Việt Nam cần làm gì để thoát bẫy thu nhập trung bình?

Việt Nam cần làm gì để thoát bẫy thu nhập trung bình?

Nguyễn Lê Tùng Phong
Thứ 6, 07/01/2022 | 11:01
0
Trong báo cáo mới xuất bản, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra nhiều khuyến nghị toàn diện về cải cách thể chế cho Việt Nam để đưa đất nước vào quỹ đạo mong muốn.

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo Cập nhật Đánh giá Quốc gia năm 2021 cho Việt Nam, với nội dung tập trung vào cải cách thể chế. Báo cáo này cho rằng đại dịch Covid-19, quá trình toàn cầu hóa chậm lại cùng nhận thức thay đổi về tăng trưởng kinh tế đã yêu cầu Việt Nam cần có những thay đổi thể chế nhất định nhằm đạt được khát vọng phát triển của mình.

Cần định hình lại 6 ưu tiên phát triển

Các chuyên gia của WB đã ghi nhận những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới và tăng trưởng. Dù vậy, ngay từ những năm 2010, Chính phủ đã nhận ra rằng Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng và do đó WB đã tích cực hợp tác cùng Việt Nam nhằm đề xuất một cơ cấu mô hình tăng trưởng mới cho tương lai.

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tạo nên một cú sốc lớn về kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Theo WB, trước đại dịch Việt Nam đã định hình được tương đối rõ những ưu tiên cần thiết để đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, những ưu tiên này đã bị thay đổi bởi cường độ của cú sốc do dịch và những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu, bao gồm sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc thương mại, quá trình chuyển đổi số tăng tốc và các sáng kiến xanh gia tăng mạnh mẽ hơn.

Vì lý do đó, WB cho rằng cần định hình lại 6 ưu tiên phát triển. 6 ưu tiên này bao gồm: tập trung nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ; tăng tốc chuyển đổi số; chuyển tư duy sang tăng trưởng bền vững; tăng cường cơ sở hạ tầng; cân bằng sự ổn định ngành ngân hàng với mở rộng tài chính toàn diện và phát triển chiều sâu thị trường vốn; và chuyển sang chương trình bảo trợ xã hội trên toàn quốc. 

Qua phân tích của mình, các chuyên gia của WB cho rằng đến nay Việt Nam chưa thực hiện đồng đều 6 ưu tiên nói trên và sẽ cần nỗ lực lớn hơn nếu muốn đạt mục tiêu thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và thu nhập cao năm 2045. 

Cụ thể hơn, so với các nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đang làm tốt hơn về thương mại hàng hóa, chuyển đổi số kinh tế và giảm nghèo. Theo nhận định của WB, Việt Nam là một trong những quốc gia cởi mở nhất trên thế giới đối với thương mại hàng hóa và thu hút dòng vốn FDI khổng lồ, nhờ vậy đạt kết quả vượt trội về thương mại so với các quốc gia thu nhập tương đồng.

Về chuyển đổi số, mức độ sử dụng điện thoại di động và Internet rộng rãi đã giúp Việt Nam có ưu thế, tuy tụt hậu về năng lực đổi mới sáng tạo. Giảm tỉ lệ nghèo cùng cực và bất bình đẳng cũng là lợi thế tương đối của Việt Nam, nhưng nước ta được đánh giá kém về độ bao phủ của hệ thống bảo trợ xã hội.

Chính sách - Việt Nam cần làm gì để thoát bẫy thu nhập trung bình?

Đánh giá của WB về thành tích và mong đợi của Việt Nam trong thực hiện các ưu tiên phát triển. Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam được cho là đang kém về tăng trưởng bền vững, cơ sở hạ tầng và hệ thống tài chính.

Tốc độ tăng phát thải khí nhà kính cao, quản lý tài nguyên không tái tạo kém hiệu quả và thực tế dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu sẽ là rào cản lớn với mục tiêu phát triển.

Thêm vào đó, WB cho biết, dư địa tài chính hạn hẹp và hệ thống quản lý đầu tư công kém hiệu quả dẫn đến thiếu hụt về cơ sở hạ tầng chất lượng.

Cuối cùng, khoảng cách về sự hoàn thiện của hệ thống tài chính giữa nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam và thu nhập cao là tương đối lớn, đặc biệt ở cấp độ hộ gia đình và doanh nghiệp; kèm theo đó là các rủi ro nhất định trong hệ thống tài chính.

Làm thế nào thoát “bẫy thu nhập trung bình”?

Nhằm đạt tới ngưỡng của các quốc gia thu nhập trung bình cao, Việt Nam sẽ phải nỗ lực tăng chất lượng thương mại và dịch vụ, đổi mới sáng tạo, và nhìn chung tập trung vào những mảng yếu như tài chính và môi trường.

Về thương mại, cần đa dạng hóa thương mại, tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm chi phí thương mại và khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và địa phương. Chuyển đổi số - một mảng mạnh của Việt Nam - cũng bị giới hạn do rủi ro về tiếp cận không đồng đều đối với thông tin và dữ liệu có chất lượng và kỹ năng số thiếu hụt - do đó chính phủ được khuyến nghị cần xem xét lại chính sách đổi mới sáng tạo, nâng cao kỹ năng số và hài hòa lợi ích an ninh thông tin và quyền riêng tư. Về giảm nghèo, do những tác động đáng kể của đại dịch đến cơ cấu việc làm và tiền lương, Việt Nam sẽ cần xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội với phương pháp tiếp cận toàn chính phủ để phân phối lợi ích đến nhiều đối tượng cần thiết hơn. 

Chính sách - Việt Nam cần làm gì để thoát bẫy thu nhập trung bình? (Hình 2).

Đánh giá chất lượng các yếu tố quyết định thành tựu của Việt Nam trong 6 ưu tiên. Nguồn: Ngân hàng Thế giới. 

Bên cạnh những cải thiện trên, Việt Nam sẽ càng phải nỗ lực đối với những ưu tiên chưa làm tốt. Môi trường và cơ sở hạ tầng sẽ là các lĩnh vực yêu cầu thay đổi toàn diện nhất, từ giảm phát thải, tăng hiệu quả quản lý tài nguyên cho đến nâng cao hiệu quả tài chính công và doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống tài chính của Việt Nam cũng cần đến những giải pháp tổng thể liên quan đến cải thiện giám sát ngân hàng, đa dạng hóa thị trường vốn và tăng cường đổi mới công nghệ tài chính. 

Để làm được điều này, theo WB, Chính phủ Việt Nam sẽ cần phải áp dụng một loạt các cải cách thể chế nếu muốn nâng cấp tầm nhìn, năng lực và động lực của mình một cách có hệ thống trong tất cả các ưu tiên phát triển của đất nước.

Bằng cách áp dụng 5 cải cách - điều chỉnh khung định chế cho vững chắc, tinh giản thủ tục hành chính, sử dụng công cụ thị trường thông minh, tăng hiệu lực thực thi quy định và đảm bảo khả năng tham gia của các bên - Việt Nam có thể tạo nền tảng cho hiệu quả thực thi chính sách cao hơn.

Nếu không đẩy nhanh tiến trình này, Việt Nam có thể rơi vào “bẫy thể chế thu nhập trung bình” và đưa quốc gia vào một quỹ đạo tăng trưởng không đạt mong muốn.

"Việt Nam phải chịu cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 50 năm qua"

Chủ nhật, 05/12/2021 | 10:47
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, đại diện WB cho rằng đây là thời điểm tốt để Việt Nam xem xét cải cách thuế nhằm hỗ trợ tham vọng trở thành nước thu nhập cao.

Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh tăng trưởng công bằng sau đại dịch

Thứ 4, 29/09/2021 | 17:22
WB đã nêu lên nguy cơ tăng trưởng chậm kết hợp với bất bình đẳng gia tăng trong báo cáo mới nhất và cho rằng cần có giải pháp kịp thời để đạt tăng trưởng công bằng.

WB: Covid-19 gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Thứ 4, 29/09/2021 | 13:31
Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam sẽ ở mức 4,8%. Tuy nhiên, Covid-19 kéo dài sẽ để lại hậu quả dài hạn đối với tăng trưởng kinh tế.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, có những vi phạm đối với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Đề xuất 2 phương án phạt cọc và trường hợp không phạt cọc

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:00
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Lương hưu tháng 5 được chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:11
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có hướng dẫn việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của kỳ chi trả tháng 5 năm 2024.

Trường hợp công dân bị thu hồi thẻ căn cước, ai cũng nên biết

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:03
Nhiều người thắc mắc thẻ căn cước có bị thu hồi hay bị giữ không? Nếu có thì trường hợp nào sẽ bị thu hồi hay bị giữ thẻ căn cước?
     
Nổi bật trong ngày

Trường hợp công dân bị thu hồi thẻ căn cước, ai cũng nên biết

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:03
Nhiều người thắc mắc thẻ căn cước có bị thu hồi hay bị giữ không? Nếu có thì trường hợp nào sẽ bị thu hồi hay bị giữ thẻ căn cước?

Đề xuất 2 phương án phạt cọc và trường hợp không phạt cọc

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:00
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, có những vi phạm đối với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.