'Cần xây dựng Hiến pháp trên cơ sở truyền thống lịch sử'

'Cần xây dựng Hiến pháp trên cơ sở truyền thống lịch sử'

Thứ 2, 06/05/2013 | 11:04
0
Đó là ý kiến của viện sỹ Valery Yevdokimov chủ tịch Hội Luật gia Ucraina, đồng chủ tịch Hội Luật gia thế giới trong chuyến thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam từ ngày 7 - 13/4/2013.

Trong thời gian này viện sỹ Valery Yevdokimov đã có bài trả lời phỏng vấn VTV liên quan các vấn đề Hiến pháp. Báo Người đưa tin xin trân trọng đăng  toàn văn bài trả lời phỏng vấn của viện sĩ Valery Yevdokimov.

Thưa ông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật là một trong những mảng hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Ucraina. Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị cho việc sửa đổi Hiến pháp hiện hành, xin ông cho biết là Ucraina có thể chia sẻ những kinh nghiệm gì với Việt Nam về vấn đề này?

Đoàn của chúng tôi rất hân hạnh được sang làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi luôn hài lòng khi hồi tưởng lại quan hệ lịch sử truyền thống giữa Việt Nam và Ucraina. Giữa chúng ta có nhiều cách nhìn giống nhau. Chính vì thế, chúng tôi sang Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền và cơ sở nền tảng pháp luật. Chúng tôi thực sự vui khi thấy Việt Nam đang tiến hành thiết lập một hiến pháp mới. Thời đại thay đổi. Nhiều diễn biến xảy ra. Vì vậy quá trình này là hoàn toàn tự nhiên.

Năm 1996, Ucraina thông qua Hiến pháp mới. Nó đã được công nhận là một trong những hiến pháp tốt nhất bảo vệ đầy đủ quyền con người và quyền công dân.

Hiện nay, Tổng thống Ucraina đã thành lập Ủy ban Hiến pháp và đồng thời cũng là thành viên của Ủy ban này. Và chúng tôi đang có những thay đổi bổ sung cho Hiến pháp hiện hành, bởi vì xã hội thay đổi, con người thay đổi, quan hệ xã hội thay đổi và phải bổ sung thay đổi cho hợp thời.

Chúng tôi sang Việt Nam lần này với những văn bản hiến pháp và những thay đổi trong Hiến pháp của chúng tôi và muốn giới thiệu cho Việt Nam những thay đổi đó.

Chúng tôi cho rằng, trong lịch sử của chúng ta có thời kỳ giống nhau và Việt Nam có thể tiếp nhận kinh nghiệm của Ucraina trong việc soạn thảo Hiến pháp mới.

Luật sư - 'Cần xây dựng Hiến pháp trên cơ sở truyền thống lịch sử'

Viện sỹ Valery Yevdokimov Chủ tịch  Hội Luật gia Ucraina.

Thưa ông, với tư cách là Chủ tịch Hội Luật gia thế giới mới, xin ông cho biết, vai trò của lực lượng chính trị thường được quy định như thế nào trong Hiến pháp?

Những vấn đề này rất quan trọng. Trong đó có vấn đề vai trò lãnh đạo của các lực lượng chính trị nhất định trong xã hội. Đó là những quá trình dân chủ thông thường có thể diễn ra ở bất kỳ nước nào. Nhưng nước CH XHCN Việt Nam có những truyền thống lịch sử riêng, hình thành đã lâu. Một số chính trị gia cho rằng hệ thống một đảng chính trị là hệ thống độc tài, nó hạn chế những nguyên tắc dân chủ.

Nhưng nếu nhìn từ khía cạnh pháp luật, thể chế và lịch sử, tôi có thể nói chắc chắn rằng việc xây dựng Nhà nước và xã hội do chính nhân dân quyết định. Nhân dân Việt Nam đã xác định cho mình hệ thống một đảng. Điều đó nói về sự tin tưởng với hệ thống chính trị này. Nhân dân tin tưởng đảng cầm quyền, trong trường hợp này cụ thể đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dân Việt Nam thấy được tương lai tươi sáng của mình dưới đường lối lãnh đạo của Đảng. Việt Nam hôm nay là một quốc gia phát triển tốt. Đảng Cộng sản lãnh đạo tốt. Tôi không thấy có vấn đề gì.

Còn vấn đề sở hữu: Tại Ucraina cũng như các quốc gia XHCN trước đây, kể cả ở Việt Nam, đất đai đã thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Ở Ucraina chúng tôi, ngày nay có sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, nhưng đất đai nông nghiệp của chúng tôi không tư hữu hóa và vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Được biết, cá nhân ông và một số người ở Ucraina vẫn sử dụng từ "đồng chí", phải chăng đó là thể hiện tình yêu, sự nuối tiếc đối với Đảng Cộng sản?

"Đồng chí" là từ mang tính lịch sử đã lâu. Ở Ucraina, chúng tôi hiện nay cũng có Đảng Cộng sản. Đó là một lực lượng chính trị có đại diện trong Quốc hội. Tất nhiên, tất cả những người cộng sản luôn nói từ "đồng chí". Hiện nay từ này được sử dụng ít hơn. Vì như các bạn đã biết, trong nhiều năm, Liên Xô trước đây đóng cửa, nhân dân ít được tiếp xúc với các nước. Sau này giao tiếp trở nên nhiều hơn, xuất hiện những giá trị văn hóa mới. Hơn nữa, ở Ucraina từ "đồng chí" mới chỉ xuất hiện sau Cách mạng tháng 10. Trước Cách mạng, người Ucraina dùng từ "pani" trong tầng lớp trung và thượng lưu, còn tầng lớp thấp hơn thì không gọi gì cả.

Trong văn bản chính thức chúng tôi không sử dụng từ này. Nhưng tôi cho rằng, trong giao tiếp chúng ta có từ "bạn" - dùng khi quan hệ rất thân mật rồi, từ "đồng chí" - với những người cùng làm việc, có thể tin tưởng và từ "bạn quen". Nói chung, chúng tôi không để ý tới những từ ấy và sử dụng từ nào cho tiện trong giao tiếp mà thôi.

Thưa ông, ông cho rằng Hiến pháp sửa đổi của Ucraina có nhiều điểm tốt, vậy xin ông cho biết cụ thể những ưu điểm này?

Hiến pháp là luật pháp cơ bản của mỗi quốc gia. Hiến pháp bao gồm những nội dung liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Đó là thể chế các chính quyền từ trên xuống. Đó là vị trí và vai trò của tất cả các cơ quan Nhà nước, vai trò và vị trí của Tổng thống, Quốc hội, v.v... Ngay trong chương đầu của Hiến pháp, chúng tôi đề cập tới quyền công dân, quyền được bảo vệ bằng Hiến pháp, bằng luật pháp. Quan trọng nhất là nhân dân của một quốc gia. Nhưng bất cứ quyền nào cũng cần được bảo vệ. Chính vì thế, chúng tôi và ở bất cứ nước nào cũng vậy, chú ý đặc biệt tới hệ thống tòa án.

Chúng tôi không thay đổi Hiến pháp, chúng tôi chỉ đưa vào những thay đổi và bổ sung. Chúng tôi nghiên cứu và lấy kinh nghiệm của châu Âu và các nước khác nhau, còn chỉ theo hình thức của một quốc gia nào đó là không nên. Với Việt Nam cũng vậy. Việt Nam cần nghiên cứu kinh nghiệm các nước và xây dựng hiến pháp của mình trên cơ sở truyền thống lịch sử và đặc điểm của quốc gia mình.    

Xin cảm ơn ông!     

BTV

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam thăm và làm việc tại Ucraina

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Nhận lời mời của Liên hiệp Luật gia Ucraina, đoàn đại biểu Hội Luật gia Việt Nam do Chủ tịch Hội Phạm Quốc Anh dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Ucraina từ ngày 21.7 28.7.2012.

Hội nghị ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam: Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Thứ 7, 23/03/2013 | 15:52
Mới đây, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, ban Thường vụ Hội Luật gia đã tổ chức hội nghị góp ý kiến vào bản Dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.