đóng góp như thế đúng không?

Video: Bắt giữ 'nhà tâm linh' Cậu Thuỷ

Thứ 3, 29/10/2013 | 14:27
Sau khi ra tù, 'Cậu Thuỷ' tự xưng là 'nhà tâm linh', nhận tìm mồ mả liệt sĩ nhưng thực chất là làm giả hài cốt, di vật.

Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội

Thứ 4, 23/10/2013 | 14:27
Vẫn complet, vẫn áo dài chỉn chu cho phiên họp được truyền hình trực tiếp nhưng hành lang Quốc hội sáng 22/10 đã có những khoảng lặng được tiếp nối.

Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua có gì mới?

Thứ 3, 22/10/2013 | 11:06
Sáng nay (22/10), trong phiên họp được truyền hình trực tiếp, Quốc hội nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân về dự thảo.

Kỳ họp Quốc hội dài nhất, khó nhất

Thứ 2, 21/10/2013 | 11:23
Họp từ 21/10 đến 30/11, kỳ họp thứ 6 QH có nhiệm vụ quan trọng là thông qua Hiến pháp 1992 và luật Đất đai sửa đổi.

Bí thư xã mắng dân ngu: Đại biểu Quốc hội cũng bất ngờ

Thứ 5, 05/09/2013 | 09:59
Nói về vị Bí thư xã nói dân ngu, bà Nguyễn Thị Khá cho rằng: “Khi soi lại mình mà thấy mình làm sai thì phải xin lỗi và tự sửa chữa”.