Vì sao ông Trump không hề là

Vì sao ông Trump không hề là "con rối" của Tổng thống Putin?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 19/07/2018 | 11:48
0
Công chúng đã bị xỏ mũi khi truyền thông Mỹ gọi ông Trump là "con rối" của nhà lãnh đạo Nga. Trên thực tế, chính ông mới là người đang "chống Nga" mạnh mẽ nhất trên nhiều lĩnh vực.
Tiêu điểm - Vì sao ông Trump không hề là 'con rối' của Tổng thống Putin?

Tổng thống Trump có phải "con rối" của ông Putin?

Cuộc họp ngày 16/7 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tạo ra các phản ứng trái chiều trong công chúng.

Đối với những người ủng hộ hai nhà lãnh đạo và truyền thông Nga, hội nghị thượng đỉnh là một thành công lớn trong việc cải thiện quan hệ Nga-Mỹ. Còn đối với đảng Dân chủ - một số đảng viên Cộng hòa và truyền thông nước Mỹ - đây lại được coi là bằng chứng khác cho thấy ông Trump đã trở thành “con rối” của Tổng thống Putin.

Điều duy nhất mà cả hai nhóm trên đồng ý là việc Tổng thống Trump đã tìm thấy tiếng nói chung với người đồng cấp Nga. Nhưng vấn đề ở đây là cách nhìn nhận khác nhau, một bên coi đó là hành vi phản quốc, bên kia lại ca ngợi tài năng ngoại giao xuất sắc.

Tuy nhiên, theo tờ Al Jazeera, Tổng thống Trump cũng giống Tổng thống Putin ở chỗ ông nên được nhìn nhận và soi xét từ những hành động của mình, chứ không phải bằng lời nói.

Để giải thích cho lý do vì sao có thể khẳng định rằng nhà lãnh đạo Mỹ không hề là “con rối” của Nga, chúng ta có thể nhìn vào chính sách của ông về lĩnh vực năng lượng - nơi được coi là lợi ích quốc gia trọng tâm của Nga.

Cuộc chiến năng lượng

Dầu và khí đốt là vũ khí chính trị đối ngoại chính của Điện Kremlin cũng như là công cụ để đảm bảo ổn định đất nước. Giá dầu tăng mạnh vào những năm 2000 là một trong những yếu tố giúp cho nước Nga của Tổng thống Putin phát triển mạnh mẽ như hiện tại.

Khí đốt cũng là đòn bẩy chính mà ông có trên bình diện EU. Nga là nước xuất khẩu khí đốt chính cho châu Âu và hiện đang cung cấp 50% nhu cầu khí đốt cho lục địa này. Đường ống dẫn dầu và khí đốt cũng là một trong những công cụ chính để xuất khẩu năng lượng tới các quốc gia Trung Á, như Kazakhstan và Turkmenistan.

Nhưng đây cũng là điểm yếu trong hệ thống mà ông Putin vận hành. Nền kinh tế Nga ngày càng phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng khi chiếm tới hơn 60% tổng xuất khẩu của cả nước.

Câu hỏi đặt ra là Tổng thống Trump đã làm gì để đánh vào điểm yếu của Nga? Trên thực tế, ông đã gây áp lực lên Saudi Arabia để tăng sản lượng dầu nhằm bù đắp cho việc Iran bị loại khỏi thị trường do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và giá dầu bị giữ ở mức thấp. Từ điều này, ông hy vọng Nga sẽ suy yếu thêm sau khi nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng do sự sụt giảm giá dầu từ năm 2014.

Quan trọng hơn, ông Trump cũng yêu cầu châu Âu hủy bỏ Nordstream-2, một dự án đường ống dẫn khí nhằm tăng nguồn cung khí đốt của Nga cho Bắc Âu, đặc biệt là Đức. Nordstream là đứa con tinh thần của chính quyền Putin với tầm quan trọng lớn không chỉ về mặt kinh tế, mà còn là đòn bẩy để tăng sự ảnh hưởng của Nga trên khắp châu Âu.

Tổng thống Putin đã đầu tư rất nhiều nguồn lực ngoại giao, vận động hành lang và tài chính trong dự án. Trong nỗ lực ngăn chặn của mình, chính quyền Trump đang đi theo bước chân của người tiền nhiệm Obama, ông đã buộc Bulgaria phải hủy bỏ đường ống dẫn khí South Stream cung cấp khí đốt của Nga cho Nam Âu và Áo.

Tiêu điểm - Vì sao ông Trump không hề là 'con rối' của Tổng thống Putin? (Hình 2).

Mỹ đã phản đối châu Âu quá phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Lý do ông Trump muốn loại bỏ Nordstream là vì ông muốn giữ cửa cho khí hóa lỏng (LNG) tới được thị trường châu Âu. Tháng 6 năm ngoái, Ba Lan đã nhận được lô hàng LNG đầu tiên từ Mỹ. Một tháng sau, ông Trump đến thăm quốc gia này và chào hàng LNG trên bàn hội nghị của 12 quốc gia Trung và Đông Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.

"Hãy để tôi trình bày một ý kiến quan trọng thế này. Mỹ sẽ không bao giờ dùng năng lượng làm công cụ ép buộc các bạn, và chúng tôi cũng không cho phép người khác làm như vậy", ông nói tại cuộc họp. Không khó để đoán xem “người khác” mà nhà lãnh đạo Mỹ nhắc đến là ai.

Mùa hè năm đó, các lô hàng LNG lớn đầu tiên của Mỹ đã đến Lithuania, Tây Ban Nha và Anh.

Sau đó, vào tháng 3 năm nay, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo rằng xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng gấp bốn lần từ năm 2016 đến năm 2017; xuất khẩu sang các nước châu Âu (bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ) tăng gấp năm lần.

Chỉ vài ngày trước khi hội nghị Helsinki diễn ra, ông đã chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc nhập khẩu khí đốt nước này, nói rằng đất nước của bà bị "giam hãm" với Nga.

Nếu cựu Tổng thống Barack Obama là người đưa ra tuyên bố như vậy, truyền thông Nhà nước Nga sẽ ngay lập tức đáp trả. Nhưng đã không có phản ứng phẫn nộ nào đối với tuyên bố của ông Trump, có lẽ bởi vì Điện Kremlin vẫn hy vọng nhà lãnh đạo Mỹ có thể thương lượng và thực hiện một số nhượng bộ về các biện pháp trừng phạt.

Tờ Al Jazeera lưu ý rằng, lý do không có bất kỳ thông tin nào trên truyền thông Mỹ về cuộc chiến năng lượng với Nga của chính quyền Trump là bởi sau tất cả, nó mâu thuẫn với câu chuyện mà họ đang rêu rao rằng “Trump giờ là con rối của Putin”.

Ngoài dầu khí, Nga cũng đang bắt đầu phải chịu tổn hại từ “cuộc chiến thuế” được phát động bởi chính quyền Trump (Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ năm của Nga).

Kim loại cũng là một phần quan trọng trong xuất khẩu của Nga và quyết định của Mỹ trong việc áp mức thuế 25% đối với nhập khẩu thép và 10% với nhôm là tin xấu đối với Nga. Những tổn thất mà các công ty Nga đang phải gánh chịu dù chưa quá lớn nhưng đây mới chỉ là khởi đầu của cuộc chiến thương mại.

Từ Ukraine cho đến Syria

Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, người ta nghĩ rằng Tổng thống Trump đang quá nhượng bộ Nga, nhưng trên thực tế những bước đi gây tranh cãi đó đều nằm trong chính sách mà nhà tỷ phú này muốn hướng tới.

Iran - một điểm nhấn chính trong cuộc tranh luận giữa Nga và Mỹ - là một vấn đề mà ông Trump phải bày tỏ sự quan ngại với chính quyền Putin vì nó bao hàm rất nhiều mối quan tâm, không chỉ là hợp đồng an ninh lớn với các quốc gia vùng Vịnh mà còn là sự hỗ trợ chính trị cho Israel trong cuộc bầu cử năm 2020.

Ở Syria, có vẻ như chính quyền Trump đang lùi bước, nhưng điều đó không phải vì ông chấp nhận cho Nga giành hết lợi ích ở đó. Tổng thống Mỹ ngay từ đầu đã muốn rút khỏi quốc gia Trung Đông sau khi ông tuyên bố đánh bại IS. Điều duy nhất giữ quân đội Mỹ ở lại là vì Lầu Năm Góc.

Về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Trump dường như không có bất kỳ nhượng bộ lớn nào. Trên thực tế, vào tháng 1 năm nay, Mỹ đã bán các tên lửa chống tăng Javelin cho Kiev – điều mà ngay cả chính quyền Obama cũng không muốn làm.

Nói cách khác, Tổng thống Trump không hề hành động như một con rối của ông Putin. Ông đang thể hiện mình như một nhà đàm phán đại tài, người có thể thương lượng với bất cứ ai - từ Putin tới Kim Jong-un - để có được một thỏa thuận tốt.

Tổng thống Mỹ là một doanh nhân bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực bất động sản. Trong loại hình kinh doanh này, người ta không quan tâm ai mua căn hộ penthouse miễn là họ thanh toán nhanh chóng. Một số căn hộ trong Tháp Trump, được bán cho cả những người gặp rắc rối về hình sự và có cả công dân Nga.

Do đó, sẽ không bất ngờ khi công chúng được thấy một Tổng thống Trump sẵn sàng giao dịch với bất kỳ ai, miễn là có được một thỏa thuận hấp dẫn nhất.

Tất nhiên, liệu chiến lược này có thực sự hiệu quả hay không vẫn còn phải đợi thời gian trả lời.

"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và một chiến thắng cho Tổng thống Putin

Thứ 4, 18/07/2018 | 19:00
Hội tụ đủ "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", cùng món quà đặc biệt từ Tổng thống Trump, nhà lãnh đạo Nga đã có một chiến thắng dễ dàng tại thượng đỉnh Helsinki.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.