Vợ bỏ chồng theo trai vì đại gia... phá sản

Vợ bỏ chồng theo trai vì đại gia... phá sản

Chủ nhật, 30/06/2013 | 19:49
0
Có những gia đình doanh nhân, thời còn làm ăn được, vợ chồng con cái đề huề, rất vui vẻ nhưng rồi khó khăn khủng hoảng đã làm cho vợ bỏ chồng, bỏ con theo người khác.

Những giá trị, văn hóa, cấu trúc gia đình truyền thống đang rạn nứt, suy sụp, nhưng một nền tảng văn hóa gia đình mới tương thích lại chưa hình thành.

Bán chạy nhất là... đơn ly hôn

Trong thời kỳ hiện nay, xã hội có rất nhiều biến động, xung đột. Gia đình cũng không thể nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?

Hàng ngày tôi đọc báo thường xuyên thấy tin tức về các "tai nạn" xảy ra trong nhiều gia đình. Tình trạng đó thật đau xót, đáng báo động.

Nào là đổ vỡ, ly dị, chồng đánh vợ, vợ giết chồng, vợ bỏ chồng lúc khó khăn, hoạn nạn, bỏ rơi con cái, v.v... Hậu quả tai hại để lại cả thế hệ sau. Nên mới có những chuyện như 5- 6 đứa trẻ buồn chán gia đình, cột chân vào nhau cùng nhảy xuống sông tự tử. Đây là nỗi đau của toàn xã hội, toàn dân tộc.

Có mấy người học trò của tôi là giám đốc doanh nghiệp. Thời làm ăn được, vợ chồng con cái đề huề, rất vui vẻ. Nay gặp khủng hoảng khó khăn, vợ không chịu được cực khổ, bỏ đi mất với người khác, để mặc chồng con.

Bất động sản - Vợ bỏ chồng theo trai vì đại gia... phá sản

Kinh tế khó khăn, vợ bỏ đi với người khác, để mặc chồng. Ảnh minh họa

Thưa tiến sĩ, Việt Nam vốn có bề dày, nền tảng truyền thống gia đình bền vững. Vậy theo ông tại sao lại có tình trạng như ông vừa nói?

Gia đình Việt Nam từ mô hình "tứ đại đồng đường" đang chuyển dịch theo xu hướng tách ra sống riêng vì nhiều nguyên nhân tác động. Cùng với đó, cá nhân được giải phóng, phải tự quyết, tự chịu trách nhiệm với bản thân, phải lập thân, lập nghiệp, không còn "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" như xưa.

Song cũng từ đây, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện, và do chưa hoàn chỉnh, nó mang theo những mặt trái rất nguy hiểm. Hậu quả như chúng ta đã thấy diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Dù không phải là người hoài cổ hay bảo thủ, nhưng bản thân tôi và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng phải thừa nhận một điều, mô hình gia đình truyền thống bảo lưu rất nhiều giá trị cao đẹp, có bản sắc và đóng góp cho xã hội nhiều lợi ích rõ ràng. Chẳng hạn ngày xưa tệ nạn ít hơn, mâu thuẫn gia đình ít hơn, nếu có cũng được xử lý ngay từ rất sớm, không để bùng nổ thành những vụ việc khủng khiếp, ảnh hưởng xấu tới xã hội như ngày nay.

Nói như vậy không có nghĩa là phải quay về mô hình ngày xưa. Mà nêu ra là để chúng ta cùng suy nghĩ, tham khảo thêm trước khi bàn luận tiếp vấn đề này.

Một số thực tế sau đây có thể "nói" thay con số thông kê về thực trạng hiện nay: Nhiều cửa hàng văn hóa phẩm và photocopy bán mẫu biểu thủ tục hành chính cho biết mẫu đơn bán chạy nhất là... đơn ly hôn, sau đó là đơn khiếu nại, tranh chấp tài sản. Có nơi mỗi ngày bán hàng trăm đơn ly hôn!

Rõ ràng, những giá trị, văn hóa, cấu trúc gia đình truyền thống đang rạn nứt, suy sụp. Nhưng một nền tảng văn hóa gia đình mới phù hợp, tương thích với nhịp sống, xã hội hiện đại đang trong quá trình hội nhập lại chưa hình thành, thậm chí chưa manh nha.

Nói rõ hơn là đang có sự khập khiễng, khi cấu trúc tổ chức xã hội dường như chưa theo kịp diễn tiến cuộc sống.

Chẳng hạn, lâu nay khái niệm "bạo lực gia đình" được mặc định là người chồng đánh vợ! Nhưng giờ khái niệm này có vẻ đã trở nên "bình đẳng" hơn, khi có không ít vụ vợ đánh, đàn áp, bạo lực, thậm chí giết chồng nữa nhưng chẳng có một hội "phụ nam" nào bảo vệ các ông chồng.

Phải chăng, bước vào giai đoạn phát triển mới hiện nay, xã hội đang thiếu những thiết chế bảo vệ có hiệu quả cho từng đối tượng cá thể, từ người vợ, cho đến người chồng và con cái?

Về mặt hình thức thì không tới mức đó. Người vợ đã có Hội phụ nữ, con cái thì có Ủy ban bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Tức là phụ nữ được bảo vệ kép. Chỉ có ông chồng là còn là "đơn côi".

Tuy nhiên, về thực chất thì những thiết chế này chưa hiệu quả. Vì ngày càng có nhiều yếu tố mới không tương thích với văn hóa gia đình Việt Nam xuất hiện. Thậm chí nhiều yếu tố mới tàn phá gia đình trong xã hội mà ta chưa nghiên cứu, truy xuất tận ngọn nguồn để xử lý, ngăn ngừa.

Tôi nghĩ chúng ta cần có cái nhìn bao quát tổng thể, cả vi mô lẫn vĩ mô để giải quyết. Ví dụ, không thể giản đơn cho rằng để bảo vệ các ông chồng bị bạo hành thì chỉ cần có Hội phụ nam là xong! Ngay như Hội phụ nữ đã có từ lâu, nhưng nạn chồng đánh đập vợ cũng chưa thể ngăn chặn đấy thôi!

Mất tài sản, mất luôn cả vợ

Tôi nhận thấy có một hiện tượng khá mới đang xuất hiện. Đó là khủng hoảng kinh tế không chỉ tàn phá các doanh nghiệp, mà nhiều doanh nhân mất tài sản cũng mất luôn cả vợ và gia đình. Chẳng lẽ nền tảng gia đình các doanh nhân lại kém bền vững đến vậy?

Tôi đã cảnh báo vấn đề này từ lâu, ngay từ cuốn sách Xây dựng văn hóa gia đình doanh nhân mà tôi viết từ khi khủng hoảng chưa xảy ra.

Các gia đình thành đạt thường đầy đủ tiện nghi tiêu dùng, sinh hoạt. Khi chúng mất đi, nếu không được chuẩn bị, tức không có một nền tảng văn hóa cần thiết, thì lòng người cũng dễ đổi thay. Nói nôm na là người đã quen sống trong nhung lụa, nay phải sống bần hàn rất khó thích nghi, nên dễ bị đổi thay.

Cho nên, phải có sự chuẩn bị từ đầu. Cần xây dựng trước nền tảng văn hóa gia đình phù hợp cho xã hội. Cơ chế thị trường có nhiều mặt tích cực, nhưng nếu thiếu giá trị văn hóa kèm theo thì vô cùng tai hại. Bởi cơ chế đó buộc chúng ta cạnh tranh mạnh mẽ, có người thắng thì cũng có kẻ thua. Không lẽ khi thua thì anh mất luôn cả vợ, con?

Vậy từ trải nghiệm và quan sát của bản thân, theo ông mô hình gia đình như thế nào mới phù hợp với xã hội hiện nay?

Tôi nghĩ về mặt này chúng ta có thể học tập Hàn Quốc. Tổng thống Park Chung Hee của nước này trong thời tại vị (1961 - 1979) đã xây dựng thành công nền tảng cho mô hình văn hóa gia đình thời kỳ mới trong 10 năm.

Đó là chương trình nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân với xã hội, đất nước, tinh thần tự lực tự cường; cải thiện xã hội; Phát triển đất nước lấy công nghệ khoa học kỹ thuật làm đầu. Đáng chú ý là trong xây dựng giá trị, nhân cách của con người, họ lấy "3 tự" làm đầu: Tự lực, tự trọng, tực giác. Đây là 3 giá trị lớn xây dựng nên tinh thần dân tộc.

Ngoài ra còn những giá trị kèm theo như vệ sinh, vâng lời, đoàn kết. Hình ảnh ngọn cờ 3 lá trong chương trình xây dựng làng mới (tương tự như phong trào xây dựng nông thôn mới ở ta - PV) rất thiết thực, cụ thể. Nhờ vậy, họ đã xây dựng được nền văn hóa mới, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống, bổ sung nhiều giá trị văn hóa của thời đại, từ đó xây dựng nên nước Hàn Quốc mạnh mẽ hùng cường trên thế giới.

Có thể nói, không đất nước nào phát triển được nếu thiếu nền tảng con người và gia đình. Vì thế, với Việt Nam, văn hóa gia đình không chỉ là vấn đề của từng gia đình, mà còn là vấn đề hệ trọng của đất nước, của dân tộc. Chúng ta cần nghiêm túc xém xét, nghiên cứu đánh giá để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, tích cực, phù hợp với thời đại, góp phần phát triển đất nước!

Theo Vietnamnet

 

Những biệt thự siêu xa xỉ của đại gia Việt

Thứ 6, 28/06/2013 | 07:24
Nhiều người muốn mua 1 căn nhà vài trăm triệu còn chật vật. Nhưng với các sao và đại gia, việc sở hữu 1 căn nhà trăm tỷ là chuyện… rất đỗi bình thường.

'Độc' như thú chơi quan tài bạc tỷ của đại gia Sài Gòn

Thứ 2, 24/06/2013 | 11:03
Nhiều người có tiền luôn thích chơi đồ độc để thể hiện đẳng cấp của mình. Ngoài chuyện sống sao cho thiên hạ nể thì việc... chết như thế nào cũng được các đại gia chú trọng.

Đại gia Việt xây biệt thự 15 triệu đô

Thứ 2, 24/06/2013 | 09:24
Hoàng Khải – ông chủ Tập đoàn Khải Silk – cựu giám khảo chương trình MasterChef – được biết đến là một doanh nhân ưa chuộng sự xa xỉ. Chính vì lẽ đó mà không có gì khó hiểu khi tất cả khối tài sản trong tay ông đều đẹp lung linh và đáng ngưỡng mộ.

Đại gia nếm 'trái đắng' khi cặp kiều nữ

Thứ 7, 22/06/2013 | 16:21
Dù có con ngoan, vợ đẹp nhưng nhiều đại gia vẫn tơ tưởng các bóng hồng. Dốc sức chu cấp tiền bạc, làm vui lòng người tình để rồi không ngờ chính mình lại nhận “quả đắng” từ những mối tình "ngoài vợ ngoài chồng" này.

Bữa tiệc gần 100 nghìn đô của đại gia

Thứ 6, 21/06/2013 | 13:30
Các đại gia trên thế giới luôn biết cách tiêu đi số tiền “còm” trong khối tiền khổng lồ của mình theo những cách “đặc biệt” nhất.
Cùng chuyên mục

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Sở Xây dựng Bình Dương cung cấp thông tin nhiều dự án bất động sản

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:30
Sở Xây dựng cho biết, nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa đủ điều kiện giao dịch. Sở sẽ rà soát kiểm tra và người dân cần phải cẩn trọng khi mua dự án.

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xây dựng 22 căn nhà không phép

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Liên quan đến công trình xây dựng 22 căn nhà không phép tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm), UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo xử lý nghiêm.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.
     
Nổi bật trong ngày

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Bất động sản khu công nghiệp: Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:00
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2024, tạo ra nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản khu công nghiệp bứt phá.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường đất nền “tan băng”: Cẩn trọng giá ảo

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:42
Mức độ tìm kiếm, số lượng giao dịch đất nền ở ngoại thành Hà Nội đã phục hồi đáng kể nhưng theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá “vô căn cứ” vẫn xuất hiện.