Viễn cảnh Đông Nam Á hậu 'tái cân bằng Obama'

Viễn cảnh Đông Nam Á hậu 'tái cân bằng Obama'

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:42
0
Đã có một sự hoài nghi về việc Washington sẽ "tái cân bằng" như thế nào dưới thời một tổng thống khác sau khi ông Obama rời Nhà Trắng vào đầu năm sau.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đầu tháng trước tại Lào đã đánh dấu là một trong những cuộc họp đa phương cuối cùng giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với các nhà lãnh đạo ASEAN, khi nhiệm kỳ của ông sẽ chính thức kết thúc vào tháng 1 năm sau.

Hồ sơ - Viễn cảnh Đông Nam Á hậu 'tái cân bằng Obama'

Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trong chuyến đi này, ông Obama đã tìm cách trấn an các nước Đông Nam Á rằng Mỹ sẽ vẫn tiếp tục cam kết của mình trong chính sách "tái cân bằng" khu vực trong tương lai.

Từ lâu, sự hiện diện của Mỹ trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành đối tác an ninh cho một số quốc gia ASEAN khi phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng tỏ rõ sự bành trướng và hung hăng.

Đã có một sự hoài nghi về việc Washington sẽ tái cân bằng như thế nào dưới thời một tổng thống khác sau khi cuộc bầu cử Mỹ chuẩn bị kết thúc.

Nếu chính quyền mới của Washington chuyển trọng tâm đối ngoại rời khỏi khu vực Đông Nam Á, chính sách tái cân bằng của ông Obama sẽ không còn ý nghĩa, và ASEAN được cho là sẽ mất đi nguồn lực đối chọi với Bắc Kinh.

Mặc dù vậy, chuyên gia phân tích David Han từ Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho rằng, điều quan trọng là ASEAN cần phải duy trì được vai trò trung tâm và sự đoàn kết của mình trong khu vực

Điều này sẽ giúp cho khối các nước trong khu vực không cần bận tâm đến việc người đứng đầu Nhà Trắng trong vài tháng tới là ai - Hillary Clinton hay Donald Trump.

Ngoài ra nó sẽ đảm bảo việc quản lý các vấn đề khu vực Đông Nam Á vẫn nằm trong phạm vi nội bộ ASEAN và không dễ bị tổn thương vì những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai.

Hồ sơ - Viễn cảnh Đông Nam Á hậu 'tái cân bằng Obama' (Hình 2).

Chiến lược "tái cân bằng" châu Á có thể sẽ vẫn được duy trì ở chính quyền tổng thống Mỹ tiếp theo.

Trên thực tế, hầu hết các nước ASEAN đều hoan nghênh việc Mỹ “tái cân bằng” dưới thời của chính quyền Tổng thống Obama, tuy nhiên nó không có nghĩa rằng ASEAN sẽ hoàn toàn lựa chọn ngả về phe Washington để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi một động thái như vậy có thể kích hoạt một chuỗi phản ứng tiêu cực từ phía Bắc Kinh.

Một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã chỉ ra rằng, Trung Quốc không phải là một mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng đối với hầu hết các nước ASEAN, do đó không có tình huống cấp thiết nghiêm trọng nào để các nước này phải lôi kéo bằng được Mỹ về một phe để đối đầu với Trung Quốc.

Thứ hai, với việc công khai trải thảm đỏ mời Mỹ tiến vào ASEAN có thể giúp Mỹ được đứng vào vị thế “nắm đằng chuôi”, làm lu mờ vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, và quan hệ "chủ khách" sẽ bị đổi chỗ cho nhau.

Điều này đi ngược lại mục tiêu chung của ASEAN đó là không để cho khu vực Đông Nam Á trở thành chiến trường cho sự cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc trên thế giới.

Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào hôm 6/9, Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo Trung Quốc cần tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) về vấn đề Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết trong việc dùng các biện pháp hòa bình để làm giảm căng thẳng và duy trì sự ổn định trong khu vực.

Cũng trong hội nghị này, Trung Quốc được cho là cố gắng sử dụng những chiêu bài ngoại giao lợi ích để tác động tới việc ngăn tuyên bố chung nhắc tới vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không thể có niềm vui trọn vẹn khi tuyên bố ban hành sau cùng vẫn nhắc tới tranh chấp ở Biển Đông, mặc dù đã không đề cập đến các phán quyết của tòa án.

ASEAN có bị Trung Quốc làm cho chia rẽ?

Một số nhà phân tích và một số bài viết trên các phương tiện truyền thông châu Á đã có những lời chỉ trích tuyên bố chung của ASEAN khi chỉ có một đoạn duy nhất về vấn đề Biển Đông, trong khi không nhắc tới phán quyết PCA và hành động quân sự hóa đảo nhân tạo.

Hồ sơ - Viễn cảnh Đông Nam Á hậu 'tái cân bằng Obama' (Hình 3).

Biển Đông luôn là vấn đề chính trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc.

Luồng ý kiến trên lập luận rằng, phản ứng như vậy là không đủ để dằn mặt Trung Quốc. Tuy nhiên chuyên gia David Han cho rằng, lời chỉ trích này là không công bằng với ASEAN.

Ông cho biết, những lời dèm pha nói trên không đánh giá cao bản chất của tuyên bố chung. Nếu tuyên bố chung đưa thêm nhiều chi tiết hơn, bao gồm các hoạt động cải tạo của Trung Quốc và phán quyết của Tòa Trọng tài, nó sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN, gây ra một phản ứng ngoại giao dữ dội từ phía Bắc Kinh. Và nghiễm nhiên ASEAN sẽ buộc phải rơi vào vòng tay của Mỹ như một quân bài gia đối đầu với Trung Quốc.

Còn ngược lại, nếu như tuyên bố vừa qua của ASEAN chấp nhận không nhắc một chữ nào đến vấn đề Biển Đông như lời kêu gọi của một số thành viên trung lập, điều này sẽ cho phép Trung Quốc gây lũng đoạn chương trình nghị sự của ASEAN, dẫn đến sự suy yếu, chia rẽ.

Do vậy, bản tuyên bố chung vừa qua được đánh giá là một văn bản hợp lý, làm tôn lên vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết vấn đề nội bộ khu vực, tránh rơi vào tình huống phải trở thành một lựa chọn sân sau cho Mỹ hoặc Trung Quốc đấu đá quyền lực.

Bước đi tự chủ của ASEAN

Tổng thống Mỹ tiếp theo rất có thể sẽ kế thừa và tiếp tục các nỗ lực trong chính sách "tái cân bằng" của ông Obama ở châu Á-Thái Bình Dương và ASEAN chắc chắn sẽ chào đón sự phát triển này.

Hồ sơ - Viễn cảnh Đông Nam Á hậu 'tái cân bằng Obama' (Hình 4).

Philippines với vai trò chủ tịch luân phiên đã tuyên bố sẽ đưa ASEAN trở thành tổ chức đoàn kết và thống nhất.

Tuy nhiên, như các lập luận trước đó, ASEAN sẽ không quá "vồ vập" lấy Mỹ để tránh hạ thấp vai trò trung tâm của mình.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong bài phát biểu khi ông nhận chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017 nói rằng, Manila sẽ tìm hướng đi để ASEAN luôn duy trì sự thống nhất và đoàn kết, trong khi chủ động hợp tác với các đối tác toàn cầu mới.

Chuyên gia David Han cho rằng, cũng giống như Philippines, quốc gia đang tìm cho mình một chính sách đối ngoại độc lập, ngừng phụ thuộc vào Mỹ và hướng tới hợp tác với các quyền lực lớn khác; đây cũng sẽ là quỹ đạo tốt cho ASEAN – trong bối cảnh sự đoàn kết giữa các quốc gia Đông Nam Á đã bị xói mòn nghiêm trọng bởi một số bất đồng nội bộ và đặc biệt là áp lực từ sự cạnh tranh Mỹ-Trung trong những năm gần đây. 

ASEAN dường như sẽ không dao động trước việc thời đại hậu Obama sẽ ra sao trong những năm tiếp theo, hay bối rối trước câu hỏi chính sách “tái cân bằng” của Mỹ sẽ vẫn còn tiếp diễn hay không.

Bởi điều quan trọng rằng ASEAN đã chọn cho mình một con đường đi tự chủ như những gì thể hiện trong bản tuyên bố chung hôm 8/9.

Tổ chức này hiểu rằng, bằng sự thống nhất nội bộ và tận dụng sự hỗ trợ thân thiện không trục lợi từ bên ngoài, mọi thứ là đủ để vượt qua những thách thức ở khu vực trong tương lai.

Quốc Vinh

Khi rời Nhà Trắng, cuộc sống của Tổng thống Obama ra sao?

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:20
Tháng 1/2017, Tổng thống đương nhiệm Mỹ Barack Obama sẽ chính thức rời khỏi Nhà Trắng. Vậy cuộc sống của Tổng thống Barack Obama sẽ như thế nào sau khi về hưu?

Ông Obama hối thúc cử tri Mỹ bỏ phiếu cho bà Clinton

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:13
Tổng thống Obama nói: “Nếu cử tri không bỏ phiếu, thì đó là một lá phiếu dành cho ông Trump”.

Quốc hội Mỹ lần đầu lật ngược phủ quyết của Tổng thống Obama

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:15
Hôm 28/9, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu lật ngược phủ quyết của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với dự luật 11/9.

Khi rời Nhà Trắng, cuộc sống của Tổng thống Obama ra sao?

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:20
Tháng 1/2017, Tổng thống đương nhiệm Mỹ Barack Obama sẽ chính thức rời khỏi Nhà Trắng. Vậy cuộc sống của Tổng thống Barack Obama sẽ như thế nào sau khi về hưu?

Ông Obama hối thúc cử tri Mỹ bỏ phiếu cho bà Clinton

Chủ nhật, 23/10/2016 | 07:13
Tổng thống Obama nói: “Nếu cử tri không bỏ phiếu, thì đó là một lá phiếu dành cho ông Trump”.

Quốc hội Mỹ lần đầu lật ngược phủ quyết của Tổng thống Obama

Thứ 7, 22/10/2016 | 11:15
Hôm 28/9, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu lật ngược phủ quyết của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với dự luật 11/9.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới về Dự án tuyến đường BT trước "hoàng hôn" tại Thanh Hóa

Thứ 4, 12/07/2023 | 07:00
Tỉnh Thanh Hóa vừa có động thái "quay xe", khi điều chỉnh thanh toán đối ứng từ 5 khu đất xuống còn 3 tại dự án BT đường nối Tỉnh lộ 514 và Quốc lộ 47C, Triệu Sơn.

Kiên Giang: Xử phạt 38 cơ sở kinh doanh hàng giả vi phạm gần 1 tỷ đồng

Thứ 5, 29/06/2023 | 14:50
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục QLTT phát hiện và xử lý 38 cơ sở kinh doanh vi phạm, phạt tiền 901.242.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 889.870.000 đồng.

Mỹ công bố thêm tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy

Thứ 7, 18/12/2021 | 19:00
Giới chức Mỹ mới đây đã công bố tập tài liệu mật dài hàng nghìn trang về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy.

Ấn Độ: Chủ quan ngủ dưới xe buýt, 18 người bị xe tải đâm tử vong

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:38
Một xe tải chạy quá tốc độ đâm vào xe buýt hai tầng ở miền Bắc Ấn Độ khiến ít nhất 18 người tử vong và nhiều người khác bị thương.

Virus Corona chỉ gây bệnh cho chó lại xuất hiện ở người viêm phổi

Thứ 5, 20/05/2021 | 20:15
Một nhóm khoa học quốc tế đã phát hiện ra một loại virus corona mới có thể lây nhiễm cho con người. Trước đó, loại virus này được biết đến chỉ gây bệnh ở chó.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.