Vinh danh loạn xạ, giải thưởng bát nháo đến bao giờ?

Vinh danh loạn xạ, giải thưởng bát nháo đến bao giờ?

Thứ 4, 30/01/2013 | 08:30
0
Nhiều người hiểu biết và có trách nhiệm với cuộc sống chung của cộng đồng rất "khó chịu" với những giải thưởng, cách tôn vinh nhau "vớ vẩn", "sống sượng" của một số tổ chức, đơn vị trong thời gian qua.

Thực tế, một số đơn vị tổ chức "sự kiện văn hóa" nhằm mục đích kiếm tiền chứ yếu tố xã hội và ý nghĩa tôn vinh không nhiều. Cứ đến cuối năm, dư luận lại được phen "nặng nợ, đau đầu" với những kiểu tra tấn như: Bà mẹ của năm, mỹ nhân của năm, nghệ sỹ của năm, nhạc sỹ của năm, ca sỹ của năm, người dẫn chương trình của năm... Nghe xong, bản thân những cái tên của "sự kiện" đó đã làm cho người ta "nổi da gà".

 

Sự kiện - Vinh danh loạn xạ, giải thưởng bát nháo đến bao giờ?
 
Jennifer Phạm từng đoạt giải Bà mẹ của năm

Thiếu tự trọng?

Tiến sỹ xã hội học Trịnh Hòa Bình cho biết: "Tôi dị ứng với những giải thưởng, những kiểu tôn vinh, danh hiệu "vớ vẩn", kiểu làm lấy được, mang tính thương mại của tổ chức, đơn vị nào đó. Cứ mỗi cuối năm, tôi thấy buồn vì trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập thông tin, nào là người đẹp A được vinh danh thế này, người đẹp B được nhận giải thưởng kia. Những giải thưởng, những đêm long lanh ấy lãng xẹt tới mức, người ta không nhớ nổi, cô nghệ sỹ này đã đạt giải thưởng nào, bao giờ? Nếu là người có tự trọng, hãy biết rằng, mình được nhìn nhận công sức cống hiến ra sao, mình có xứng đáng không? Đừng cứ lên nhận rồi cười, rồi nói "bả lả" như thể tôi là "tội nhân" của vinh danh ấy...".

Nói đến tự trọng, tôi "soi" lại các danh hiệu được tôn vinh của showbiz, thấy tiến sỹ Bình nói đúng quá. Vâng, một người phụ nữ hầu như không chăm sóc con, đăng đàn trách chồng cũ không quan tâm tới con, lợi dụng hình ảnh của con, gửi con cho bố mẹ đẻ nuôi nấng, dạy dỗ để "thừa" thời gian kiếm tiền, kiếm người yêu rồi cưới chồng lần thứ 2, thế mà được vinh danh là bà mẹ của năm. Sao giải thưởng đơn giản thế. Những người phụ nữ nông thôn, chồng mất sớm, ở vậy, lam lũ làm việc, nuôi 3-4 người con học đại học, thành đạt... sao không tôn vinh họ? Kể cũng lạ với những kiểu tôn vinh lạ đời ấy. Rất nhiều người phụ nữ đã nói rằng, tôi là cô ấy, tôi không nhận sự vinh danh đó. Tôi có lòng tự trọng, tự tôn riêng.

Bát nháo từ tiêu chí đến đơn vị tổ chức

Thực chất, để "so kè" từng giải thưởng, từng danh hiệu tôn vinh với thực tế cuộc sống thì rất vô cùng. Song, chúng ta cần nhìn ở mặt bằng chung của đời sống xã hội để danh hiệu, người được tôn vinh, nhận giải thưởng đó không trở nên lố bịch. Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hoài, giảng viên một trường đại học lớn ở Hà Nội, đã từng là thành viên ban giám khảo nhiều cuộc thi người đẹp trường đại học A, đại học B than thở: Các danh hiệu phần lớn chỉ thể hiện bề nổi, bên trong cái tảng băng chìm ấy là gì, khó hiểu lắm.

Cũng theo thạc sỹ Hoài thì nhìn vào hoạt động bề nổi ấy để tôn vinh, đánh giá... là không nên. Danh hiệu người dẫn chương trình của năm hay mỹ nhân của năm... thật "vớ vẩn". "Tôi không chê người được tôn vinh nhưng tôi chê cái tiêu chí và gu bình chọn của những ai đó. Họ đã nhìn nhận một giải thưởng một cách lệch lạc nên cho kết quả lệch. Nếu thực sự là người dẫn chương trình hay mỹ nhân của năm thì không phải như thế. Thế mới biết, hiệu quả công việc không bằng bề nổi và biết tự "đánh bóng thương hiệu" của mình" - thạc sỹ Hoài bộc bạch.

Với dư luận và những người quan tâm đến hoạt động này trong đời sống xã hội, thì tiêu chí gì đó không quan trọng mà quan trọng là kết quả và người được vinh danh, nhận giải thưởng ấy có thực sự xứng đáng không? Một người mẫu, suốt năm lên sân khấu, đi dự sự kiện để kiếm tiền, đến đâu cũng khoe hàng hiệu trăm ngàn đô, đóng góp gì cho sự phát triển của đời sống xã hội... thế mà được vinh danh là nghệ sỹ phong cách của năm. "Có mà nghệ sỹ thích khoe hàng hiệu thì có...", chủ nhân của địa chỉ tuthien@yahoo.com chia sẻ như vậy.

Chủ nhân của địa chỉ này còn bức xúc: "Người nông dân, người lao động, lực lượng lớn làm ra của cải lớn cho xã hội hàng năm mà được vinh danh rầm rộ, nhận giải thưởng "xôm tụ" thế, chắc chắn họ sẽ có nhiều động lực để sáng tạo ra những sáng kiến, những ý tưởng khoa học mới, phục vụ nhiều hơn cho lao động, sản xuất, học tập và làm khoa học. Tôi thấy họ quá thiệt thòi, khi mà nhận giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học, giải thưởng khoa học... chỉ có vài dòng trên báo, trong khi đó, người ta khoe hàng hiệu, khoe mặc đẹp (nhằm mục đích kiếm tiền) thì lại tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng...".

Tóm lại, dù là vinh danh, giải thưởng do tự chọn hay đăng ký, chúng ta cần phải học văn hóa từ chối. Hãy biết từ chối những gì không phù hợp với bản thân để danh hiệu và sự vinh danh đó là thực chất.     

> Đọc thêm: Ngôi sao phim sex phơi bày ‘chuyện nghề’       

 Lê Anh

'Loạn giải thưởng, danh hiệu là một dạng tham nhũng'

Thứ 3, 19/02/2013 | 10:50
Cứ cuối năm, ngành ngành, nhà nhà lại "nô nức" vinh danh cá nhân, tập thể bằng các danh hiệu, giải thưởng. Đặc biệt trong giới giải trí, với vô số danh hiệu "trời ơi đất hỡi" như bà mẹ của năm, ngôi sao của năm... được trao tặng, xướng tên mà mọi người cũng không hiểu tiêu chí và mục đích vinh danh để làm gì?

Hà Hồ bội thu giải thưởng nhưng có vinh quang?

Thứ 6, 25/01/2013 | 11:20
Tính sơ sơ, Hà Hồ đã đoạt 5 giải thưởng. Với một ca sĩ thì đó quả là một thành tích đáng nể phục. Tuy số lượng giải thưởng nhiều nhưng chất lượng, uy tín của giải thưởng Hà Hồ đoạt được thì chẳng được bao nhiêu.

Công an vào cuộc vụ Giải thưởng Bài hát yêu thích 1,3 tỷ đồng

Thứ 2, 07/01/2013 | 14:38
Với giá trị giải thưởng lên đến con số hang tỷ đồng, khiến cho nghệ sỹ không chịu đứng ngồi, không yên và đều muốn nêu ý kiến của riêng mình và công an sẽ vào cuộc điều tra vụ việc này.