Viện trưởng CIEM: Phục hồi kinh tế cần khung thời gian đến năm 2023

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 27/09/2021 | 11:35
0
Theo TS.Trần Thị Hồng Minh, phục hồi kinh tế không chỉ tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn, mà còn phải bảo đảm thể chế mạnh mẽ hơn trong 3 - 5 năm tới.

Sáng 27/9, Văn phòng Quốc hội tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tọa đàm.

Là người đầu tiên nếu nêu ý kiến tại tọa đàm, TS.Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khuyến nghị, cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch Covid-19.

Trình bày tham luận về tổng quan kinh tế Việt Nam 2021 và triển vọng năm 2022, bà Minh đánh giá, Chính phủ vẫn hướng tới “mục tiêu kép”, song cũng lắng nghe, cân nhắc với tinh thần cầu thị những đề xuất mới.

Trong đó, có đề xuất cho phép các nhà máy trong khu công nghiệp duy trì sản xuất trong điều kiện bảo đảm phòng chống dịch, đề xuất cho phép doanh nghiệp chủ động nhập vắc-xin… Nhờ đó, Chính phủ và nhiều ngành, địa phương đã có điều kiện để cân nhắc tích cực hơn các kịch bản, lộ trình và biện pháp mở cửa trở lại nền kinh tế, hướng tới phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Đối thoại - Viện trưởng CIEM: Phục hồi kinh tế cần khung thời gian đến năm 2023

Toàn cảnh toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội sáng 27/9

Dù có nhiều cải thiện, nhưng theo Viện trưởng CIEM, công tác điều hành và chất lượng các văn bản chính sách hỗ trợ nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, bất cập. Trong khi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, các địa phương chưa cân nhắc hài hòa, đồng bộ các quy trình, biện pháp liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các địa phương.

Một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế như giãn, hoãn thuế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí chưa đủ “sức nặng” cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp, trong bối cảnh đầu ra của nền kinh tế còn khó khăn.

Bên cạnh đó, dù đề cập đến nhiều lĩnh vực mới để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nhưng các thông tin, số liệu chính thống phục vụ cho đánh giá chính sách ở các mảng lĩnh vực này hiện còn thiếu rất nhiều.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế năm 2022

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, triển vọng kinh tế năm 2022 sẽ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, bà chỉ ra các yếu tố về việc kiểm soát dịch, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, khả năng bảo đảm phục hồi sản xuất, hay khả năng bắt nhịp thực hiện một chương trình sâu rộng về phục hồi và phát triển kinh tế.

“Tôi cho rằng kế hoạch này cần có khung thời gian ít nhất đến năm 2023, để không chỉ tháo gỡ khó khăn, tạo động lực trong ngắn hạn, mà còn phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho các cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ hơn trong 3-5 năm tới”, bà Minh nhấn mạnh.

Đối thoại - Viện trưởng CIEM: Phục hồi kinh tế cần khung thời gian đến năm 2023 (Hình 2).

TS.Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Theo bà Minh, nếu tư duy chính sách có thể lồng ghép hiệu quả việc tìm kiếm những mô hình, không gian kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn… thay vì chỉ bó vào kích thích tài khóa - tiền tệ, kinh tế Việt Nam sẽ có thêm điều kiện để phục hồi, hướng tới phát triển bền vững, nâng cao năng lực nội tại, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh trong tương lai.

Viện trưởng CIEM cũng nêu một số kiến nghị chính sách như sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch Covid-19.

3 giai đoạn phục hồi kinh tế

Bà Minh cho biết, nghiên cứu của CIEM công bố vào tháng 4/2021 đã kiến nghị 3 giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế, với cách tiếp cận khác nhau nhưng đều nhấn mạnh yêu cầu thực hiện hiệu quả các chính sách.

Giai đoạn 1 (đến quý I/2022): Ưu tiên phòng chống dịch Covid-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô (kể cả thúc đẩy giải ngân đầu tư công) để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn, và duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 (đến hết năm 2023): Sau khi kiểm soát dịch Covid-19, tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. Duy trì và đổi mới cải cách môi trường kinh doanh để tạo thêm không gian cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 3 (sau năm 2023): Bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn.

Khuyến nghị tiếp theo từ CIEM là vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực (đặc biệt cạnh tranh chiến lược giữa các nền kinh tế lớn, diễn biến dịch Covid-19, ứng xử với dòng vốn FDI, kịch bản thương mại với Hoa Kỳ, kịch bản mở rộng CPTPP và kịch bản phê chuẩn RCEP, rủi ro khủng hoảng nợ toàn cầu...).

Vị này cũng khuyến nghị nghiên cứu, khuyến khích các mô hình kinh tế mới ở thị trường trong nước (kinh tế số, thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn...) để tạo thêm không gian kinh tế trong nước.

Loạt kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với Thủ tướng

Chủ nhật, 26/09/2021 | 15:48
Gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp, hiệp hội đều mong muốn các cơ quan nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Chủ tịch VCCI nêu "chìa khoá" để mở cửa nền kinh tế

Chủ nhật, 26/09/2021 | 11:27
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công kiến nghị, việc mở cửa kinh tế phải đồng bộ với độ phủ về vắc-xin trong cộng đồng doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp có yêu cầu gì, Chính phủ cố gắng đáp ứng tốt nhất có thể”

Chủ nhật, 26/09/2021 | 10:56
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dịch được kiểm soát nhờ đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Góc nhìn từ chuyên gia kinh tế thế giới

Thứ 5, 23/09/2021 | 07:15
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm trong năm 2021 và có triển vọng tăng tốc trong năm 2022, theo ADB và chuyên gia kinh tế của WB Việt Nam Dorsati Madani.

Chuyên gia: Không thể mãi “tắt - bật” nền kinh tế

Thứ 6, 10/09/2021 | 19:00
Đặc thù ngành sản xuất kinh doanh cần có sự ổn định. Không thể cứ mãi tắt - bật nền kinh tế, chi phí khi đó đội lên rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến DN.
Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Hoá chất Đức Giang báo lãi giảm sâu, có gần 9.500 tỷ đồng gửi ngân hàng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:40
Khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng - chiếm 2/3 tổng tài sản của Hoá chất Đức Giang giúp công ty thu về hơn 165 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý I/2024.

Dầu khí Nhơn Trạch 2 lỗ kỷ lục kể từ khi niêm yết

Thứ 2, 22/04/2024 | 16:13
Quý I/2024, Dầu khí Nhơn Trạch 2 lỗ sau thuế 158 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ kỷ lục của công ty kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.

Dầu khí Nam Sông Hậu tiếp tục báo lỗ, tiền mặt chỉ hơn 16 tỷ đồng

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:47
Kết quả kinh doanh quý I/2024 của Dầu khí Nam Sông Hậu biến động mạnh khi doanh thu giảm 88%, lỗ sau thuế 29 tỷ đồng - nối dài mạch lỗ quý thứ hai liên tiếp.

Thủ tướng: Thanh tra, xử lý nghiêm trường hợp tiêu cực, thổi giá vàng

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:39
Thủ tướng yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động, giao dịch trên thị trường, khắc phục ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.
Cùng chuyên mục

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
     
Nổi bật trong ngày

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Người vi phạm nồng độ cồn bỏ lại xe không nộp phạt bị xử lý thế nào?

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:02
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.