Vì sao hơn 8,7 tỷ đồng của khách hàng bị 'bốc hơi' tại NH Quốc Dân?

Vì sao hơn 8,7 tỷ đồng của khách hàng bị 'bốc hơi' tại NH Quốc Dân?

Thứ 3, 28/03/2017 | 21:45
0
Cần tiền làm nhà, bà Nguyễn Bạch M. đến ngân hàng TMCP Quốc Dân làm thủ tục rút tiền gửi. Bà choáng váng khi nghe nhân viên ngân hàng thông báo hơn 8,7 tỷ đồng của bà đã… "không cánh mà bay".

Niềm tin đặt nhầm chỗ

Từ năm 2012 đến ngày 6/1/2016, tổng số tiền gửi tiết kiệm (tính cả tiền gốc và lãi) của bà Nguyễn Bạch M. (trú tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) tại ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), phòng giao dịch số 14 (địa chỉ 298, đường Trần Khắt Chân) là hơn 8,7 tỷ đồng.

Khi đến đây giao dịch, bà M. thường làm việc với bà Nguyễn Thị Thu Hà - Trưởng phòng giao dịch số 14.

Bà M. cho biết, Nguyễn Thị Thu Hà nói với bà: “Ngân hàng NCB đang có loại sản phẩm ưu đãi, chuyển từ dạng tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng, lãi suất cao 13%/năm cho những khách hàng có số tiền gửi lớn. Chị là khách VIP, nên em dành cho chị sản phẩm này”.

Ban đầu, bà M. không đồng ý vì số tiền này gia đình bà dự định dùng để mua đất tại một dự án nhà ở. Công ty bán nhà yêu cầu nộp tiền lúc nào thì lấy ra nộp lúc đó. Nhưng bà Hà thuyết phục được bà M. và khẳng định tiền vẫn nằm trong ngân hàng, chỉ thay sổ tiết kiệm bằng chứng từ.

“Chị Hà đề nghị tôi ký các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm, để chuyển sang dạng chứng từ của ngân hàng và đưa tôi ký thủ tục. Sau đó chị Hà đưa cho tôi chứng từ (bảng kê tiền gửi) có chữ ký của Trưởng phòng giao dịch số 14, đóng dấu ngân hàng. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào các thủ tục hợp pháp này của ngân hàng NCB”, bà Nguyễn Bạch M. trình bày.

Đến giữa năm 2016, bà M. liên lạc với bà Hà thông báo chuẩn bị rút tiền để làm nhà. Bà Hà nhiều lần hứa cho người mang tiền đến, nhưng không thực hiện. Đầu tháng 1/2017, bà M. đến phòng giao dịch số 14 làm thủ tục rút tiền, nhân viên ngân hàng cho biết, toàn bộ số tiền nói trên của bà M. đã rút hết rồi, không còn nữa.

“Tôi bàng hoàng khi thông tin trên từ ngân hàng NCB. Tôi kiểm tra chứng từ của ngân hàng (có chữ ký của Trưởng phòng giao dịch, đóng dấu ngân hàng) vẫn giữ trong tay, tại sao người khác có thể rút được?”, bà M. bức xúc.

Trao đổi với PV, bà M. khẳng định, không rút tiền tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng NCB trả lại số tiền hơn 8,7 tỷ đồng cho gia đình mình. 

Gian nan đòi lại tiền gửi ngân hàng

Trả lời khiếu nại của bà Nguyễn Bạch M., tại Văn bản số 80 ngày 1/3/2017, ngân hàng NCB cho biết, bà Nguyễn Thị Thu Hà đã nghỉ việc.

Xét tính chất vụ việc có những dấu hiệu sai phạm cá nhân liên quan đến bà Hà - Trưởng phòng giao dịch số 14, ngân hàng NCB đã có đơn tố cáo, gửi Công an TP.Hà Nội để xác minh, làm rõ.

Tài chính - Ngân hàng - Vì sao hơn 8,7 tỷ đồng của khách hàng bị 'bốc hơi' tại NH Quốc Dân?

  Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.Hà Nội.

Hiện bà M. không đồng tình với cách ngân hàng NCB đẩy trách nhiệm sang cá nhân bà Hà và khẳng định, bà giao dịch với ngân hàng NCB, không phải với cá nhân bà Hà. Vì vậy, bà Hà có nghỉ việc, thì ngân hàng NCB vẫn phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của bà.

Ngoài ra, bà M. giải thích thêm: “Vì Trưởng phòng giao dịch số 14 tư vấn cho tôi chuyển từ hình thức tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng, nên tôi phải ký các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm và thay bằng chứng từ của ngân hàng. Về mặt pháp lý, tiền của tôi vẫn đang ở ngân hàng NCB. Vậy ai đã lấy tiền của tôi?”.

Bà M. cho rằng, ngân hàng NCB thoái thác trách nhiệm khi nói đây là sai phạm của cá nhân bà Hà.

“Khi thực hiện giao dịch tín dụng với tôi, bà Hà đang là Trưởng phòng giao dịch số 14. Cán bộ làm sai, thì ngân hàng NCB phải có trách nhiệm giải quyết”, bà Nguyễn Bạch M. nhấn mạnh.

Liên quan đến sự vụ, PV đã liên hệ với ngân hàng NCB và nhận được lời hứa, sẽ có phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

PV

 

Cùng chuyên mục

Dấu ấn tín dụng chính sách giúp giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
21 năm qua, vốn tín dụng chính sách tại Điện Biên đã hỗ trợ trên 430.000 hộ nghèo giúp cải thiện về cuộc sống, chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn.

Lăng kính chứng khoán 24/4: Không nên bán tháo ở các nhịp giảm

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Nhà đầu tư ngắn hạn không nên bán tháo ở các nhịp giảm, dừng bán và nắm giữ tit trọng cổ phiếu ở mức thấp hoặc có thể xem xét mua thăm dò với tỉ trọng thấp.

Áp lực bán dâng cao, thị trường lại "dò đáy"

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:39
Lực bán áp đảo khiến VN-Index có lúc rơi về sát mốc 1.170 điểm trước khi thu hẹp đà giảm về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch”.

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

Lãnh đạo MSB nói gì về trường hợp mất tiền gửi tại ngân hàng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:30
Theo Tổng Giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh, ngân hàng luôn tôn trọng quyền phán quyết của cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi khách hàng.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lăng kính chứng khoán 23/4: Nhịp giảm đã kết thúc?

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Thị trường hồi phục mang tính kỹ thuật và nhịp giảm có thể chưa kết thúc, NĐT nên tiếp tục thận trọng, tranh thủ nhịp phục hồi để cơ cấu danh mục về mức an toàn.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Chủ tịch TPBank: Phấn đấu chia cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2024

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:25
Trong năm 2023, TPBank đã bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 15%. Đồng thời chia cổ phiếu thưởng với tỉ lệ hơn 39,19%.