Vì sao Indonesia cần phải cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông?

Vì sao Indonesia cần phải cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông?

Thứ 7, 25/06/2016 | 05:14
0
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông, Indonesia cần phải thay đổi lập trường thay vì duy trì vị thế trung lập như hiện tại.

Lần thứ ba trong năm nay, hải quân Indonesia đụng độ với tàu cá Trung Quốc trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh quần đảo Natuna của nước này. Hôm 17/6, tàu chiến Indonesia đã truy đuổi, nổ súng và bắt giữ các thuyền viên Trung Quốc với cáo buộc đánh bắt cá trái phép.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tái khẳng định lập trường của Indonesia về vấn đề Biển Đông, rằng Jakarta không có vùng chồng lấn với Bắc Kinh.

Thế giới - Vì sao Indonesia cần phải cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông?

Tàu chiến của hải quân Indonesia. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, bộ ngoại giao Trung Quốc lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Bắc Kinh giải thích vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là "ngư trường đánh bắt truyền thống của Trung Quốc". Các nhà lập pháp Indonesia đang hối thúc chính phủ có quan điểm cứng rắn hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, điều mà Jakarta vẫn đang cân nhắc.

Hiện tại, Indonesia vẫn chủ trương duy trì vị thế trung lập, né tránh việc làm gia tăng căng thẳng hay đụng độ với Trung Quốc. Theo National Interest, dù Indonesia có tiếp tục lựa chọn con đường này nhưng những đụng độ với Trung Quốc ở EEZ vẫn có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là trong bối cảnh Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.

Nói cách khác, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn át trong bối cảnh Indonesia không thể hiện rõ lập trường. Bắc Kinh không coi vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là EEZ của Indonesia và khu vực này có thể trở thành điểm nóng tranh chấp trong khu vực.

Ngay chính nội bộ chính phủ Indonesia cũng có những quan điểm trái chiều, thể hiện sự thiếu thống nhất. Trong khi Ngoại trưởng Marsudi nhấn mạnh lập trường không có chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti lại cho rằng việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập ở Natuna là "hành vi phạm tội nghiêm trọng".

Cùng chuyên mục

Tòa nhà biểu tượng của Copenhagen (Đan Mạch) đổ sập trong "biển lửa"

Thứ 3, 16/04/2024 | 21:24
Sáng 16/4 (theo giờ địa phương), một trận hỏa hoạn lớn bùng phát tại sàn giao dịch chứng khoán cổ được xây từ thế kỷ 17 của Copenhagen, Đan Mạch làm tòa nhà đổ sập.

Số ca ung thư tuyến tiền liệt được dự đoán tăng gấp đôi vào năm 2040

Thứ 3, 16/04/2024 | 20:15
Báo cáo mới đây đưa ra dự đoán số ca mắc ung thư tuyến tiền liệt hằng năm sẽ tăng từ 1,4 triệu người vào năm 2020 lên 2,9 triệu vào năm 2040.

Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:55
Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” đối với Bắc Kinh.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:15
Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở “xứ sở mặt trời mọc”...

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.