Vay nhiều, lỗ lớn, Đạm Hà Bắc vẫn lên sàn

Vay nhiều, lỗ lớn, Đạm Hà Bắc vẫn lên sàn

Thứ 2, 07/08/2017 | 08:34
0
Từng là anh cả của ngành công nghiệp phân bón trong nước, Đạm Hà Bắc nay trở thành một “cục nợ” của Tập đoàn Hóa chất, với thua lỗ, nợ vay hàng nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - Vay nhiều, lỗ lớn, Đạm Hà Bắc vẫn lên sàn

Đạm Hà Bắc dự kiến lỗ lũy kế ngấp nghé vốn điều lệ vào cuối năm nay.

Bức tranh ảm đạm

Ngày 26/7, 272,2 triệu cổ phiếu DHB, tương đương 2.272 tỷ đồng vốn điều lệ của CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chính thức được niêm yết trên sàn UPCoM. Đạm Hà Bắc lên sàn trong bối cảnh công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang gặp nhiều bê bối, vay nợ, thua lỗ nặng nề, lãnh đạo bị đề nghị kiểm điểm, kỷ luật.

Đạm Hà Bắc được ví như anh cả của ngành sản xuất phân bón trong nước, với tiền thân là nhà máy Phân đạm Hà Bắc được xây dựng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

Cuối năm 2015, doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Dù Vinachem muốn thoái 94,78 triệu cổ phần, tương đương 34,8% vốn góp trong DHB, tuy nhiên cuối cùng chỉ bán được 3,37 triệu cổ phiếu (1,23%), với giá trúng bình quân 10.002 đồng, cao hơn 2 đồng so với mệnh giá.

Kể từ khi lên “sàn” UPCoM cuối tháng trước, vẫn chưa có một cổ phiếu DHB nào được khớp lệnh, dù cho giá khởi điểm chỉ là 6.800 đồng, thấp hơn khá nhiều mệnh giá. Những diễn biến này phần nào cho thấy bức tranh ảm đạm của thương hiệu có lịch sử hơn nửa thế kỷ.

Quý I/2017, DHB báo lỗ sau thuế 218 tỷ đồng (cùng kỳ 2016 lỗ 189 tỷ đồng), đẩy lỗ lũy kế lên 1.934 tỷ đồng, “ăn mòn” 70% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của mỗi cổ phần giảm chỉ còn 2.900 đồng. Nợ ngắn hạn (1.450 tỷ đồng) vượt xa tài sản ngắn hạn (620 tỷ đồng). Vay nợ tài chính lên mức 8.000 tỷ đồng, chiếm phần lớn tổng nguồn vốn của DHB (9.680 tỷ đồng).

Những vấn đề này đã được hãng kiểm toán AASC cảnh báo trong báo cáo tài chính 2016 với lo ngại về khả năng thanh khoản và hoạt động liên tục của DHB.

Giải thích cho những kết quả yếu kém này, DHB cho rằng giá than (nguyên liệu đầu vào chính) tăng mạnh khiến công ty chịu áp lực lớn trước các đối thủ sản xuất đạm từ khí như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau. Trong khi đó, giá khí giảm theo giá dầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí (PVN) hạ giá thành để cạnh tranh.

Giá Ure bình quân năm 2016 đã rơi xuống sát ngưỡng 6.100 đồng/kg, thấp hơn 20% so với năm 2015. Theo số liệu từ Đạm Hà Bắc, năm 2015 than cám 4a mua từ Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) tăng giá 30% so với mức năm 2009, ở mức 1,86 triệu đồng một tấn (tương đương 83 USD), khiến công ty phát sinh thêm chi phí khoảng 620 tỷ đồng.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân về mặt chính sách như Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2014 mới ra đời quy định mặt hàng phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng khiến cho nguyên vật liệu và chi phí đầu vào để sản xuất sản phẩm Ure của Đạm Hà Bắc sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Toàn bộ chi phí này phải tính vào giá vốn bán sản phẩm, làm giá thành bị đội lên; hay việc Ngân hàng Nhà nước từ cuối năm 2015 thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá là 2% và nới biên độ tăng thêm 3% cũng làm gia tăng chi phí của DHB do lượng lớn nguyên liệu đến từ nhập khẩu.

Mắc kẹt với “giấc mơ” 10.000 tỷ

Thực ra, Đạm Hà Bắc hoạt động khá hiệu quả từ năm 2014 trở về trước, với lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Như năm 2011 lãi 460 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ lên tới 54%, hay năm 2012 lãi 375 tỷ đồng, năm 2013 (220 tỷ đồng), năm 2014 (106 tỷ đồng).

Tuy nhiên kết quả kinh doanh của DHB bắt đầu lao dốc kể từ khi dự án mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc hoàn thành từ năm 2015. Trước đó, tập đoàn mẹ Vinachem năm 2008 có chủ trương thực hiện dự án cải tạo, mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc với tổng mức đầu tư 568 triệu USD nhằm nâng công suất lên 500.000 tấn Ure/ năm, trong đó xây dựng một dây chuyền mới với công suất 320.000 tấn và cải tạo dây chuyền hiện có công suất 180.000 tấn sử dụng than cám thay vì than cục như trước.

Vinachem kỳ vọng sẽ biến Đạm Hà Bắc trở thành một “thế lực” trong ngành sản xuất phân bón nội địa. Dự án được được nghiệm thu và đưa vào vận hành vào cuối năm 2015 với tổng giá trị quyết toán 10.016 tỷ đồng.

Tuy vậy, chi phí khấu hao và lãi vay lớn, cùng với việc phải hạ giá bán để cạnh tranh đã biến DHB từ một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhanh chóng rơi vào tình trạng thua lỗ. Ngay trong năm đầu tiên vận hành (2015), Đạm Hà Bắc lỗ sau thuế 680 tỷ đồng, chủ yếu bởi chi phí lãi vay lên tới 448 tỷ đồng.

Năm 2016, chi phí lãi và khấu hao tiếp tục tăng mạnh khiến DHB lỗ kỷ lục 1.041 tỷ đồng và kế hoạch lỗ tiếp 850 tỷ đồng trong năm 2017, nâng lỗ lũy kế dự kiến đến cuối năm nay lên gần 2.600 tỷ đồng, ngấp nghé vốn điều lệ.

Một diễn biến đáng lo ngại khác là mặc dù đã đổ hơn 10.000 tỷ đồng để nâng công suất, song doanh thu của DHB vẫn chưa được cải thiện đáng kể, lần lượt chỉ đạt hơn 2.010 tỷ đồng năm 2015 và 2.157 tỷ đồng năm 2016, so với năm 2010 (2.010 tỷ đồng), đặt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của dự án.

Nghi Điền

 

 

Cùng tác giả

Lộ diện “ông lớn” thâu tóm Tổng công ty Licogi

Thứ 5, 24/08/2017 | 07:00
Nếu mua lại thành công phần vốn nhà nước từ SCIC, nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường sẽ sở hữu tới 98% Tổng công ty Licogi.

Sai phạm nghìn tỷ ở các dự án BOT, "ông trùm" thu phí CII nói gì?

Thứ 5, 24/08/2017 | 06:00
CII khẳng định sẽ không bị truy thu số tiền hơn 1.400 tỷ đồng sai phạm tại dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội như một số tin đồn trên thị trường.

CII sai phạm nghìn tỷ tại các dự án BOT ra sao?

Thứ 4, 23/08/2017 | 06:00
UBND TP. HCM nhiều lần chỉ định CII làm chủ đầu tư các dự án BOT lớn. Những dự án này chiếm phần nhiều số tiền sai phạm bị kiến nghị xử lý bởi Thanh tra Chính phủ.

Mức giá nào cho “đại gia” xăng dầu Thanh Lễ?

Thứ 7, 19/08/2017 | 06:50
Doanh thu liên tục sụt giảm cùng dấu hỏi lớn về hiệu quả kinh doanh phần nào giảm bớt sự hấp dẫn của Thalexim trong mắt nhà đầu tư.

Đại gia 9X Vĩnh Phúc mang tiền đi làm đường, lập trạm BOT Cai Lậy

Thứ 6, 18/08/2017 | 09:50
Các pháp nhân trong liên danh đầu tư dự án đường tránh Cai Lậy đều là những ông lớn ít nhiều có tiếng trong ngành cầu đường.
Cùng chuyên mục

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Nửa đầu tháng 4, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Thứ 3, 23/04/2024 | 18:35
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.

Du lịch tạo điều kiện cho cá tra Việt Nam tiến sâu vào thị trường UAE

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:53
Theo VASEP, du lịch phát triển tại UAE kéo theo các dịch vụ liên quan gia tăng, là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Xăng dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:10
Giá xăng dầu hôm nay (23/4) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh rủi ro xung đột tại Trung Đông “hạ nhiệt”.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra sang UAE đạt hơn 7 triệu USD

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Nửa đầu tháng 4, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Việt Nam chi 2,1 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu 3 tháng đầu năm 2024

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:44
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 2.558.692 tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, giá trung bình 822 USD/tấn.