Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo?

Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo?

Thứ 2, 12/08/2013 | 19:32
0
Những ngày qua, cộng đồng mạng, giới truyền thông, nhất là từ Trung Quốc dồn hết sức chú ý, pha sự bực bội lẫn lo lắng đối với tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ngoài lý do Izumo thực tế là con tàu sân bay đủ sức tiếp nhận tiêm kích tàng hình đa năng F-35 Lightning, nguồn gốc tên còn tàu còn gợi lên quá khứ chiếm đóng của quân phiệt Nhật với người Trung Quốc.

Trang web của Đài Quốc tế Bắc Kinh (CRI) có bài bình luận sâu về nguồn gốc tên gọi của Izumo. Ngày 6/8, tại Yokohama, tàu chiến lớn nhất mang tên "Izumo" của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật đã tổ chức lễ hạ thủy.

rn

Trang web "An ninh toàn cầu" Mỹ chỉ rõ, từ trọng tải, bố cục đến chức năng của tàu chiến "Izumo" đều hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của tàu sân bay hạng nhẹ. Ngày hạ thủy chính là ngày kỷ niệm 68 năm Hiroshima bị ném bom nguyên tử. “Cầu nguyện hòa bình đi đôi với ra mắt vũ khí chiến tranh, điều này đã dẫn đến sự quan tâm của cộng đồng quốc tế”, CRI mỉa mai.

rn

Tiêu điểm - Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo?

rn

Tàu đổ bộ Izumo

rn

Trong lịch sử, tên tàu "Izumo" từng được sử dụng cho một tàu tuần dương bọc thép của hải quân Nhật, từng thi hành nhiệm vụ trong chiến tranh Nhật-Nga và chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Trong thời kỳ chiến tranh xâm lược Trung Quốc, tàu chiến "Izumo" là tàu chỉ huy của một hạm đội hải quân Nhật Bản tại Trung Quốc, bị quân đội Mỹ đánh đắm vào năm 1945.

rn

Izumo" tàu tuần dương bọc thép có lượng rẽ nước gần 10.000 tấn, do nhà máy đóng tàu  Armstrong (Anh) thực hiện khi quan hệ giữa hai đế quốc còn nồng ấm. Trong biên chế hải quân Nhật Bản, tuần dương hạm bọc thép đã tham gia cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1905 mà phần thắng thuộc về đất nước mặt trời mọc.

rn

Sau đó, Izumo tiếp tục tham gia chiến tranh thống nhất, trong giai đoạn nó được sử dụng như một tàu huấn luyện. Khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, tuần dương hạm này được điều đến trấn giữ ở cửa sông Thượng Hải. Nhiều lần quân đồng minh cũng như Trung Quốc đã sử dụng máy bay, ngư lôi tấn công Izumo. Cuối Năm 1943, Izumo được điều về quê hương, lại đóng vai trò của một tàu huấn luyện. Ngày 24/7/1945, ngay trước khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc ít ngày, con tàu bị quân đội Mỹ tấn công đường không khi đang đỗ ở Kure. Dính ba quả bom hạng nặng, Izumo đã bị lật chìm.

rn

Tiêu điểm - Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo? (Hình 2).

rn

Tàu đổ bộ Izumo tại bến Thượng Hải

rn

Sâu xa hơn nữa, theo CRI, chuyên gia về vấn đề Nhật Bản của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc Viên Dương cho biết, Izumo là một địa danh của Nhật Bản, rất nhiều truyền thuyết dân gian được lưu truyền từ đây, sử dụng tên tàu chiến cũ cũng là thông lệ của hải quân nhiều nước. Thế nhưng, đặt tên tàu bằng tên tàu chiến từng sử dụng trong chiến tranh Nhật-Nga và chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Đồng thời lựa chọn ngày kỷ niệm 68 năm Hiroshima bị ném bom nguyên tử tổ chức lễ hạ thủy cho tàu chiến Izumo, điều này hẳn là có hàm ý chính trị.

rn

Còn Phó Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh nói với CRI, hành vi này của Nhật Bản cho thấy, Thủ tướng Nhật Abe toan lợi dụng tình cảm của người dân trong nước để ủng hộ ông. Ông Kim Xán Vinh nói, hiện nay, ngân sách Mỹ chẳng dồi dào, chi phí quân sự bị cắt giảm. Vì vậy, việc Mỹ bố trí quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhất định phải dựa vào Nhật Bản, điều này đã tạo cơ hội ra sức phát triển quân sự cho ông Abe.

rn

Tiêu điểm - Vì sao người Trung Quốc căm ghét tên tàu đổ bộ ‘khủng’ Izumo? (Hình 3).

rn

Báo cáo giữa kỳ "Đề cương chương trình phòng thủ mới" do Nhật công bố tháng 7 vừa qua trực tiếp chỉ rõ, để tăng cường "phòng vệ" đảo Điếu Ngư, Nhật quyết định tăng cường "năng lực cơ động của hải quân lục chiến" thuộc lực lượng tự vệ Nhật cũng như thành lập lực lượng đặc biệt "đánh chiếm đảo", Đài Quốc tế Bắc Kinh tỏ ra e ngại.

rn

Do tàu "Izumo" có đủ năng lực duy tu máy bay trực thăng và tiếp xăng cho tàu chiến khác trên biển, có phương tiện truyền thông phân tích rằng, chế tạo tàu tương đương tàu sân bay là "chính quyền Abe đang sửa soạn việc nâng lực lượng tự vệ lên cấp quân đội”.

rn

Hãng tin Kyodo bình luận: Quan hệ trên biển với các nước xung quanh trở nên căng thẳng khiến Bộ Phòng vệ Nhật Bản bức xúc tăng cường năng lực phòng thủ trên các hải đảo.

rn

Phong Nhĩ

Tàu đổ bộ đệm khí - vũ khí khó lường của Trung Quốc

Thứ 5, 30/05/2013 | 10:03
Bổ sung mới nhất cho kho vũ khí của Trung Quốc là chiếc tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) lớn nhất thế giới thuộc lớp “Zubr” do Ukraine sản xuất (còn được gọi là “Bò rừng châu Âu”).

Lai lịch tàu đổ bộ nhanh nhất thế giới của Trung Quốc

Thứ 4, 29/05/2013 | 09:49
Đây là chiếc đầu tiên trong số 2 tàu đổ bộ đệm khí nhỏ lớp Projekt 12322 Zubr đặt mua của Ukraine, đã về đến Quảng Châu hôm 25/5 trên tàu vận tải New York của công ty Đức Hansa Heavy Lift.

Mỹ lo tàu đổ bộ của Nga mang vũ khí đến Syria

Thứ 5, 06/06/2013 | 16:05
Một quan chức Lầu Năm Góc cho hay các công ty tình báo của Mỹ đã nhận dạng được 3 tàu chiến đổ bộ của Nga tại khu vực Đông Địa Trung Hải và nghi ngờ những con tàu này có chở theo các chuyến hàng vũ khí được sử dụng để tái cung cấp cho Syria.

Tàu chiến Israel được trang bị hệ thống tên lửa 'khủng'

Thứ 2, 29/07/2013 | 22:20
Quân đội Israel tiến hành trang bị tên lửa đất đối không tầm trung Barak 8 cho các tàu chiến chủ lực.

Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến Trung Quốc

Thứ 2, 15/07/2013 | 14:11
Trong quân đội một số quốc gia Đông Nam Á, tàu chiến lớp Giang Hồ II (053H1) của Trung Quốc đang được sử dụng với cương vị chủ lực. Tuy nhiên, chất lượng của những tàu chiến này đang ngày càng xuống cấp và không ít quốc gia đã phải đặt dấu hỏi.

Ảnh: Tàu chiến Nga - Trung nhả đạn trên biển

Thứ 6, 12/07/2013 | 10:21
Trong cuộc tập trận hải quân chung, các tàu chiến Nga-Trung đã thực hiện khoa mục bắn đạn thật cho kịch bản chống ngầm và phòng thủ.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.