Vì sao không ngồi ăn lẩu quá 2h & ăn không quá 2 lần/tuần?

Vì sao không ngồi ăn lẩu quá 2h & ăn không quá 2 lần/tuần?

Thứ 4, 02/11/2016 | 11:35
0
Vào những ngày trời lạnh, chẳng có gì tuyệt vời hơn khi bạn được ăn một nồi lẩu nóng. Nhưng không phải ai cũng biết cách khi ăn lẩu để đảm bảo sức khỏe.

Chỉ nên ngồi ăn lẩu không quá 2h đồng hồ

Khi ăn lẩu, bạn tuyệt đối không nên ngồi quá lâu để lai dai trò chuyện. Bạn chỉ nên ngồi không quá tiếng vì ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Khi ấy dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

2 tuần nên ăn lẩu 1 lần

Cho dù mùa đông bạn có thích ăn lẩu như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục. Bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... Các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn lẩu khoảng 2 tuần/lần.

Dinh dưỡng - Vì sao không ngồi ăn lẩu quá 2h & ăn không quá 2 lần/tuần?

60 phút một lần nên thay nước lẩu

Khi ăn lẩu, bạn nên thay nước lẩu. Cứ khoảng 60 phút nên thay nước. Tuyệt đối đừng bao giờ không thay nước lẩu.

Bởi khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp.

Ăn thêm rau củ và cơm, bún mỳ

Nước lẩu có chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là những gia vị cay nóng như tỏi, sa tế, ớt... Do đó, bạn nên ăn nhiều rau củ để giúp cơ thể giải nhiệt, tránh hại gan và dạ dày.

Ngoài ra, lẩu rất giàu protein và chất béo vì thế bạn nên ăn thêm cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng.

Dinh dưỡng - Vì sao không ngồi ăn lẩu quá 2h & ăn không quá 2 lần/tuần? (Hình 2).

Nên nhúng kỹ thực phẩm khi ăn lẩu

Nhiều người thường nghĩ, ăn lẩu nên nhúng các thực phẩm tái vì như vậy khiến chúng ngon và ngọt hơn.

Nhưng điều này cực kỳ nguy hại vì khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao... Từ đó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bạn chỉ nên ăn đồ nhúng chín để tránh bị nhiễm bệnh.

Một số người dù thèm ăn lẩu cùng nên kiêng

Nếu như đang bị một số bệnh sau, những người này dù có thèm ăn lẩu cũng phải kiêng ăn chúng.

Cụ thể, người bị dạ dày không nên ăn lẩu chua cay vì chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy.

Người mắc bệnh đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.

Dinh dưỡng - Vì sao không ngồi ăn lẩu quá 2h & ăn không quá 2 lần/tuần? (Hình 3).

Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh ăn lẩu bởi chúng có chứa nhiều gia vị, không tốt cho thai nhi.

Minh Anh (tổng hợp)

Ăn lẩu ở quán sẽ bị... bạc tóc, hỏng men răng

Thứ 6, 25/10/2013 | 10:49
Bởi hầu hết các quán hiện nay đều dùng loại axit công nghiệp dùng cho tẩy trắng vải, quần áo… để tạo độ chua cho lẩu.

Vụ chuột chết trong nồi lẩu: Đã giảm hóa đơn, khách có được kiện?

Thứ 5, 26/11/2015 | 13:15
Đối với vụ khách hàng ăn lẩu có chuột chết thì dù chưa xác định được con chuột từ đâu mà ra. Nhưng về nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh đó thuộc về nhà hàng. Còn khách hàng có quyền đòi bồi thường.

Ăn lẩu ở quán sẽ bị... bạc tóc, hỏng men răng

Thứ 6, 25/10/2013 | 10:49
Bởi hầu hết các quán hiện nay đều dùng loại axit công nghiệp dùng cho tẩy trắng vải, quần áo… để tạo độ chua cho lẩu.

Vụ chuột chết trong nồi lẩu: Đã giảm hóa đơn, khách có được kiện?

Thứ 5, 26/11/2015 | 13:15
Đối với vụ khách hàng ăn lẩu có chuột chết thì dù chưa xác định được con chuột từ đâu mà ra. Nhưng về nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh đó thuộc về nhà hàng. Còn khách hàng có quyền đòi bồi thường.