Vì sao khi mắc sốt xuất huyết phải cẩn thận 'ngày thứ 4 giết người'?

Vì sao khi mắc sốt xuất huyết phải cẩn thận 'ngày thứ 4 giết người'?

Thứ 5, 13/07/2017 | 06:38
0
Dịch sốt xuất huyết đang tăng mạnh, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân không được chủ quan, đặc biệt từ "ngày thứ 4 giết người".

Theo báo cáo của cục Y tế dự phòng (bộ Y tế), từ đầu năm, cả nước đã ghi nhận 48.898 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 14 trường hợp tử vong.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng cục Y tế dự phòng nhận định, hiện nay đang là mùa dịch, diễn biến số mắc theo tuần có xu hướng tăng. Khu vực miền Nam, số mắc trong tuần chiếm 66,8% số mắc cả nước. Khu vực miền Bắc cao hơn so với năm 2016 là 40,4%. Riêng khu vực miền Trung, Tây Nguyên, số ca mắc sốt xuất huyết giảm đáng kể.

Trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cảnh báo, người dân không được chủ quan. Theo quy luật, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt... Tuy nhiên, đây không phải là giai đoạn nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà.

"Với bệnh sốt xuất huyết, từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước nên người bệnh lầm tưởng đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng", BS Cấp lưu ý.

Các bệnh - Vì sao khi mắc sốt xuất huyết phải cẩn thận 'ngày thứ 4 giết người'?

 Đặc điểm nhận biết bệnh sốt xuất huyết (Ảnh minh họa).

BS Cấp khuyến cáo về những biến chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết:

1. Tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu: Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định có phải truyền dịch cho bệnh nhân hay không. Với những trường hợp thoát mạch quá nhiều sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. 

2. Xuất huyết do giảm tiểu cầu: Bệnh nhân có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuât huyết dưới da… Những bệnh nhân này cần đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu để thầy thuốc cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.

BS Cấp khuyến cáo: "Chỉ trong những trường hợp bệnh nhân bị sốc, suy tạng mới nên chuyển lên tuyến Trung ương, với thể nhẹ có thể điều trị tại y tế tuyến cơ sở".

N.Giang

Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!