Vì sao bộ ba tên lửa lá chắn biển Việt Nam và Syria nguy hiểm?

Vì sao bộ ba tên lửa lá chắn biển Việt Nam và Syria nguy hiểm?

Chủ nhật, 19/05/2013 | 10:20
0
Cho đến nay, ngoài Nga thì chỉ Việt Nam và Syria đã sở hữu tên lửa diệt hạm siêu âm đất đối hải K-300 P Bastion. Với tốc độ bay siêu âm ( 2Mach), hầu như không một tàu chiến nào kịp đối phó với loại tên lửa này.

Trong tác chiến phòng thủ bờ biển, các nước có bờ biển dài nhưng ngân sách quốc phòng ít ỏi, không đủ để hình thành 3 lớp bảo vệ thường lựa chọn xu hướng phòng thủ tầm xa từ trên bờ.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự NATO, hệ thống phòng thủ bờ biển theo mô hình Nga cực mạnh về các loại tên lửa bờ đối hạm, với nòng cốt là bộ ba “lá chắn biển”. Bộ 3 này bao gồm: Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K51 Rubezh, Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M và Tổ hợp tên lửa bờ đối hải K-300P Bastion. Ngay bản thân nước Nga, dù tiềm lực quân sự mạnh nhưng vẫn sử dụng bô ba tên lửa lá chắn biển này.

Thế giới - Vì sao bộ ba tên lửa lá chắn biển Việt Nam và Syria nguy hiểm?

Một giàn Bastion hiện đại sử dụng tên lửa P-800 Yakhont

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO gọi là SS-C-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980. Tổ hợp 4K51 được đặt trên các xe mang 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161. KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm tốc độ cận âm P-15 Temit (NATO gọi là SS-N-2 Styx), tầm bắn tối đa 80 km, tốc độ cận âm (0,9 Mach), bay cách mặt nước 25-50m.

Thế giới - Vì sao bộ ba tên lửa lá chắn biển Việt Nam và Syria nguy hiểm? (Hình 2).Một Hệ thống Rubezh sử dụng tên lửa P-15 Termit tốc độ cận âm, tầm bắn 80 km để phòng thủ gần bờ

Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 (phiên bản thứ 3 của P-5) được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT ra đời vào cuối thập niên 60. P-35 (NATO gọi là SS-N-3B, Sanbox) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu có tầm bắn 460 km, tốc độ siêu âm 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 20.000 tấn. Hiện nay, có những thông tin cho thấy P-35 có thể đã được nâng tầm bắn lên tới 550 – 600 km. 

Nòng cốt của hệ thống phòng thủ bờ biển là tổ hợp tên lửa bờ đối hải K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300 km, bay ở độ cao 5- 5m so với mặt biển, với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương 2Mach) với đa chế độ dẫn bắn. Việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi đã khai hỏa là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương.

Thế giới - Vì sao bộ ba tên lửa lá chắn biển Việt Nam và Syria nguy hiểm? (Hình 3).

Hệ thống Redut phóng tên lửa P-35 tốc độ 1,4Mach tầm bắn tới 460 km, đủ sức bao quát mặt biển Đông

Thông thường, mỗi tiểu đoàn tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion biên chế một tổ hợp khoảng 36 tên lửa Yakhont, mỗi tổ hợp Bastion sẽ cung cấp khả năng khống chế một vùng diện tích rộng tới 600 km. Thời gian chuyển trạng thái chiến đấu của Bastion chỉ là 5 phút, thời gian chờ giữa mỗi lần bắn của tổ hợp là 2,5 giây.
Biên chế của mỗi tổ hợp Bastion gồm: xe chở đạn tên lửa, xe phóng, xe điều khiển hỏa lực và các xe đảm bảo hậu cần. Hơn nữa, do cùng tiêu chuẩn công nghệ Nga nên tổ hợp Bastion có thể dễ dàng liên kết với tổ hợp 4K51 Rubezh và 4K44B REDUT-M thông qua chia sẻ số liệu và sử dụng trực thăng chỉ thị mục tiêu chung để nâng cao hiệu quả dẫn bắn, kết hợp tạo thành mạng tên lửa phòng thủ bờ đối hạm cực kỳ hiệu quả.

Bộ ba hoàn hảo

Tên lửa P-35 (SS-N-3B) lập thành tuyến phòng thủ từ xa; tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont của hệ thống K-300P Bastion có tầm bắn 300 km và tốc độ cực nhanh sẽ bắn hạ các chiến hạm có thể vượt qua tuyến 1, lập thành tuyến phòng thủ thứ 2; Tên lửa P-15 Temit của tổ hợp 4K51 Rubezh (SS-C-3) với tầm bắn 80 km sẽ tiêu diệt những kẻ còn sống sót qua 2 đòn trời giáng trên mon men vào gần bờ.

Thế giới - Vì sao bộ ba tên lửa lá chắn biển Việt Nam và Syria nguy hiểm? (Hình 4).

Bastion sử dụng tên lửa siêu âm tốc độ 2Mach P800 Yakhont, đặc biệt nguy hiểm với chiến thuật bầy sói

Sự bố trí binh lực hợp lý, lấp kín các vùng chết của hỏa lực và điểm giao thoa của các hệ thống tên lửa bờ đối hạm cùng với sự kết hợp hoàn hảo các hệ thống phòng thủ bờ biển này với lực lượng tàu tác chiến mặt nước của lực lượng hải quân là một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo đánh bại mọi cuộc tấn công bằng đường biển của đối phương.
Tất cả các hệ thống này cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật nên có thể sử dụng chung số liệu quan sát của radar và hệ thống chỉ thị mục tiêu của trực thăng trinh sát, nên luôn đảm bảo được khả năng khống chế vùng biển ngay cả khi radar của một vài hệ thống bị tê liệt.
Ngay sau khi phóng tên lửa, các tổ hợp lại tiếp tục cơ động đến vị trí tác chiến mới làm tên lửa hành trình của đối phương không thể xác định được mục tiêu. Hơn nữa, các xe điều khiển, xe radar, xe phóng tên lửa có thể hoạt động cách xa nhau, rất thuận lợi để thực hiện phương châm “trang bị phân tán, hỏa lực tập trung”, nếu có bị đánh trúng cũng chỉ thiệt hại 1 phần, không phải là toàn hệ thống nên rất dễ bổ sung, nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu.
Chiến thuật "bầy sói"
Là tên lửa chiến thuật, chiến dịch thế hệ 4, được phát triển từ cuối những năm 1979, đầu những năm 1980, Yakhont được lập trình để có quỹ đạo bay phức tạp. Sau khi cất cánh, tên lửa sẽ bay cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu (tối đa 15 km). 
Lúc tới gần mục tiêu, tên lửa sẽ hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m, trước khi lao vào tàu chiến đối phương và thực hiện sứ mệnh hủy diệt. Cùng với lớp vỏ đặc biệt hấp thụ sóng radar, chế độ bay này của Yakhont nhằm giảm thiểu tối đa khả năng đánh chặn của đối phương.
Tuy nhiên, để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu. Khi quả tên lửa dẫn đường bị đánh chặn, quả tiếp theo sẽ bay lên thay thế nhiệm vụ dẫn đường cho các quả còn lại. 
Không chỉ vậy, loại tên lửa này có khả năng độc lập phân cấp mức độ nguy hiểm và lựa chọn mục tiêu dựa vào dữ liệu chiến đấu rất phong phú, có thể nhận dạng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu đổ bộ tới tàu vận tải... 
Trong trường hợp đối phó với biên đội tàu chiến, sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, những tên lửa còn lại sẽ tự động tiến công những mục tiêu khác, không để xảy ra tình trạng 2 tên lửa tấn công 1 mục tiêu cùng lúc. Do đó, khi tác chiếnm kíp chiến đấu của Bastion-P chỉ cần “bắn và quên”.

Phong Nhĩ

 

Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.