Vạn Lý Trường Thành – bức tường thành ‘tắm’ máu thời đại

Vạn Lý Trường Thành – bức tường thành ‘tắm’ máu thời đại

Thứ 2, 27/02/2017 | 14:43
0
Công trình Vạn Lý Trường Thành đã ăn không biết bao nhiêu xương và uống biết bao nhiêu máu cùng nước mắt loài người.

Nói tới Trung Hoa là nói đến đất nước của một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và độc đáo cùng những danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng nhất nhì thế giới gắn với tên tuổi của những vị vua được lưu danh muôn thuở. “Háo hức” và “khâm phục” là những cảm giác vô cùng thú vị khi du khách đến với “Vạn lý trường thành” – bức tường được xem là “nghĩa trang dài nhất Trái đất” của đất nước muôn phần xinh đẹp này.

Xưa kể rằng: Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” nghĩa “Tần mất là do Hồ” - thái tử Hồ Hợi nhưng vua Tần lại tưởng chữ “Hồ” là chỉ giặc Hồ ở phương Bắc. Di sản mà vị hoàng đế thống nhất Trung Quốc để lại đã đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành sau này. Đã có một con rồng chỉ hướng xây dựng Trường Thành cho người Trung Quốc.

Tin cũ - Vạn Lý Trường Thành – bức tường thành ‘tắm’ máu thời đại

Hàng trăm người đã tham gia xây dựng công trình này. Ảnh: Internet.

Công trình này được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại qua vòng quay của bánh xe thời gian lịch sử Trung Quốc với mục đích chính là bảo vệ người Trung Quốc,tránh được sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Với 5 đoạn thành chính được xây dựng trong các khoảng thời gian: lần 1: 208 TCN (nhà Tần), lần 2 - thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán), lần 3: thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy), lần 4: 1138 - 1198 (Thời Nam Tống), lần 5: 1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch nhà Minh).

Được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy thời đại như: đất sét, đá, gạch vụn, gỗ tới đá vôi…với vô vàn tháp canh nhiều tầng được sắp xếp ở các khoảng đều nhau. Trên thành cất những đồn canh, và có đường rộng chạy ngựa được giữa các đồn với nhau. Công trình này không chỉ để chống lại quân xâm lược mà còn đóng vai trò như một đường biên giới, nơi thực hiện các luật lệ về giao thương và di cư.

Tin cũ - Vạn Lý Trường Thành – bức tường thành ‘tắm’ máu thời đại (Hình 2).

Tượng thờ Mạnh Khương tại Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Internet.

Để hoàn thành được công trình thế kỷ đầy dã tâm này, các vị hoàng đế đã bắt con dân của họ phải làm việc vô cùng cực nhọc để đắp thành. Không những vậy, họ còn phải đối mặt với những mối nguy hiểm đêm ngày rình rập bởi bọn cướp có thể tấn công bất cứ lúc nào. Những binh lính cùng vô vàn tội nhân, quan lại phạm lỗi, nho sĩ... phải chịu lưu đày trong miền rừng núi thiêng độc, thời tiết khắc nghiệt: mùa đông giá buốt, nước đóng băng còn mùa hè thì nắng như đổ lửa, cát bụi mịt mù… Biết bao lời oán than cùng những tiếng khóc thương ai oán muôn vàn xiết kể đã thấm xuống bức tường thành đầy chết chóc này. Còn gì đau xót hơn khi giữa lúc trời đất thanh bình mà người ta vẫn phải chịu cảnh côi cút thương tâm, gia đình ly tán, vợ mất chồng, con mất cha xiết bao đau đớn chỉ để xây dựng lên một con “Rồng Đất” khổng lồ giữa mặt đất rộng lớn bao la.

Sinh linh đồ thán, có khoảng 800.000 con người đã phải đổ máu vô nghĩa cho những “nỗi lo sợ cá nhân, những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ” của những người vốn mang trong mình “chân mệnh thiên tử”! – một con số không có tội ác nào có thể sánh bằng.Người đời sau còn ghi nhớ mãi câu chuyện đầy thương tâm của nàng Mạnh Khương: vì thương nhớ phu quân đã đi 10 ngàn dặm đường để thăm chồng bị bắt đi xây thành. Nhưng than ôi! Khi đến nơi thì chồng nàng đã chết rồi. Xung quanh chỉ là rừng núi và đá. Không biết kiếm xác chồng ở đâu, nàng tuyệt vọng, khóc mấy ngày mấy đêm, khóc tới nỗi chính cái thành cũng phải mủi lòng, tự động tách ra cho nàng tìm thấy hài cốt chồng.

Xứng danh là công trình được xếp vào bậc nhất có 1 không 2 trong lịch sử loài người với điểm độc đáo khiến mọi người không ngớt lời thán phục khi nhắc tới: nơi rộng nhất: 30 mét và nơi cao nhất: 3,65 mét. Cùng điểm nhấn như một vì tinh tú: đỉnh tháp canh với chiều cao 7,9 m – nơi mệnh danh là đỉnh cao nhất của tường thành.

Việc xây dựng Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi vị vua cuối cùng của triều Minh bị phế truất. Kéo dài hơn 2.000 năm ròng rã, với chiều dài là 8.851km – một con số đáng kinh ngạc, con “Rồng Đất” – “công trình nhân tạo dài nhất thế giới” này đã ăn không biết bao nhiêu xương và uống biết bao nhiêu máu cùng nước mắt loài người. Chẳng thế mà đã có không ít những lời đồn thổi đầy ma mị và thiếu căn cứ khi cho rằng: “loại vữa dùng để xây Trường Thành được trộn xương người”.

Từ đó Trường Thành không được xây thêm mà chỉ có các hoạt động trùng tu. Cho đến ngày nay, vài phần của danh thắng nàytuy đã được bảo tồn và phục chế, nhưng phần lớn đều đã hoang phế. Từng có thời gian người dân gỡ gạch đá của bức “rào chắn” này để xây nhà.Người ta nói rằng không thể nhìn thấy toàn bộ “pháo đài” nguy nga, tráng lệ ấy ngay cả ở khí quyển trái đất, tại độ cao 160.000 m.

Là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc, “con rồng nằm giữa rừng xanh” này đã, đang và sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn đối với những vị du khách hiếu kỳ trước sự kỳ diệu của một công trình thành tạo từ ý chí, sức mạnh và cả máu của một dân tộc.

Hồng Thúy/Tổng hợp