Vẫn nhức nhối nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông

Vẫn nhức nhối nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông

Thứ 2, 16/11/2020 | 17:17
0
Năm 2020 vẫn nổi lên vấn nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông, theo Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tại khai mạc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông.

Tình hình thực địa tiếp tục phức tạp

Trong thông cáo báo chí về phiên khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra ở Hà Nội sáng nay, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng tình hình Biển Đông vẫn còn nhiều thách thức khó lường, tác động đến hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực. Ông Sơn nhấn mạnh đến “các vấn đề nổi cộm” trong đó có “việc đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế không phù hợp với chuẩn mực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao phát cuối sáng nay viết. Cùng với đó là tình trạng cạnh tranh địa chính trị kiểu “nước lớn và quân sự hoá Biển Đông”, là “tình hình thực địa tiếp tục diễn biến phức tạp”, cản trở các tiến trình ngoại giao nhằm nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác.

Tin nhanh - Vẫn nhức nhối nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông

Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông do Việt Nam tổ chức liên tục 11 năm qua là “diễn đàn có uy tín hàng đầu khu vực về Biển Đông”. Ảnh: Toàn cảnh hội thảo

Ở góc tiếp cận khác, theo Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, “năm 2020 chứng kiến nhiều quốc gia ven Biển Đông làm rõ hơn lập trường pháp lý ở Biển Đông thông qua các công hàm được trao đổi tại Liên hợp quốc”. ASEAN tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, gắn kết khu vực trong bối cảnh nhiều thách thức, đúng với khẩu hiệu của năm ASEAN 2020 “gắn kết và chủ động thích ứng”. Nhiều nước thừa nhận tầm quan trọng của hoà bình và thượng tôn pháp luật, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Hội thảo năm nay với chủ đề “Duy trì hoà bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động” vẫn do ba đơn vị phối hợp tổ chức gồm Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS), và Hội Luật gia Việt Nam (VLA).

Đại dịch COVID-19 bộc lộ nhiều mâu thuẫn âm ỉ

Tin nhanh - Vẫn nhức nhối nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông (Hình 2).

Các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển ngày càng phức tạp, tác động đến cuộc sống bình yên của hàng triệu người, theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Liên quan đến Covid-19, ông Bùi Thanh Sơn đánh giá đại dịch đã gây nhiều xáo trộn trong đời sống quốc tế, “làm bộc lộ nhiều mâu thuẫn âm ỉ trong lòng xã hội các nước, làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia”. TS Phạm Lan Dung nhấn mạnh đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng cách thức thế giới vận hành.

Trong bối cảnh đó, Biển Đông được coi là phép thử đối với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế như khả năng duy trì đối thoại giữa các nước vì lợi ích chung; ứng xử của các nước lớn và việc bảo vệ luật pháp và tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế; vai trò của các cơ chế đa phương trong việc quản lý căng thẳng, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác, hướng tới giải quyết xung đột.

Tám phiên lớn và một phiên đặc biệt

Như đã phản ánh trên nguoiduatin.vn ngày 13/11, hội thảo có tổng cộng tám phiên lớn với các chủ đề như (i) tình hình Biển Đông trong tình hình thế giới biến động; (ii) vai trò của ASEAN với tầm nhìn sau năm 2025; (iii) tranh luận pháp lý bằng công hàm tại Liên Hợp Quốc; (iv) cạnh tranh định hình công luận về Biển Đông và vai trò của báo chí; (v) xây dựng các quy tắc ứng xử để tránh va chạm tại Biển Đông; (vi) nguồn cá, nghề cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển; (vii) nghiên cứu khoa học biển; (viii) khai thác tài nguyên biển bền vững. Bên cạnh đó là phiên đặc biệt cho phép giới trẻ chia sẻ quan điểm về vấn đề Biển Đông.

Lượng diễn giả, phản biện, và tham gia hội thảo đạt kỷ lục

Được đánh giá “bám sát thực tiễn hơn”, hội thảo năm nay lần đầu tiên với hình thức trực tiếp và trực tuyến thu hút số lượng kỷ lục các diễn giả, phản biện, và người tham gia. Tới dự Hội thảo kéo dài hai ngày, 16-17/11, có hơn 300 đại biểu. Bên cạnh đó, vẫn theo thông cáo báo chí, còn có hơn 400 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến với gần 60 diễn giả là các chuyên gia từ 30 quốc gia, 12 đại sứ và đại diện của trên 20 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Các phiên thảo luận tại hội thảo đề cập các chủ đề cấp bách với sự tham gia sâu rộng hơn của giới hoạch định và thực thi chính sách. Họ được kỳ vọng “tiếp tục đóng vai trò cầu nối tốt hơn giữa kênh chính thức và bán chính thức nhằm góp phần tạo ra những chuyển biến thực chất, đóng góp cho hòa bình, hợp tác ở Biển Đông”.

Đặc biệt, lần đầu tiên hội thảo mời các nhà báo quốc tế tham dự với vai trò diễn giả thảo luận về vai trò của truyền thông trong định hình nhận thức của công chúng đối với tình hình Biển Đông. Tính đến sáng 16/11, gần 100 phóng viên đến từ 58 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước đã đăng ký tham gia đưa tin về hội thảo.

Điểm đặc biệt nữa tại hội thảo là lần đầu tiên dành một phiên đặc biệt cho các lãnh đạo trẻ nhằm bồi dưỡng thế hệ kế tiếp quan tâm nghiên cứu, thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Thượng tôn Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) 1982
Tin nhanh - Vẫn nhức nhối nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông (Hình 3).

Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông do Việt Nam tổ chức liên tục 11 năm qua là “diễn đàn có uy tín hàng đầu khu vực về Biển Đông”.

Để vượt qua các thách thức, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị tiếp tục đề cao, tôn trọng sự toàn vẹn và giá trị thống nhất, phổ quát của UNCLOS 1982, coi công ước này là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động trên biển, đồng thời cần tôn trọng quyền lợi hợp pháp căn cứ theo luật pháp quốc tế của các bên liên quan ở Biển Đông. Một trong những biểu hiện tôn trọng UNCLOS 1982 là không tiến hành các hoạt động đơn phương, cả quân sự và dân sự nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông.

Trên cơ sở đó, các bên cần nêu cao tinh thần đối thoại, thúc đẩy hợp tác, cùng phát triển và cùng tìm các giải pháp hoà bình cho các khác biệt và tranh chấp ở Biển Đông dựa vào luật pháp quốc tế; tăng cường hợp tác, biến Biển Đông thành vùng biển kết nối và hợp tác thay vì cạnh tranh và đối đầu; tăng cường xây dựng và duy trì một môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác biển ở Biển Đông; chủ động phòng tránh nguy cơ đụng độ ngoài ý muốn trên biển; thúc đẩy hợp tác nhằm phục hồi kinh tế và cùng phát triển; hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường nghiên cứu khoa học biển và phát triển bền vững ở Biển Đông; không ngừng hướng tới giải quyết hoà bình các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Ông Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh các nước cần tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, ủng hộ Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và nhất trí việc ASEAN có một cách tiếp cận chiến lược chung đối với vấn đề an ninh biển khu vực; tạo điều kiện thuận lợi để ASEAN và Trung Quốc sớm hoàn thành đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC);

Tin nhanh - Vẫn nhức nhối nạn đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế về Biển Đông (Hình 4).

“Ra đời từ năm 1955, Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp quy tụ các luật gia trên lãnh thổ Việt Nam”, TS.Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Việt Nam rất cần học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực lập pháp và thực thi pháp luật

Tiến sĩ Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam – một trong ba đơn vị tổ chức hội thảo, nói: “Những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập sâu hơn với quốc tế, mong muốn trở thành thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế”. Để thành công, theo ông, “Việt Nam rất cần học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực lập pháp và thực thi pháp luật”. Bên cạnh đó, cần “đồng thời điều chỉnh, phát triển luật quốc gia theo hướng hài hoà với luật quốc tế”.

 

Nhóm PV Người Đưa Tin - Đời sống & Pháp luật (Hoàng Yến - Vũ Thu Hương- Hương Lan- Đặng Thủy- Ngọc Duy- Bích Thảo)

Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12: Cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực Luật Biển

Thứ 7, 14/11/2020 | 11:20
Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với 8 phiên toàn thể sẽ là cầu nối giữa các học giả, nghiên cứu trong lĩnh vực luật Biển...

Tuần tới, học giả quốc tế thảo luận về Biển Đông

Thứ 6, 13/11/2020 | 19:47
Gần 300 học giả và diễn giả trong và ngoài nước, trong đó có lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam sẽ tham gia thảo luận về Biển Đông đầu tuần tới, theo Học viện Ngoại giao
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Bình Thuận: Nhiều cán bộ, công chức đi làm trễ, vắng mặt không lý do

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:55
Tại UBND xã Bình Tân (huyện Bắc Bình), tổ công tác của Sở Nội vụ phát hiện 7 trường hợp là cán bộ đi làm trễ và 5 trường hợp không có mặt tại đơn vị.

Phạt FPT, VTV 135 triệu vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:51
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Bộ trưởng TT&TT: "Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo"

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:11
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa.
     
Nổi bật trong ngày

Phạt FPT, VTV 135 triệu vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:51
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng Lễ hội đền Hùng

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:52
Hàng vạn người dân đổ về Công viên Văn Lang (Tp.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để chứng kiến màn bắn pháo hoa chào mừng Lễ hội đền Hùng 2024.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Bình Thuận: Nhiều cán bộ, công chức đi làm trễ, vắng mặt không lý do

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:55
Tại UBND xã Bình Tân (huyện Bắc Bình), tổ công tác của Sở Nội vụ phát hiện 7 trường hợp là cán bộ đi làm trễ và 5 trường hợp không có mặt tại đơn vị.

Bộ trưởng TT&TT: "Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo"

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:11
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa.