Đang tắm thì bị ông hàng xóm xông vào ôm chặt

Đang tắm thì bị ông hàng xóm xông vào ôm chặt

Thứ 6, 13/09/2013 | 10:52
0
Nhà trọ là một trong những nơi chứa nhiều vấn đề rắc rối và mối nguy hiểm chết người.

Vì tiền quên đi tính mạng con người

Nhưng với những thành phố lớn như TP.HCM thì các khu nhà trọ chỉ có tăng lên chứ không hề giảm. Người thuê trọ không còn cách nào khác hơn là cẩn trọng bảo vệ chính mình.

Tình trạng khá phổ biến hiện nay chính là có nhiều khu trọ, chủ chỉ xây lên rồi cho thuê mà rất ít khi được sửa lại. Sự vô trách nhiệm của chủ trọ nhiều khi khiến người thuê sống trong những khu ổ chuột xập xệ. Dọc đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM, khi chúng tôi tiếp cận một số dãy trọ xập xệ hỏi thì đa số những người trọ ở đây đều cho hay họ rất ít khi gặp chủ.     

Bạn Nguyễn Tuyết Mai, sinh viên trường đại học KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), trọ tại khu làng đại học Thủ Đức cho biết: "Mỗi tháng đến lúc thu tiền phòng em mới thấy chủ tới. Thường thì khu phòng trọ của em mạnh ai nấy làm. Nhiều nam sinh viên rủ bạn bè về rồi nhậu nhẹt, nhậu say thì cãi lộn đánh nhau. Thật tình nhiều khi về phòng mà em cứ nơm nớp lo sợ tai bay vạ gió không biết kêu ai. Thường ngày cũng nhiều đối tượng lạ mặt đến khu trọ, nhưng không biết là bạn bè của ai đó hay chỉ là giả vờ tới rồi trộm đồ". 

Chính vì sự quản lý lỏng lẻo của các chủ trọ nên tình hình mất an ninh trật tự diễn ra tại các khu trọ này hết sức phổ biến. Một số đối tượng lựa chọn các khu trọ có nhiều nữ để thực hiện những mưu đồ đen tối. Vừa qua, báo ĐS&PL cũng đã nhận được nhiều cuộc gọi đến từ bạn đọc phản ánh tình trạng sàm sỡ nữ công nhân ở một số khu trọ gần khu công nghiệp Linh Xuân, Thủ Đức.

Trong đó, bạn đọc N.L. (23 tuổi, làm việc tại khu công nghiệp Linh Xuân) cầu cứu: "Nhiều lần tôi thấy ông T. người đàn ông cùng khu trọ để ý, nhưng biết người này đã lớn tuổi, lại ở với vợ nên tôi né tránh. Vì khu trọ phải tắm và vệ sinh ở khu công cộng nên khá bất tiện. Một lần tôi đang tắm thì ông T. đột nhiên mở cửa ra lao vào ôm chặt lấy tôi. Tôi liền la thật to. Ông T. hoảng hồn tông cửa bỏ chạy".

Nếu không tuân theo quy định, chủ trọ có thể bị phạt

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc Hãng luật Giải Phóng, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: "Về trách nhiệm dân sự của chủ trọ được xác định dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng thuê trọ. Tuy nhiên, trên thực tế đa phần giữa hai bên đều không ký hợp đồng thuê, cho nên khi phát sinh hậu quả, tranh chấp xảy ra khó có cơ sở để xử lý. Về phòng chống cháy nổ, theo quy  định  nếu chủ trọ không tuân theo các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, các lỗi mà chủ phòng trọ hay mắc phải như: Không niêm yết nội quy PCCC, không có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở các dãy phòng trọ, không ban hành quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt".

Phải kiên nhẫn chịu đựng và... chờ đợi(!)

Xung quanh sự mất an toàn đối với những người đang phải sống kiếp ở trọ, tiến sỹ (TS) Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM đã thẳng thắn nhìn nhận và có những tính toán cụ thể. Mặt khác, TS Nguyễn Bách Phúc cũng cho rằng, muốn đảm bảo được những tiêu chuẩn tối thiểu về chỗ ở cho các đối tượng nói trên thì phải “kiên nhẫn chịu đựng và chờ đợi”...

Thưa TS, hiện nay, đô thị TP.HCM còn nhiều bất cập, đặc biệt là lượng người lao động, học sinh  sinh viên từ các tỉnh thành khác đổ về rất đông. Họ đang phải sống trong những căn phòng trọ thiếu đủ thứ: Diện tích, mất an toàn, trộm cướp, cháy nổ, TS nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Hiện nay, đô thị TP.HCM còn nhiều bất cập, đặc biệt là lượng người lao động, học sinh, sinh viên từ các tỉnh thành khác đổ về rất đông. Họ đang phải sống trong những căn phòng trọ diện tích hẹp, nguy cơ mất an toàn, trộm cướp, cháy nổ, tôi cho rằng, đó là một thực tế khách quan, không thể chối cãi. Đó cũng chỉ là một trong hàng loạt vấn đề về cơ sở hạ tầng nhức nhối của chúng ta, như kẹt xe, ngập úng, ô nhiễm không khí, xử lý rác mà chính quyền và người dân đã nói nhiều, nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu. Có lẽ, các nhức nhối này ràng buộc chằng chịt với nhau. Muốn xử lý dứt điểm phải đồng bộ, phải có vốn liếng tiền bạc, chứ không thể chỉ bằng quyết tâm hay bằng ý chí, bằng mơ ước tốt đẹp...

Là một nhà khoa học giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực, đồng thời là Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM, TS có thể đưa ra giải pháp làm thế nào để giải quyết chỗ ở đạt chuẩn tối thiểu cho họ?

Phải sống trong những căn nhà trọ như vậy chắc chắn là họ đang đối mặt với những nguy hiểm rình rập. Vậy làm thế nào để giải quyết chỗ ở đạt chuẩn tối thiểu cho họ? Câu hỏi này không dễ trả lời. Thử làm phép tính như sau: Để tránh đối mặt với những nguy hiểm rình rập, mỗi người ở trọ (gọi chung là người nhập cư) cần mua một diện tích tối thiểu là 6m2, tại những chung cư cho người thu nhập thấp. Loại chung cư này đang được bán với giá bình quân 15 triệu đồng/m2, vậy người nhập cư phải có 15 triệu đồng/m2 x 6m2 = 90 triệu đồng. Đó là điều không thể vì hiện nay chẳng có mấy người nhập cư có đủ khoản tiền này!

Cũng có thể đưa ra giả thiết: Người nhập cư không mua mà chỉ thuê 6m2 loại nhà nói trên, vậy tiền thuê nhà sẽ là bao nhiêu? Nếu nhà đầu tư (là Nhà nước hoặc tư nhân) bỏ ra 90 triệu để mua nhà, rồi cho thuê, mỗi năm họ phải thu về ít nhất là 20% số tiền đầu tư (thì mới đủ tiền chi phí quản lý, khấu hao, sửa chữa, nộp thuế, tiền lời), tức là phải thu về 20% x 90 triệu đồng = 18 triệu đồng, cũng có nghĩa người nhập cư phải đóng tiền thuê nhà mỗi tháng 1,5 triệu đồng (18 triệu đồng/12 tháng). Đó cũng là điều không thể xảy ra!

Có nhiều người nghĩ rằng, chính quyền thành phố có thể lấy tiền ngân sách đầu tư xây dựng nhà ở cho người nhập cư. Giả thiết có 1 triệu người nhập cư, thì tổng số tiền đầu tư sẽ là 1 triệu người x 90 triệu đồng/người = 90.000 tỷ đồng! Ngân sách lấy đâu ra số tiền này? Hơn nữa, nếu ngân sách tìm được đâu đó số tiền này, và ngân sách giúp đỡ người nhập cư bằng cách cho thuê giá rẻ (ở mức mà người nhập cư đang đóng tiền thuê nhà hiện nay, khoảng 400.000 đồng/tháng), thì ngân sách sẽ lỗ mỗi năm bao nhiêu tiền? Cụ thể, mỗi năm 1 người nhập cư đóng 400 ngàn/tháng x 12 tháng = 4,8 triệu đồng, như vậy ngân sách lỗ từ 1 người nhập cư là 13,2 triệu đồng (18 triệu đồng - 4,8 triệu đồng). Với số lượng khoảng 1 triệu người nhập cư thì con số này là 13.200 tỷ đồng. Thành phố  lấy đâu ra tiền để bù khoản lỗ này hàng năm?

Giải quyết từ ba phía

Nghe tiến sĩ phân tích thì xem ra tình hình rất căng thẳng. Như vậy, chẳng lẽ bó tay thưa ông?

Theo quan điểm của tôi, vấn đề sẽ được giải quyết dần dần bằng sự cố gắng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 phía: Người nhập cư, các doanh nghiệp sử dụng lao động nhập cư, các trường học, và chính quyền thành phố.

Về phía người nhập cư, cần kiên nhẫn chịu đựng, tạm thời yên tâm sống trong những chỗ trọ chật chội, kém tiện nghi, kém an toàn, tương ứng với tiền thuê nhà mỗi tháng 400 ngàn đồng. Mặt khác, phải nỗ lực làm việc, đóng góp sức lực và trí tuệ cho doanh nghiệp và trường học phát triển mạnh mẽ, chờ đợi kinh tế phát triển, lương dần nâng cao, tới mức có thể chi 1,5 triệu đồng mỗi tháng để thuê chỗ ở đạt tiêu chuẩn tối thiểu.

Các doanh nghiệp sử dụng lao động nhập cư, các trường học cố gắng sản xuất tốt, quản lý tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cống hiến của người lao động, của học sinh, nâng dần mức lương, nâng dần học bổng, giảm dần học phí.

Chính  quyền thành phố phải tiếp tục quan tâm, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, nâng dần mức sống của nhân dân, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của an sinh xã hội.

Trước thực trạng mất an toàn trong các khu nhà ổ chuột (khu nhà trọ) như hiện nay, TS Nguyễn Bách Phúc có chia sẻ gì thêm?

Mất an toàn trong các khu nhà ổ chuột (khu nhà trọ) như hiện nay, là phụ thuộc vào hai phía: Thái độ chấp hành pháp luật và ý thức cộng đồng của phía người ở trọ; trách nhiệm của cơ quan công quyền. Tình hình sẽ được cải thiện nếu cả hai phía đều đồng thời cố gắng.

Xin cảm ơn ông!                                 

 Tiến sỹ Nguyễn Bách Phúc.

 Thanh Tùng - Hoàng Minh

Trưởng phòng nội vụ đột tử tại nhà trọ

Thứ 2, 29/07/2013 | 15:43
Thông báo với gia đình đi dự tiệc, song đến xế chiều ông Tần được chủ nhà trọ và một phụ nữ đưa vào trạm y tế trong tình trạng ngưng tim, ngừng thở.

Những tuyệt chiêu thuê nhà trọ giá rẻ của sinh viên

Thứ 4, 24/07/2013 | 15:14
Nhiều sinh viên đã nghĩ ra những tuyệt chiêu độc đáo để có thể thuê nhà trọ vừa rẻ, tiện nghi đầy đủ lại tự do thoải mái và không bị phụ thuộc vào chủ nhà.

Ba mẹ con chết bất thường trong nhà trọ

Thứ 6, 28/06/2013 | 15:49
Sáng 28/6, đi làm về gọi mãi không thấy vợ trả lời, người chồng phá cửa xông vào thì thấy vợ cùng 2 con nhỏ nằm chết bên vũng máu.

Ba mẹ con chết bất thường trong nhà trọ

Thứ 6, 28/06/2013 | 16:31
Sáng 28/6, đi làm về gọi mãi không thấy vợ trả lời, người chồng phá cửa xông vào thì thấy vợ cùng 2 con nhỏ nằm chết bên vũng máu.

'Cơn bĩ cực' của người Việt nhập cư bất hợp pháp ở Nga

Thứ 3, 06/08/2013 | 10:39
Sau một ngày vất vả tìm nơi nhà chức trách giam giữ dân nhập cư bất hợp pháp sống trong dãy lều bạt dã chiến của lính còn mới căng tạm ngoài trời (ở quận Golyanovo, đông bắc Mátxcơva), tôi cũng chỉ đành chấp nhận đứng bên ngoài mà... nhìn vào (!), bởi chính quyền Nga đã có lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

CEO Facebook bị phản đối vì luật nhập cư mới

Thứ 7, 11/05/2013 | 21:28
Mark Zuckerberg đang phải chịu những lời chỉ trích liên quan đến Fwd.us, một tổ chức chính trị phi lợi nhuận mà Mark là một trong những người sáng lập nên.