Vì sao giá xăng tại Mỹ tăng cao kỷ lục, vượt 30.000 đồng/lít?

Vì sao giá xăng tại Mỹ tăng cao kỷ lục, vượt 30.000 đồng/lít?

Thứ 4, 15/06/2022 | 13:56
0
Mỹ là quốc gia sản xuất dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là nhà nhập khẩu dầu lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.

Giá xăng của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục, ngay cả khi điều chỉnh theo lạm phát thì giá xăng vẫn ở mức trung bình hiếm thấy trong vòng 50 năm qua. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Ôtô Mỹ (AAA), giá xăng trung bình trên toàn quốc đã lần đầu tiên vượt quá 5 USD/gallon (30.717 đồng/lít). 

Trong bối cảnh giá nhiên liệu gia tăng, người tiêu dùng không chỉ chịu tác động trực tiếp khi bơm nhiên liệu tại các trạm mà còn chịu tác động gián tiếp do chi phí vận chuyển cao hơn làm tăng giá tất cả mọi thứ từ thực phẩm đến vật liệu xây dựng. 

Giá xăng cao đang là vấn đề khó khăn mà Tổng thống Joe Biden và các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội phải đổi mặt khi họ muốn duy trì quyền kiểm soát tại Quốc hội trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Giá dầu nguyên liệu tăng cao

Yếu tố lớn thúc đẩy giá xăng tăng kỷ lục hiện nay là giá dầu thô ở mức cao, bởi xăng là một trong những thành phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), chi phí nguyên liệu thô chiếm tới 60% giá của một gallon xăng thông thường tính đến tháng 4 vừa qua. Con số này cao hơn so với mức 52% cùng thời điểm một năm trước và mức chỉ 25% vào tháng 4/2020 - khi đại dịch làm giảm nhu cầu về nhiên liệu, cùng với hầu hết các mặt hàng khác.

Giá xăng là kết quả của hoạt động giao dịch diễn ra trên thị trường quốc tế rộng lớn đối với dầu và các sản phẩm dầu mỏ. Tương tự như nhiều khía cạnh khác của nền kinh tế toàn cầu, nó phụ thuộc vào cung và cầu - và khi sự cân bằng giữa hai lực lượng đó bị phá vỡ, chi phí sẽ tăng lên. 

Dầu đắt hơn dẫn tới giá xăng cũng tăng theo. Mỹ là quốc gia sản xuất dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu lớn, đặc biệt sang châu Mỹ Latinh và châu Âu. Mặt khác, Mỹ cũng mua nhiều dầu từ các nước khác, là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.

Theo hãng tin Washington Post, Mỹ có nguồn tài nguyên dầu nhẹ dồi dào, phần lớn dầu hiện đang được sản xuất ở nước này là dầu nhẹ. Nhiều nhà máy lọc dầu ở Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ (Gulf Coast) hay vùng Trung tây (Midwest) được thiết kế để chế biến dầu nặng từ Canada, Venezuela và Mexico. 

Việc thay đổi cấu hình các nhà máy để chế biến thêm dầu Mỹ là tốn kém và không dễ dàng. Do đó, Mỹ tiếp tục nhập khẩu số lượng lớn ngay cả khi sản xuất trong nước nhiều hơn. 

Thế giới - Vì sao giá xăng tại Mỹ tăng cao kỷ lục, vượt 30.000 đồng/lít?

Người dân bơm ô tô tại một trạm xăng Costco, thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ vào ngày 11/5/2021. Ảnh: AFP.

Để so sánh, Nga là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới và chiếm khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu. Năm ngoái, Nga chiếm khoảng 8% lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ.

Trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine hồi tháng 2, khoảng một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga là sang châu Âu. Theo ước tính của Tổ chức nghiên cứu Bruegel, Liên minh châu Âu (EU) đã chi khoảng 10 tỷ USD mỗi tháng để nhập dầu thô và các sản phẩm dầu tinh luyện từ Nga. 

Kể từ khi diễn ra cuộc xung đột Ukraine, lượng xuất khẩu dầu của Nga đã giảm một phần do các lệnh trừng phạt của EU, Mỹ và các quốc gia khác. Điều này làm giảm nguồn cung toàn cầu và dẫn tới việc tăng giá. 

Trở ngại trong việc nâng sản lượng

Ngay cả trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, giá dầu và xăng đã tăng trong bối cảnh thế giới phục hồi hậu đại dịch. Mọi người trở lại các văn phòng và nhu cầu du lịch phục hồi. 

Các công ty dầu mỏ đã phản ứng chậm với sự phục hồi, trước đó nhiều hãng đã tạm ngừng hoạt động tại giàn khoan dầu và sa thải công nhân khi đại dịch bùng phát mạnh. Giá dầu từng giảm xuống dưới 0 vào giai đoạn ngắn trong năm 2020 do nhu cầu yếu.

Nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng đang gia tăng hiện nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu các công ty dầu mỏ trong nước cũng như các nhà sản xuất dầu lớn khác nâng sản lượng. Tuy nhiên, yêu cầu này chưa thực sự hiệu quả.

Nguyên nhân bởi các hãng dầu mỏ quan ngại sản lượng quá nhiều có thể khiến giá giảm. Các quốc gia như Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất không thể nhanh chóng tăng sản lượng đủ để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung dự kiến ​​của Nga. 

Ông Christopher Knittel, nhà kinh tế năng lượng tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết tâm lý lo ngại giá sẽ sụt giảm khiến các giám đốc điều hành do dự về việc khoan các giếng dầu mới và tăng sản xuất. Ngoài ra, chuyên gia Knittel nhận định: “Họ (các giám đốc điều hành trong ngành) cho rằng xe điện sẽ tiếp tục phát triển mạnh, đồng nghĩa là đến khoảng 10 năm nữa những giếng dầu đó có thể không còn thu được lợi nhuận”.

Ông John Auers, Phó giám đốc điều hành Công ty tư vấn năng lượng Turner Mason, cũng nhận định việc nhiều hãng muốn chuyển sang năng lượng tái tạo đã ảnh hưởng, dẫn tới các nhà máy dầu ngừng hoạt động. 

Thế giới - Vì sao giá xăng tại Mỹ tăng cao kỷ lục, vượt 30.000 đồng/lít? (Hình 2).

Khách hàng tại một trạm xăng Chevron, thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ, vào ngày 7/3/2022. Ảnh: Bloomberg.

Thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cũng là một nguyên nhân khiến sản lượng sụt giảm trong những năm gần đây. Các công ty đang hướng lợi nhuận cho cổ đông dưới hình thức cổ tức hoặc mua lại cổ phần. 

Theo ghi nhận của hãng tin New York Times, các nhà phân tích cho rằng nếu cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài và sản lượng của Nga sụt giảm, dòng chảy trên thị trường năng lượng về cơ bản có thể bị thay đổi. Theo thời gian, sự thay đổi về dòng chảy của dầu sẽ làm giảm ảnh hưởng của Nga đối với châu Âu. Cho đến khi nguồn cung được cải thiện hoặc nhu cầu trở nên ổn định hơn, giá xăng tại các trạm bơm có thể vẫn ở mức cao.

Phạm Hà Thanh (theo New York Times, Washington Post)

Mỹ đang bán 45 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược

Thứ 4, 15/06/2022 | 08:04
Việc giải phóng dầu đã đẩy mức dự trữ của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ năm 1987. 

Hãng xe điện Mỹ ELMS nộp đơn phá sản sau 1 năm niêm yết

Thứ 3, 14/06/2022 | 19:47
ELMS từng gây tiếng vang khi niêm yết vào tháng 6/2021 trên thị trường Mỹ, định giá 1,4 tỷ USD thông qua việc hợp nhất với một công ty SPAC.

Lạm phát lập kỷ lục ở Mỹ, áp lực đè nặng lên ông Biden

Thứ 7, 11/06/2022 | 10:10
Tổng thống Biden phản bác những lời chỉ trích rằng chính quyền của ông đã làm trầm trọng thêm lạm phát bằng cách quá hào phóng với việc phân bổ viện trợ chính phủ.

Bộ trường Tài chính Mỹ nhận định nền kinh tế sẽ không suy thoái

Thứ 6, 10/06/2022 | 08:45
Bà Yellen khẳng định dù thời gian có thể quay ngược trở lại thì vẫn không thay đổi các quyết định chính sách của Mỹ.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.