Văn Miếu ‘khoác áo mới’: Thâm trầm cổ kính ‘bay đi ít nhiều’

Văn Miếu ‘khoác áo mới’: Thâm trầm cổ kính ‘bay đi ít nhiều’

Thứ 7, 14/01/2017 | 13:37
0
Nét rêu phong cổ kính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám – một “đặc sản” khó thay thế của Hà Nội nghìn năm văn hiến dường như đã “bay đi ít nhiều” sau một lớp vôi trắng.

Tôi vẫn còn cảm xúc từ những ngày là học sinh cách đây đã nhiều năm, một trong những thứ thu hút, thôi thúc và là động lực cho “học trò quê” như tôi về Hà Nội học đại học ấy chính là biểu tượng Khuê Văn Các thiêng thiêng, là Văn Miếu – Quốc Tử Giám cổ kính trong những trang thơ văn, phóng sự, hình ảnh cập nhật trên ti vi, báo đài.

Ngày thi đại học, cứ lớp sinh viên đi trước truyền lại cho sĩ tử đi sau, phải đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám một lần, chắp tay trước hàng dài bia tiến sĩ và kính cẩn cúi đầu để được những bậc hiền tài năm xưa “độ trì”  mới tự tin vượt “ải vũ môn”. Và như có phép màu nhiệm tồn tại, nhóm bạn bè chúng tôi ngày ấy quê mùa trong nón lá, quần loe, áo sơ mi trắng bỡ ngỡ, trầm trồ trước mọi không gian, cảnh vật của Văn Miếu - Quốc Tử Giám - bây giờ đều đỗ đạt và trưởng thành bằng những nỗ lực và cố gắng hết sức mình.

Xi nhan Trái Phải - Văn Miếu ‘khoác áo mới’: Thâm trầm cổ kính ‘bay đi ít nhiều’

 Nhiều hạng mục của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được quét một lớp vôi trắng.

Cứ như thế, nét cổ kính đã thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ của mỗi con người yêu Hà Nội, tôn vinh sự học muôn đời. Màu rêu phong, cổ kính không chỉ là nét đẹp xưa cũ mà còn khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu với thời gian của những giá trị phi vật chất không gì thay thế được.

Màu rêu phong cổ kính ấy cũng là biết bao thăng trầm của lịch sử, là cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu, hi sinh cả tính mạng để gìn giữ cho đến tận bây giờ.

Quét vôi cho Văn Miếu Cứ cho là mọi thứ đang được làm đúng quy trình, cái gì cũ kỹ cũng phải có giai đoạn trùng tu, bảo dưỡng thậm chí là thay thế bằng những vật liệu nguyên bản nếu cái cũ không thể tồn tại. Nhưng cố gắng để gìn giữ biểu tượng như nó vốn có mới khó, còn dùng công nghệ quét vôi thì lại quá dễ dàng. Không thể để di tích thành phế tích, không thể để những nét đẹp biểu tượng bị hủy hoại theo thời gian, nhưng càng không thể đánh đồng cái gọi là “trùng tu”, “tu bổ” với những việc làm tùy tiện.

Sự tùy tiện trong bất cứ việc gì cũng là khó chấp nhận, tùy tiện với một giá trị văn hóa ngàn năm lại càng không thể chấp nhận được. Với những giá trị biểu tượng, cũ kỹ, nếu không biết cách làm mới thì sẽ rất nguy hiểm. Nó có thể tàn phá di tích trong vỏ bọc của sự “tu bổ”. Đó là những lo lắng rất thật của dư luận, của những người trăn trở, lưu luyến với “hồn di tích”.

Bản sắc và lịch sử sẽ mang màu gì sau lớp vôi nhân tạo? Màu trắng sáng có thể soi chiếu rõ nhiều điều nhưng đối với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cái trắng sáng của lớp vôi có làm nên dáng hình cho ngàn năm Thăng Long thành cổ? Hay cái trắng sáng hôm nay đã vô tình làm lu mờ cả bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa? Những cái mới thường dễ mang đến sự phấn khích bởi cảm giác choáng ngợp, ngỡ ngàng, nhưng giá trị lại nằm trong những điều lắng đọng.

Cuộc sống phát triển hôm nay không thiếu những công trình hiện đại, đẹp và mới. Cái mà chúng ta cần là gìn giữ những gì đã thành biểu tượng của ngàn năm, đã trải qua bao thăng trầm thời gian mà có được. Lịch sử, thời gian không lặp lại hai lần, màu vôi trắng hôm nay có thể sẽ lại mờ đi theo năm tháng nhưng nét cổ kính và hồn cốt của Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao đời nay không phải điều dễ dàng có được trong một vài năm.

Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa tiêu biểu như các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề; tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội; trao giấy chứng nhận học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư hay tổ chức thường niên Hội sách, ngày thơ Việt Nam… Ít nhiều, trong những lý do chọn Văn Miếu cho các hoạt động văn hóa là bởi sự liêng thiêng từ ngàn năm còn đọng lại. Bây giờ, ngàn năm ấy còn không?

Còn, tất nhiên, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy Văn Miếu từ ngàn năm trước vẫn còn ở đó – sừng sững như một biểu tượng của Hà Nội, biểu tượng của nước Việt nhưng chiếc “áo mới” đã khiến nơi đây không được là nguyên vẹn nữa. Nói như nhà thơ Nguyễn Bính, cái “thâm trầm cổ kính” ngàn năm qua – của Văn Miếu – Quốc Tử Giám với những giá trị biểu tượng nay đã “bay đi ít nhiều”.

Mai Ngọc Thu

 * Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

 

Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.