Vì sao Trung Quốc bước vào chính trường Trung Đông?

Vì sao Trung Quốc bước vào chính trường Trung Đông?

Chủ nhật, 12/05/2013 | 20:54
0
Trung Quốc đã quyết định bước vào chính trường Trung Đông khi lần đầu tiên đưa ra đề nghị chủ trì một hội nghị cấp cao giữa Israel và Palestine tại Bắc Kinh, đồng thời nỗ lực tìm câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa liên quan đến nhiều cuộc xung đột tại khu vực này.

Sáng kiến tổ chức hội nghị cấp cao Israel-Palestine của Trung Quốc không phải nhằm làm suy yếu các nỗ lực hòa bình của Mỹ tại khu vực này. Chính sách của Trung Quốc ở Trung Đông nổi lên trong bối cảnh Mỹ ngày càng ít quan tâm đến khu vực này và Washington đang định hướng lại các chính sách kinh tế-ngoại giao của họ để chuyển từ khu vực Địa Trung Hải sang Thái Bình Dương, vốn vẫn được biết đến với tên gọi "chuyển trục sang châu Á."

Tiêu điểm - Vì sao Trung Quốc bước vào chính trường Trung Đông?Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại Bắc Kinh.

Lý do sâu xa cho việc này hầu như không có gì đáng kể. Các công nghệ mới để khai thác khí đá phiến đang giúp Mỹ giảm dần sự phục thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông, và có khả năng đến cuối thập kỷ này sẽ biến Mỹ thành quốc gia xuất khẩu năng lượng.

Mặc dù những vấn đề của Trung Đông vẫn có liên quan tới mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Israel, song chúng sẽ không còn gây ảnh hưởng tới các nguồn cung chiến lược cung cấp "sự sống" cho nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện trở thành nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất từ Trung Đông, và sự phụ thuộc này sẽ tăng lên trong những năm tới cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

Mặc dù là quốc gia giàu khí đá phiến, song Trung Quốc chưa phát triển được công nghệ khai thác và công nghệ xác định chính xác các vị trí có nguồn tài nguyên này. Có thể trong tương lai, với công nghệ khai thác phát triển hơn, Trung Quốc sẽ không phải phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, tuy nhiên thực tế hiện nay đang trái ngược hoàn toàn.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ nước ngoài sẽ tăng lên trong những năm tới, và số dầu này sẽ được vận chuyển qua các tuyến đường biển nằm dưới sự kiểm soát và đảm bảo của Hải quân Mỹ. Tất cả những điều này buộc Trung Quốc ngày nay phải quan tâm tới Trung Đông.

Về cơ bản, Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ tốt với tất cả các quốc gia trong khu vực này, đặc biệt là với các quốc gia Arập. Mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Trung Quốc và Israel là bước phát triển quan trọng nhất tại khu vực. Thủ tướng Israel Benjanin Netanyahu đang có chuyến công du 5 ngày tới Trung Quốc (bắt đầu từ ngày 6/5), sẽ ký kết một thỏa thuận chung về quỹ đầu tư công nghệ xanh Trung Quốc-Israel - quỹ được sử dụng để giúp Trung Quốc thực hiện tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, Israel sẽ xây dựng một tuyến đường tàu hỏa từ Biển Đỏ tới Biển Địa Trung Hải, tránh Eo biển Suez - khu vực bất ổn do tình hình rối ren ở Ai Cập, và nước này muốn ngành công nghiệp đường sắt của Trung Quốc xây dựng đường tàu hỏa này.

Có một động thái phản ánh tham vọng của Trung Quốc muốn tăng cường vai trò ngoại giao tại một khu vực mà từ trước tới nay Bắc Kinh hầu như không có ảnh hưởng. Trong cuộc gặp ngày 9/5 với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, vài ngày sau khi tìm cách thuyết phục nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas khôi phục các cuộc thảo luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi ông Netanyahu tái khởi động các cuộc hòa đàm với phía Palestine càng sớm càng tốt.

Theo một tuyên bố được đăng tải trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối ngày 9/5, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Netanyahu: "Tôi hy vọng hai nước chúng ta có thể cùng nỗ lực để tìm ra các giải pháp thực tế nhằm từng bước xây dựng lòng tin, nối lại các cuộc hòa đàm càng sớm càng tốt và đạt được những tiến bộ thực sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các nước, tôn trọng các mối quan tâm của nhau sẽ góp phần mang lại ổn định và hòa bình cho khu vực." Trước đó, ngày 6/5, ông Tập Cận Bình đã đưa ra đề xuất hòa bình 4 điểm với ông Abbas - người có chuyến thăm Trung Quốc cùng thời điểm với ông Netanyahu.

Thường thì Trung Quốc có rất ít hoạt động ngoại giao ở Trung Đông nhưng lại rất muốn khẳng định vai trò của mình như một cường quốc trong nền chính trị thế giới. Về việc tổ chức hội nghị cấp cao nói trên giữa Israel và Palestine, trên thực tế, đây là ý tưởng của tỷ phú và cũng là nhà hảo tâm người Palestine Munib Masri, được đưa ra cách đây hơn một năm khi ông tới Bắc Kinh tham dự hàng loạt cuộc họp riêng. Suy nghĩ của người Palestine, nhất là những người như Marsi, trong việc tìm kiếm sự can dự của Trung Quốc là muốn Bắc Kinh đưa ra một cách tiếp cận mới có thể đem lại những kết quả ngoài mong đợi.

Phía Trung Quốc bản thân rất không chắc chắn và thường không sẵn sàng chấp nhận vai trò mới là người trung gian. Tuy nhiên, cơ hội không cho phép sự do dự. Tất nhiên, với bản tính thực dụng, Bắc Kinh dù không hy vọng sẽ đạt được hòa bình ở Jerusalem song ít ra sẽ muốn có thêm sự hiểu biết và quan hệ ở một khu vực đang ngày càng trở nên quan trọng đối với những lợi ích quốc gia của Trung Quốc, đồng thời cũng đang là nơi diễn ra sự tan rã nhanh chóng: Lybia bị phá nát trong cuộc đấu tranh giữa các phe phái sắc tộc; Syria đang là "căn bệnh ung thư" lan rộng; Iraq còn lâu mới trở lại bình thường, trong khi Ai Cập đang trong tình trạng dễ bùng lửa. Tất cả đang trực tiếp đe dọa tới toàn khu vực, và cả nguồn nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc.

Nguy cơ này, rất rõ đối với Bắc Kinh, sẽ phải được nhìn nhận trong toàn bộ các vấn đề chưa được giải quyết và có lẽ không thể giải quyết. Về việc này, một cuộc đối thoại quan trọng đang được xúc tiến ở Trung Quốc. Nếu mọi thứ đổ vỡ ở Trung Đông, Trung Quốc cần tập trung vào Israel - "chốt" ổn định trong khu vực, nơi không có dầu lửa để bán nhưng thay vào đó có công nghệ để giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu./.

Theo Dân trí

Những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ không Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ 5, 28/03/2013 | 07:21
Trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng phát hành, một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ năm 1909 trở về trước đều chứng minh Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) không thuộc về Trung Quốc.

Tội ác của tàu tuần tra Trung Quốc tại Hoàng Sa

Thứ 4, 27/03/2013 | 14:18
Tàu QNg 96382 TS do anh Bùi Văn Phải ở huyện đảo Lý Sơn làm thuyền trưởng. Tàu đã bị Trung Quốc đuổi bắn tại Hoàng Sa gây cháy tàu. Những hình ảnh này cho thấy tội ác của lính Trung Quốc với ngư dân Việt Nam.

Tàu ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn cháy nóc cabin

Thứ 2, 25/03/2013 | 21:27
Vừa qua, trong chuyến đi biển Hoàng Sa, tàu QNg 96382 TS của ông Bùi Văn Phải ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn đạn lửa gây cháy nóc tàu. Ngày 22/3/2013, Tàu về bến Lý Sơn.

Quá nhiều cái chết bởi đồ dỏm Trung Quốc

Thứ 7, 11/05/2013 | 18:20
Thực tế, sản phẩm tường khô Trung Quốc nhiễm bẩn đã được tìm thấy trong khoảng 100.000 ngôi nhà mới của Mỹ ở ít nhất là hàng tá tiểu bang.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Ukraine yêu cầu cuộc họp với NATO

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:43
Thông tin trên được ông Zelensky đưa ra trong bài phát biểu video hàng đêm mà ông vẫn thực hiện kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Mặt trận Chasov Yar: “Thợ săn đêm” của Nga đột phá, Ukraine đang rút lui

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga với sự hỗ trợ của xe bọc thép và không quân đã giành được chỗ đứng ở một số khu vực của thành phố.

Iron Dome thành chủ đề “nóng” ở châu Âu sau cuộc tấn công của Iran vào Israel

Thứ 4, 17/04/2024 | 06:00
Hệ thống phòng không Iron Drome trứ danh của Israel đã được đề cập đến trong các bình luận của cả giới lãnh đạo và các công ty quốc phòng ở châu Âu.

Ủy ban của LHQ bất đồng về yêu cầu trở thành thành viên chính thức của Palestine

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:26
Theo một báo cáo mà Reuters nhận được, Ủy ban của Hội đồng Bảo an LHQ “đã không thể nhất trí đưa ra khuyến nghị” về việc Palestine đã đạt đủ điều kiện hay không.

Hi hữu: Người đàn ông giả chết để trốn trả tiền nuôi con

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:24
Một người đàn ông ở Kentucky (Mỹ) phải đối mặt với mức án tù tối đa là 7 năm và số tiền phạt 500.000 USD về tội Gian lận máy tính, trộm danh tính.