Việt Nam lọt top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ

Việt Nam lọt top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ

Thứ 3, 19/11/2013 | 16:53
0
Theo báo cáo trao đổi giáo dục quốc tế Open Doors 2013, Việt Nam nằm trong top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ. Năm học 2012 - 2013, sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ đạt con số 16.098 người, đứng hàng thứ 8 trong số các nước có đông sinh viên ở nước này. Đây hẳn là một con số thống kê nói lên được nhiều điều về giáo dục.

Tiền nào của nấy?

Câu chuyện của Phạm Minh Trang là một điển hình. Học hết học kì 1 năm thứ nhất tại Học viện Ngân hàng, Trang bảo lưu kết quả để tìm kiếm cơ hội du học. Bản thân Trang đã có ý định du học từ hồi phổ thông nhưng vẫn đăng ký thi đại học để đề phòng trường hợp rủi ro. Trang trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng, thừa 3 điểm. Thời gian học đại học cho Trang một cảm giác... lười học.

Trang chia sẻ: "Môi trường học tập ở các trường đại học ở Việt Nam nói chung không gây hứng thú cho sinh viên. Sinh viên không cần dành nhiều thời gian để học, chỉ cần tập trung học mấy ngày gần kỳ thi thì kết quả vẫn tốt. Mọi người học kiểu đối phó với bài kiểm tra, quá trình học không quan trọng bằng kết quả. Điều đó làm cho sinh viên không hứng thú học".

Xã hội - Việt Nam lọt top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ

Việt Nam nằm trong top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ (ảnh minh họa)

Hiện tại Trang đã hoàn thành xong khóa học dự bị đại học ở Mỹ. Trang cho biết, chương trình học ở đây hơi khó nhưng lại khiến Trang thích thú. Về lý thuyết căn bản, Trang chia sẻ những gì Trang được học cũng giống như những gì Trang đã học tại trường Ngân hàng. Nhưng cách thầy cô giáo ở đây nói về những vấn đề đấy làm cho Trang có cảm hứng. Những gì được học Trang cảm thấy nó sát thực hơn và không bị khô khan. Ví dụ khi ra đường, thấy một quầy báo vỉa hè, Trang có thể liên hệ để biết họ thuộc thành phần kinh tế nào.

Trang so sánh: "Ở đây tôi còn được học những môn rèn luyện tư duy mà bản thân tôi thấy rất cần. Môn học giúp tôi hiểu rằng mình không nên tin tưởng hoàn toàn vào những gì mình được dạy. Cần có sự phát triển của tư duy. Lúc đầu mình sẽ tiếp nhận kiến thức, nhưng dần dần khi mình trưởng thành hơn về mặt tư duy thì mình nên tự đặt vấn đề và tìm câu trả lời. Riêng về điều này, như ở Việt Nam thì các thầy cô dạy gì, sinh viên phải nghe như thế và đến lúc kiểm tra thì phải trả lời đúng như vậy. Đó là đểm khác nhau về quyền tự do của sinh viên và việc lấy sinh viên làm trung tâm".

Nói về học phí, Trang cho biết gia đình mình không giàu nhưng tình hình kinh tế của các gia đình Việt Nam hiện nay thì học phí không phải là vấn đề quá lớn so với ngày trước. Điều mà các gia đình quan tâm là mình sẽ nhận được cái gì chứ không phải là mình bỏ ra bao nhiêu. Số tiền mình bỏ ra chi trả cho học phí thì mình mua lại được cái gì và đáp ứng được bao nhiêu điều mình mong đợi.

Xã hội - Việt Nam lọt top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ (Hình 2).

Ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội

Cùng phận đi học xa nhà như Trang, Nguyễn Việt Khôi, sinh viên năm 2 ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế của đại học Staffordshire (Anh) bày tỏ quan điểm: "Chương trình học ở trong nước buộc sinh viên phải học những môn không liên quan đến chuyên ngành, cơ sở vật chất lại không hiện đại. Tôi đã đi học đại học ở trong nước một thời gian rồi mới nhận được học bổng du học. Như trường ở Việt Nam, đầu khóa giảng viên sẽ phát sách, rồi mỗi buổi lên lớp, sinh viên cắm cúi chép bài, đến kỳ thi thì lôi nguyên các kiến thức đấy ra để trả lại thầy cô là được. Đó như một khuôn khổ bó hẹp tư duy của con người lại. Về thi cử thì có những môn, sinh viên được mở sách để làm bài. Như vậy thì không cần học cũng qua".

Còn ở Staffordshire, Quang cho biết trong một buổi học, giảng viên chỉ giảng bài 2 tiếng, và chỉ giảng những phần khó. Những phần khác sinh viên phải tự xem bài trước ở nhà. Sau đó có 1 tiếng để sinh viên làm bài tập nhóm hoặc thảo luận trên lớp. Sinh viên được chủ động hơn nhiều. Mình được học và được thể hiện ý kiến của mình. Còn đến kỳ thi, những ai không học thì rất khó để mà qua. Thêm nữa là môi trường giáo dục ở đây hoàn toàn minh bạch và công bằng. Những cố gắng của mình được ghi nhận và đền đáp xứng đáng, điều đó cũng thúc đẩy sinh viên chăm học hơn và không bị ức chế.

Xã hội - Việt Nam lọt top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ (Hình 3).

Việt Nam nằm trong top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ (ảnh minh họa)

 Dấu hiệu tích cực, nhưng...

Nếu giáo dục trong nước đáp ứng được...

Tính đơn giản, một du học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài chi phí một năm tối thiểu cũng phải 15.000 USD, nhất là trường có chất lượng ở Mỹ, Anh, Úc thì có thể lên đến 40.000 - 50.000 USD/năm. Trong khi đó học ở trong nước, một chương trình chất lượng cao tương đương chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều. Bởi vậy nếu giáo dục trong nước đáp ứng được thì nhiều gia đình có thể không cho con em ra nước ngoài học nữa. 

Ủng hộ con gái mình đi du học, ông Phạm Đức Quang, bố của Trang chia sẻ: "Trang đã tự tìm hiểu và quyết định đi du học vì đào tạo ở đây đúng như mong muốn của Trang. Ở trường Trang đang học, tôi thấy người ta đào tạo đúng chuyên ngành hơn, những môn không cần thiết thì không bắt học và đòi hỏi sinh viên tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. Thêm nữa thì đây là môi trường tốt để nâng cao khả năng ngoại ngữ".

Trao đổi với PV Người Đưa Tin về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội nhận định: "Việt Nam nằm trong top 10 nước có nhiều du học sinh tại Mỹ là thông tin đáng chú ý và có tính tích cực, bởi nó thể hiện một số bộ phận người dân Việt Nam có mức sống ngày càng cao nên họ có điều kiện để gửi con đi học ở nước ngoài, lại nhất là ở Mỹ, nơi được cộng đồng Việt Nam đánh giá có nền giáo dục đại học đạt chất lượng cao. Và nó thể hiện sự hiếu học của dân tộc Việt Nam, bởi dù đời sống mới chỉ dư dả một chút nhưng nhiều gia đình đã ưu tiên cho con đi du học ở nơi có chi phí cao. Tôi cho rằng đây là dấu hiệu tích cực và hy vọng đó sẽ là nguồn bổ sung quan trọng về nhân lực cho đất nước sau này".

Theo ông Thi, giáo dục trong nước không phải là không đáp ứng được nhu cầu, nhưng có một thực tế là chất lượng giáo dục ở mức cao thì chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Nguyên do của tình trạng này, thứ nhất là do sự yếu kém và bất cập của giáo dục trong nước và thứ hai là do nhận thức của chúng ta chưa đúng. Chúng ta chạy theo "bình quân chủ nghĩa", chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng, đặc biệt là chất lượng cao. Và chúng ta đã bỏ qua nhu cầu của một số bộ phận nhân dân mong muốn được học tập ở một nền giáo dục có chất lượng cao. Hậu quả là chúng ta đã để cho một nguồn tiền ngoại tệ lớn chảy ra nước ngoài.

Đây là một vấn đề mà ngành giáo dục phải nghiên cứu, để một mặt đảm bảo nhu cầu học tập đại trà của đông đảo nhân dân và mặt khác là đáp ứng mong muốn cho con em được học ở một nền giáo dục có chất lượng cao hơn của một bộ phận nhân dân. Nếu nền giáo dục của chúng ta không đáp ứng thì phụ huynh sẽ cho con ra nước ngoài học, kéo theo việc chúng ta mất đi một nguồn ngoại tệ không nhỏ. 

“Sự thật cách đây 50 năm, bây giờ vẫn đúng”

Ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam, việc đi du học nước ngoài thực sự ăn sâu vào văn hóa và thực tế là cũng không còn con đường nào thay thế để có được thành công hoặc một sự nghiệp tốt ngoài việc kiếm được một tấm bằng danh giá. "Đó là sự thật cách đây 50 năm và đến bây giờ vẫn đúng", Michael Seth, giáo sư về lịch sử Hàn Quốc tại đại học James Madison (Mỹ) nhận định.   

Thanh Xuân - Thanh Loan

'Vật đen tuyệt đối’ và học thuyết củ cải ở ngành giáo dục

Thứ 2, 04/11/2013 | 14:30
Trong đề án đổi mới toàn diện giáo dục vừa được Trung ương thông qua có vấn đề bồi dưỡng kiến thức quản lý và pháp luật cho đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo. Như nhận định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, sau vài niên học là sẽ thấy chuyển biến, còn hiện nay nghị quyết vừa mới thông qua nên chưa kịp triển khai, những bất cập nên được xem là chuyện của ngày xưa. Có lẽ chúng ta cũng nên thông cảm, cần hướng tới tương lai, vì vậy hãy ráng chờ thêm vài niên học nữa.

Ngành giáo dục Hà Tĩnh khốn đốn sau lũ

Chủ nhật, 20/10/2013 | 12:46
Sau trận lũ của cơn bão số 11 ngành giáo dục Hà Tĩnh đã phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề, đặc biệt các đơn vị giáo dục ở vùng “tâm lũ” như: Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.

Nữ nhà văn đầu tiên viết về tiêu cực ngành giáo dục

Thứ 7, 04/05/2013 | 14:37
Bà đi đến đâu, người đọc “Dòng xoáy” cũng nhận ra bà đến đấy. Những câu hỏi: "Bà có phải là nhà văn đầu tiên viết về vấn đề tiêu cực trong ngành giáo dục nổi tiếng một thời không?".

Ngành giáo dục hưởng ứng Ngày di sản Văn hóa Việt Nam

Thứ 5, 31/10/2013 | 14:18
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam - Ngày về nguồn 23/11/2013 với chủ đề “Tuổi trẻ với di sản Việt Nam - Hành trình về với thiên nhiên”.

Những chuyện xúc động của ngành giáo dục năm 2011

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
– Trong một năm qua nhiều câu chuyện xúc động đến chảy nước mắt trong ngành giáo dục, cậu học trò nghèo trường Ams với bài văn lạ, 2.000 đồng để bữa cơm có thịt, một học sinh lớp 8 cứu 3 thanh niên, cụ già cõng cháu lội sông đến trường.

Facebook tham vọng 'phổ cập giáo dục' thế giới

Thứ 3, 05/11/2013 | 07:30
Facebook dự định mở rộng dự án Internet.org - Phổ cập Internet cho 2/3 dân số còn lại trên thế giới

Nữ hiệu trưởng ghép ảnh nude của sếp phòng giáo dục

Thứ 3, 17/09/2013 | 13:33
Biết vị lãnh đạo phòng giáo dục huyện không còn quan hệ thân thiết với mình do qua lại với người đàn bà khác, Xuân tạo ảnh khỏa thân của hai người này, in ra giấy A4 rải khắp địa phương.

'Vật đen tuyệt đối’ và học thuyết củ cải ở ngành giáo dục

Thứ 2, 04/11/2013 | 14:30
Trong đề án đổi mới toàn diện giáo dục vừa được Trung ương thông qua có vấn đề bồi dưỡng kiến thức quản lý và pháp luật cho đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo. Như nhận định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, sau vài niên học là sẽ thấy chuyển biến, còn hiện nay nghị quyết vừa mới thông qua nên chưa kịp triển khai, những bất cập nên được xem là chuyện của ngày xưa. Có lẽ chúng ta cũng nên thông cảm, cần hướng tới tương lai, vì vậy hãy ráng chờ thêm vài niên học nữa.

Ngành giáo dục Hà Tĩnh khốn đốn sau lũ

Chủ nhật, 20/10/2013 | 12:46
Sau trận lũ của cơn bão số 11 ngành giáo dục Hà Tĩnh đã phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề, đặc biệt các đơn vị giáo dục ở vùng “tâm lũ” như: Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.

Nữ nhà văn đầu tiên viết về tiêu cực ngành giáo dục

Thứ 7, 04/05/2013 | 14:37
Bà đi đến đâu, người đọc “Dòng xoáy” cũng nhận ra bà đến đấy. Những câu hỏi: "Bà có phải là nhà văn đầu tiên viết về vấn đề tiêu cực trong ngành giáo dục nổi tiếng một thời không?".

Ngành giáo dục hưởng ứng Ngày di sản Văn hóa Việt Nam

Thứ 5, 31/10/2013 | 14:18
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam - Ngày về nguồn 23/11/2013 với chủ đề “Tuổi trẻ với di sản Việt Nam - Hành trình về với thiên nhiên”.

Những chuyện xúc động của ngành giáo dục năm 2011

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
– Trong một năm qua nhiều câu chuyện xúc động đến chảy nước mắt trong ngành giáo dục, cậu học trò nghèo trường Ams với bài văn lạ, 2.000 đồng để bữa cơm có thịt, một học sinh lớp 8 cứu 3 thanh niên, cụ già cõng cháu lội sông đến trường.

Facebook tham vọng 'phổ cập giáo dục' thế giới

Thứ 3, 05/11/2013 | 07:30
Facebook dự định mở rộng dự án Internet.org - Phổ cập Internet cho 2/3 dân số còn lại trên thế giới

Nữ hiệu trưởng ghép ảnh nude của sếp phòng giáo dục

Thứ 3, 17/09/2013 | 13:33
Biết vị lãnh đạo phòng giáo dục huyện không còn quan hệ thân thiết với mình do qua lại với người đàn bà khác, Xuân tạo ảnh khỏa thân của hai người này, in ra giấy A4 rải khắp địa phương.