Hành trình giành giật sự sống của người bị cắt hai quả thận

Hành trình giành giật sự sống của người bị cắt hai quả thận

Thứ 2, 10/06/2013 | 15:57
0
Ngày biết tin chị Tú bị cắt 2 quả thận, anh Trí bàng hoàng, chết lặng, vậy là thần chết đã gõ cửa, vấn đề chỉ còn là thời gian. Không có thận thì làm sao sống?

Anh Trí bần thần nghĩ đâu thể cứ chạy thận mãi, mà tiền ở đâu ra bây giờ? Bao nhiêu câu hỏi bủa vây người chồng, người cha ấy. Tuyệt vọng nhìn vợ xanh xao, tăng lên hơn 20kg vì phù nề, anh Trí càng đau đớn khi nghĩ 3 đứa con nhỏ sắp mồ côi mẹ...  

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Xã hội - Hành trình giành giật sự sống của người bị cắt hai quả thận

Trước những khó khăn của gia đình, anh Trí chỉ có một mong muốn là gây dựng vườn kiểng để có điều kiện chăm sóc vợ tốt nhất.

Từ Hành trình giành giật sự sống

Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ vừa tổ chức buổi gặp mặt thân mật để chúc mừng bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (38 tuổi, ngụ tại ấp Thới Thuận B, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ) sau 10 tháng ghép thận mới đã hoàn toàn thành công. Việc chị Tú có thể sống sót kỳ diệu sau khi trải qua 10 lần mổ để ghép thận là một điều kỳ diệu từ trước đến nay trong y học Việt Nam. Đó là thành quả của sự kiên trì kiếm tìm sự sống và hơn hết đó là sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế và sự theo dõi chữa trị tích cực sau khi ca phẫu thuật ghép thận của chị Tú thành công.

Gần một năm trước đó, chị Tú từng phải vào Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ vì những cơn đau thận hành hạ. Những viên sỏi nằm ở thận trái đã khiến cho chức năng thận của chị dường như ngừng hoạt động. Để cứu sống chị Tú, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật cắt thận cho chị. Ca mổ đầu tiên cho chị Tú được tiến hành vào ngày 6/12/2011, nhưng oan nghiệt thay, các bác sĩ ở đây đã không thể ngờ ngoài sỏi thận chị Tú còn bị một dị tật ở hai quả thận. Hai quả thận của chị dính liền nhau bẩm sinh và các bác sĩ đã không nhận ra đây là dị tật thận hình móng ngựa. Trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ tiến hành cắt bỏ hai quả thận. Các bác sĩ chỉ phát hiện ra sự việc đó sau khi ca phẫu thuật hoàn thành. Vậy là hai quả thận của chị đã bị loại trừ. Chị sống không có thận, phải liên tục chạy thận ở bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ. Nhưng đó không phải là biện pháp lâu dài, cái chết như đang chờ chị ở phía trước.

Khi nghe tin, bản thân chị và gia đình rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng vô cùng. Nhưng rồi một tia sáng lóe lên, chị Tú có thể được ghép thận khi nghe tin có nhiều tấm lòng tốt bụng đã tình nguyện hiến tặng thận cho chị. Qua hàng loạt các bước xét nghiệm kỹ càng, các bác sĩ đã kết luận điều kỳ diệu đã xảy ra, quả thận được hiến tương thích với cơ thể chị Tú. Một lời khuyên được các bác sĩ bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ đưa ra là chị Tú đem quả thận được hiến đến bệnh viện Trung ương Huế để thực hiện ca ghép thận.

Anh Lê Thiện Trí, chồng của chị Tú tâm sư: "Có lẽ trong suốt cuộc đời này, tôi sẽ không thể nào quên được khoảng thời gian ở Huế. Trong 8 tháng, tôi đã chứng kiến biết bao sự kiện đã xảy ra với vợ. Tôi nhớ nhất là cái ngày trước khi bắt đầu ghép thận, vợ tôi bị phù phổi cấp, ngất xỉu... Các bác sĩ nói với tôi phải chuẩn bị tâm lý vì trong tình trạng này đến 99% chị Tú có thể tử vong, tất cả sự chuẩn bị cho ca phẫu thuật đã sẵn sàng, vấn đề chỉ còn ở bệnh nhân. Ghép hay không ghép? Tiếp tục hay dừng lại? Hy vọng dù là mong manh, dù chỉ còn là 1% nhưng cuối cùng, vợ chồng tôi cũng quyết định tiến hành ca mổ ghép thận. Vì đây là con đường duy nhất mà vợ tôi chồng tôi có thể trông chờ, hy vọng, còn bằng không thì chỉ có con đường chết".

Hơn 45 ngày chị Tú trải qua 10 lần phẫu thuật cũng là ngần ấy ngày anh Trí đứng ngồi không yên. Trong phòng mổ kia, chị Tú cùng các bác sĩ giành giật sự sống còn ngoài đây, hơn 45 ngày anh Trí chờ đợi, hồi hộp và hy vọng. Đối với anh, trong suốt thời gian ấy, niềm vui lớn nhất là những lần hiếm hoi anh được nhìn thấy chị. Dù là đứng cách nhau gần 10m, dù nhìn nhau qua hai lớp kính, dù không nói được một lời nhưng còn thấy chị là anh biết còn sống, sẽ còn cơ hội trở về với anh và các con. Anh lại tự trấn an mình.

Có thể nói, những ngày ở Huế, chính sự nhiệt tâm cứu chữa của bệnh viện, sự tận tình của các y, bác sĩ và tấm lòng sẻ chia của những bệnh nhân là động lực tinh thần to lớn giúp anh chị vượt qua nghịch cảnh. Trò chuyện với chúng tôi, chị Tú không giấu sự cảm mến của mình đối với tập thể bệnh viện Trung ương Huế và những con người nơi đây. Họ lo cho chị và anh Trí từng miếng ăn giấc ngủ, sợ hai vợ chồng không hợp khẩu vị ở Huế. Bệnh viện nấu riêng cho vợ chồng chị từng bữa ăn theo khẩu vị miền Tây. Riêng anh Trí, ngày Huế lạnh, biết anh không quen với thời tiết nên dù cả bệnh viện không có lò sưởi, nhưng phòng của anh luôn được ưu ái một bếp lò.

Anh Trí chia sẻ: "Cảm giác xa lạ, bỡ ngỡ nơi xứ người từ ngày đầu nay đã tan biến đâu mất trong tôi. Những ngày ở đây, chiếc điện thoại của tôi không ngớt nhận được những số máy lạ gọi đến hỏi thăm, động viên tinh thần". Ngồi bên cạnh chồng, chị Tú còn nhớ như in cái đêm giao thừa Tết 2012 tại bệnh viện Trung ương Huế.

Chị Tú tâm sự: "Bầu trời ở Huế mưa tầm tã, lạnh buốt, thời khắc này lại xa con, xa quê. Tôi chạnh lòng đau xót nghĩ đến cái tết buồn của gia đình. Đúng lúc ấy, bác sĩ-Giáo sư-Tiến sĩ Bùi Đức Phú, Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế, Phó chủ tịch Hội Ngoại khoa Việt Nam, Chủ tịch Hội phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực Việt Nam xuất hiện với quần áo ướt mưa. Ông đến để động viên và trấn an tôi. Ngay thời khắc đó, tôi thấy ấm áp lạ khi thấy bác sĩ Phú không còn là vị Giám đốc bệnh viện uy nghi mà chỉ còn là tình cảm giữa những con người với nhau giữa đêm giao thừa".

Xã hội - Hành trình giành giật sự sống của người bị cắt hai quả thận (Hình 2).

Chị Tú cùng con trai.

Đến Hiện thực u ám

Chị Tú may mắn trở về từ cõi chết là thế nhưng còn một hành trình nữa mà chị cùng gia đình phải đi tiếp, đó là hành trình bình phục, một hành trình cũng hết sức gian lao. Trở về từ Huế, chị Tú phải nhiều lần nhập viện và tiếp tục điều trị định kỳ tại bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ. Hiện tại sức khỏe của chị vẫn còn rất yếu. Chị vẫn thường xuyên bị mệt, đau nhức người, nhiều lúc còn sốt cao. Sau khi sự cố cắt 2 quả thận của chị Tú, về phía bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ đã cố gắng khắc phục hậu quả do chẩn đoán sai lầm trước đây như: Hỗ trợ cho gia đình nhiều chi phí. Trong thời gian chị điều trị ở Huế, bệnh viện hỗ trợ cho 3 đứa con của anh mỗi tháng 3 triệu đồng để ăn học. Chị Tú cũng được bệnh viện hỗ trợ 3 triệu đồng để chi phí các khoản sinh hoạt. Nhưng vừa qua, bệnh viện đã ngưng hỗ trợ tiền cho các con anh và ngày 24/5 vừa qua chị Tú cũng không còn được nhận khoản tiền trên.

Anh Trí chia sẻ: "Hiện gia đình tôi không có khoản thu nhập nào. Trong khi 3 con đang phải ăn học. Vợ tôi phải được chăm sóc đặc biệt, theo chế độ người bệnh ghép thận. Mỗi ngày chị phải ăn 6 lần, trong đó có 2 lần vào đêm khuya. Tôi dù rất muốn đi làm kiếm tiền nuôi gia đình nhưng không thể vì không ai chăm sóc vợ. Vợ tôi hiện có thể đi lại, tự vệ sinh cá nhân nhưng không làm việc nhà, không lao động được. Nhiều đêm chị mệt, tôi phải thức suốt đêm chăm sóc, xoa bóp chân tay cho vợ. Đến sáng phải dọn nhà cửa, cơm nước cho gia đình. Tôi không còn sức lực và tâm trí để đi làm. Hiện đứa lớn đang học lớp 10, đứa kế lớp 8 và con út học lớp 5. Các cháu thường học 2 buổi nên không phụ giúp được gì nhiều cho gia đình. Mọi việc hiện nay đều do tôi cáng đáng".

Trước những khó khăn của gia đình, nguyện vọng lớn nhất của anh Trí bây giờ là có thể gây dựng lại vườn kiểng như trước. Vì đây là công việc trước giờ hai vợ chồng vẫn làm, hơn nữa cái quan trọng là nếu buôn bán cây kiểng anh Trí có thể ở nhà theo dõi và chăm sóc vợ một cách chu đáo nhất. Dù nhận được nhiều sự trợ giúp của các nhà hảo tâm cũng như chi phí phẫu thuật và điều trị lên tới 2,5 tỷ đồng nhưng cuộc sống của gia đình anh Trí và chị Tú vẫn vô cùng khó khăn.

Dù cuộc sống hiện tại có phần khó khăn nhưng mỗi ngày, vợ chồng chị Tú vẫn được gặp nhau nhìn thấy nhau đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến không gì sánh bằng. "Tôi cảm ơn cuộc đời này đã cho tôi tiếp tục được sống bên chồng con, cảm ơn các bác sĩ ở bệnh viện Trung ương Huế đã hết lòng chữa trị cho tôi. Họ chính là người cha người mẹ thứ hai đã sinh tôi ra trên thế giới này", chị Tú bùi ngùi tâm sự.        

Sự cố y khoa hiếm gặp

Trao đổi với PV, bác sĩ-GS.TS Bùi Đức Phú, giám đốc bệnh viện Trung ương Huế, phó chủ tịch Hội Ngoại khoa Việt Nam, Chủ tịch Hội phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực Việt Nam cho biết ca ghép thận của chị Tú quá khó và phức tạp. Các bác sĩ phải mổ đi mổ lại trong nhiều lần nên đối diện với nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao. Bên cạnh đó, hàng loạt ca mổ trước đây của chị Tú được truyền 1 lít máu của nhiều người nên cơ thể chị tạo ra những phản ứng tiền mẫn cảm, gây nguy cơ thải ghép thận là rất cao. Do đó, trong thời gian này, chị Tú phải được chăm sóc và điều trị với chế độ đặc biệt. Chỉ cần một biến chứng nhỏ xảy ra thì ca phẫu thuật ghép thận sẽ trở thành công cốc.

"Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú bị cắt 2 quả thận do dị tật móng ngựa là sự cố y khoa thứ hai tại Việt Nam liên quan đến dị tật móng ngựa. Ca đầu tiên cách đây 30 năm, bệnh nhân có một thận bị cắt bỏ do chẩn đoán nhầm. Sau đó chuyển ra nước ngoài ghép thận nhưng không thành công. Riêng trường hợp này, bộ Y tế và các cơ quan hữu quan như UBND TP. Cần Thơ sở Y tế TP. Cần Thơ đã có sự chỉ đạo kịp thời trong điều kiện trình độ năng lực của các thầy thuốc Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng đã phát triển nên ca mổ ghép thận đã thành công ngoài mong đợi" - Bác sỹ, GS.TS Bùi Đức Phú tiết lộ.

Nguyên Việt

Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Sự kì diệu từ trường hợp “cô gái hai đầu”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
Tưởng chừng trường hợp sinh bé hai đầu chỉ có ở Việt Nam, tuy nhiên trên thế giới cũng từng có trường hợp tương tự như thế này, đó là Abigail "Abby" Loraine Hensel và Brittany "Britty" Lee Hensel, 21 tuổi, người Mỹ.

Sự kì diệu của cô bé bị tàu siêu tốc đâm

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Trên một đoạn đường cao tốc dọc bờ biển phía Đông vào ngày 11/7/2011, con tàu London Kings Cross đến thành phố Leeds đâm vào 2 cha con nhà Straw khi người cha, Richard Straw, 28 tuổi bế con gái mình vượt qua đường ray xe lửa. Cô bé Straw Scarlett, 3 tuổi, hiện đang đấu tranh giành sự sống sau tai nạn khủng khiếp này.

Sức sống kỳ diệu của bé trai sơ sinh bị chối bỏ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
– Bị phụ tình, một nữ công nhân sau khi tự sinh con trong phòng trọ đã nhẫn tâm bỏ đứa con mới sinh vào túi ni lông. Cô ta cột chặt miệng túi rồi thẳng tay ném "giọt máu" của mình vào thùng rác. Dù mới cắt dây rốn, không mặc quần áo, người đã thâm tím, nhớt còn bám nhiều chỗ trên người... nhưng sau 1h được các bác sĩ tích cực cứu chữa, bé trai sơ sinh nặng 3,3kg đã "hồi sinh" một cách kỳ lạ.

"Treo" sự sống vào trào lưu chụp ảnh lạ mắt

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
"Ăn theo" từ trào lưu "chụp ảnh bay" đến từ Nhật Bản, rồi chụp ảnh sấp, những kiểu chụp ảnh "không giống ai" này được nhiều bạn trẻ Việt Nam coi là "độc đáo, sáng tạo".

Gặp lại đứa trẻ trong ca mổ song sinh chấn động một thời

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Cách đây 25 năm, ca mổ tách rời cặp song sinh dính liền nhau của y học Việt Nam đã gây chấn động ngành y trong nước và thế giới. Một ca mổ hội tụ đầy đủ y đức, trí tuệ và tình người đã dành lại sự sống cho hai con người để 20 năm sau, một đứa trẻ trong ca mổ diệu kì ấy đã trở thành cha của một cặp song sinh lành lặn. Một sự lặp lại hoàn hảo và có hậu như món quà vô giá dành tặng sự sống diệu kì của những "ông bụt, bà tiên" mặc áo blue trắng.