Vụ đường dây tiền ảo lừa 32.000 người: Công an vào cuộc

Vụ đường dây tiền ảo lừa 32.000 người: Công an vào cuộc

Thứ 6, 13/04/2018 | 18:45
0
Tiền ảo đa cấp, iFan, 15.000 tỷ đồng, lừa đảo… là những từ khoá nóng nhất mấy ngày nay bởi 32.000 người đã trắng tay vì tin và đầu tư vào tiền ảo với mức lợi nhuận gần 50%/tháng mà “công ty ma” Modern Tech đưa ra. Trong khi đó, hàng loạt các tên tuổi nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Lam Trường cũng ồn ào cùng với vụ lừa đảo tiền ảo đa cấp lớn bậc nhất trong lịch sử. Theo các nhà đầu tư, họ tin tưởng vào hệ thống của iFan khi có mặt của người nổi tiếng.

Hàng loạt người nổi tiếng “kêu oan”

Những lùm xùm Đàm Vĩnh Hưng liên quan tới iFan xuất phát từ ứng dụng mang tên nghệ sĩ này được ra mắt hồi tháng 10/2017. Đây là ứng dụng do công ty của ông Diệp Khắc Cường - một doanh nhân sở hữu nhiều công ty dành riêng cho các nghệ sĩ nổi tiếng. Ông Diệp Khắc Cường có mặt tại sự kiện lớn của iFan với vai trò diễn giả. Ông Cường cũng giới thiệu hệ thống V-Fan của mình để iFan tích hợp vào V-Fan như một giải pháp thanh toán, đồng thời cũng tăng uy tín cho chính hệ thống iFan.

Tại họp báo ra mắt ứng dụng mang tên Đàm Vĩnh Hưng, ông Cường cũng có mặt. Đứng cạnh Đàm Vĩnh Hưng, ông Cường chia sẻ với báo giới rằng ứng dụng này có nhiều chức năng hữu dụng, thể hiện cuộc sống, sản phẩm âm nhạc của Đàm Vĩnh Hưng, giúp kết nối nghệ sĩ và khán giả gần hơn.  Và như vậy, vô tình hay hữu ý, trong mắt nhà đầu tư iFan xuất hiện hình ảnh ông Cường - một doanh nhân lớn có ảnh hưởng và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng - nghệ sĩ tên tuổi của Việt Nam. Cả hai đều bị nhà đầu tư "ngộ nhận" là đại diện hình ảnh cho iFan.

Sáng 11/4, nhóm PV báo Người Đưa Tin đã liên lạc với Đàm Vĩnh Hưng, tuy nhiên, ca sĩ này đang ở Nhật nên không thể bắt máy. Chia sẻ với PV, đại diện truyền thông của Mr.Đàm cho hay: "Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chưa từng ký bất cứ hợp đồng đại diện hình ảnh nào với công ty đầu tư kỹ thuật số này. Việc hợp tác làm app mang tên anh ấy cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh nghệ thuật, chia sẻ những dự án âm nhạc. Nhiệm vụ của anh Hưng là chỉ đồng ý đưa hình ảnh, sản phẩm lên app đó thôi. Hơn nữa, vào cuối năm 2017, Mr. Đàm cũng từng lên tiếng trên trang cá nhân cho rằng mình bị hệ thống đa cấp iFan lợi dụng tên tuổi. Anh Đàm Vĩnh Hưng cũng là người bị hại, chứ không liên quan gì đến việc lừa đảo của công ty iFan kia".

Đại diện truyền thông của ca sĩ Lệ Quyên cũng vừa có thông báo trên fanpage của ca sĩ này khẳng định "chưa bao giờ có bất kỳ một hợp đồng, thỏa thuận nào với công ty này". "Hy vọng những khán giả của Lệ Quyên luôn sáng suốt, tỉnh táo khi những công ty mang tiếng của nghệ sĩ ra để kêu gọi tham gia, đầu tư. Trong trường hợp nếu như phía công ty sử dụng hình ảnh của Lệ Quyên đi lừa đảo, phía chúng tôi sẽ liên hệ với luật sư khi cần và nhờ sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ hình ảnh của mình", thông báo viết.

Vụ đường dây tiền ảo lừa 32.000 người: Công an vào cuộc

Nhiều hội thảo được iFan tổ chức rầm rộ để kêu gọi khách hàng nhưng không cơ quan nào quản lý.

Về phần ông Diệp Khắc Cường, sau khi hệ thống iFan  sập sàn, ông Cường là người bị nêu tên trong đơn kiện của các nhà đầu tư đã rót vốn vào đồng tiền ảo iFan và Pincoin do công ty Modern Tech phát hành. Hình ảnh của ông cũng được in trên băng rôn và được các nhà đầu tư căng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) vào sáng 8/4 để cầu cứu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, giải quyết vụ việc.

Ông Diệp Khắc Cường cho biết: "Do không biết công ty này có dấu hiệu lừa đảo nên năm 2017 tôi có tham dự 2 buổi nói chuyện giới thiệu về các dự án và hoạt động của FNC theo lời mời của iFan. Mục đích của họ là muốn lợi dụng uy tín của tôi để lôi kéo nhà đầu tư tham gia. Nhưng từ tháng 10/2017, nhìn thấy hành vi của iFan có dấu hiệu lừa đảo không đúng với bản chất sự việc nên tôi đã quay clip và đăng lên YouTube ngay tại Mỹ để cảnh báo các nhà đầu tư đang bị lợi dụng biết để dừng lại và công ty chúng tôi không bị lợi dụng hình ảnh nữa. Và cũng từ thời điểm đó, công ty chúng tôi không còn liên quan đến việc bán ICO phục vụ cho hành vi của iFan nữa”.

Chỉ đạo Công an TP.HCM vào cuộc điều tra

Diễn biến mới nhất trong vụ lừa đảo lớn bậc nhất trong lịch sử liên quan tới tiền ảo đa cấp, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn giao cho Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra, làm rõ vụ người dân tố đường dây lừa đảo liên quan đến đồng tiền ảo iFan và Pincoin.

Đồng thời, công văn cũng yêu cầu ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM theo dõi để xử lý nghiêm các hình thức giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt được cho là không hợp pháp, tiền ảo bị cấm phát hành, cung ứng và sử dụng… Bên cạnh đó, UBND TP. cũng yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, kiểm tra vấn đề sử dụng tiền ảo trong thanh toán.

Được biết, trước đó, vào trưa ngày 10/4, ông Nguyễn Tấn Đạt - Trưởng Công an quận 1 cho biết trên tờ Dân trí: "Hiện chưa có nạn nhân nào trong vụ công ty tiền ảo bị tố lừa đảo đến cơ quan chức năng trình báo. Do vậy chưa thể khởi tố vụ án. Nếu có người trình báo và xác định có dấu hiệu lừa đảo thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố vụ án".

Theo luật, việc đầu tư tiền ảo không được bảo vệ quyền lợi. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho hay, theo Nghị định 80/2016 của Chính phủ, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.

Vụ đường dây tiền ảo lừa 32.000 người: Công an vào cuộc (Hình 2).

Nhà đầu tư căng băng rôn tố cáo công ty lừa đảo tiền ảo iFan nhưng không ai tới cơ quan chức năng trình báo.

Nhận định dưới góc độ pháp lý về vụ việc trên, thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp, đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho hay: "Mặc dù các cơ sở pháp lý và tư cách pháp nhân của các công ty, dự án về tiền ảo rất mơ hồ, thiếu minh bạch thế nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư tin vào chương trình đầu tư năng suất cao. Các công ty đã lợi dụng khe hở của các nhà quản lý cũng như lòng tham của chính các nhà đầu tư để gài bẫy. Cách thức lừa đảo bằng hình thức đa cấp, tiền ảo không phải là hình thức mới thế nhưng vẫn có rất nhiều người sập bẫy này".

Luật sư Cường khẳng định, pháp luật Việt Nam hiện nay không có khái niệm tiền ảo và tiền ảo cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo khoản 6, Điều 27, Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thì hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Theo pháp luật Việt Nam thì các hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán tiền ảo bất hợp pháp tại Việt Nam đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại điểm h, khoản 1 và khoản 4, Điều 206, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng quy định: Người nào phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, nếu phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, Điều 290, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định: Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản mà chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Luật sư Nguyễn Thị Tuyến – Giám đốc công ty TNHH Luật Khải Hưng, đoàn Luật sư TP.Hà Nội đánh giá thêm về vụ việc: “Vì ham lời, hàng nghìn người sẵn sàng bỏ ra khoản tiền thật, giá trị lớn để đầu tư vào những đồng tiền ảo, để rồi có nguy cơ mất trắng và đối diện với những vấn đề pháp lý bởi ở Việt Nam việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo nêu trên làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm”.

“Nếu cơ quan công an xác định nạn nhân có hành vi tiếp tay cho các đối tượng cầm đầu chiếm đoạt tiền của những người đến sau hoặc dùng các đồng tiền ảo làm phương tiện thanh toán thì hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm với đối tượng cầm đầu. Nạn nhân có nguy cơ mất trắng tiền, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không đơn giản là nạn nhân”, vị Giám đốc công ty TNHH Luật Khải Hưng nhấn mạnh.

Nhóm PV

Tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin, các loại tiền ảo

Thứ 4, 11/04/2018 | 18:04
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị 10/CT-TTg yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.

Vụ tiền ảo lừa đảo 15.000 tỷ: Người bị kiện kêu oan

Thứ 4, 11/04/2018 | 07:33
Đang là chủ một doanh nghiệp lớn, ông Cường bàng hoàng phát hiện mình bị tố liên quan đến đường dây tiền ảo Ifan chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng của nhà đầu tư. Ngay sau đó, ông Cường đã lên tiếng khẳng định không liên quan đến Ifan và công ty Modern Tech.

Vụ chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng tiền ảo: Có dấu hiệu lừa đảo

Thứ 4, 11/04/2018 | 11:32
Dù tiền ảo không được công nhận tại Việt Nam, nhưng vì lòng tham, nhiều người vẫn tham gia vào hệ thống này. Cuối cùng, nhà đầu tư lại trở thành nạn nhân và lâm vào cảnh tán gia bại sản, gia đình lục đục.
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.
Cùng chuyên mục

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Án Tây-Luật Ta: Nữ thị trưởng bị bắt vì tàng trữ 70 kg nhựa cần sa tại nhà

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:00
Cảnh sát Pháp bắt một nữ thị trưởng và 2 người anh em trai của bà sau khi phát hiện 70 kg nhựa cần sa trong nhà quan chức này.

Vị luật gia với "cái lý cái tình" khi trợ giúp pháp lý cho người dân

Chủ nhật, 07/04/2024 | 09:01
Qua hàng chục năm tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, luật gia Phan Văn Tân luôn hướng sự việc tới “cái lý cái tình”, mang đến điều tốt nhất cho người dân.

Án Tây-Luật Ta: Khởi kiện vì bị ghép mặt vào phim người lớn

Chủ nhật, 07/04/2024 | 08:00
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đâm đơn kiện 2 người đàn ông vì đã ghép mặt bà vào một đoạn phim người lớn.

Nữ luật gia và vụ ly hôn oái oăm “do vợ không đẻ được con trai”

Thứ 7, 06/04/2024 | 18:06
Vụ ly hôn với lý do hiếm gặp trên khiến toà án tổ chức hoà giải 6 lần bất thành. Cuối cùng, được Hội luật gia tỉnh Bình Dương trợ giúp thoả đáng.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt 2 người liên quan vụ án đấu thầu thiết bị y tế ở Bệnh viện Vũng Tàu

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:16
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người là Phó phòng Sở Y tế và một giám đốc công ty liên quan vụ án vi phạm đấu thầu.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Phá đường dây trộm cắp cáp ngầm trị giá 19 tỷ đồng ở Phú Thọ

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:22
Công an tỉnh Phú Thọ cho biết Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã tạm giữ hình sự 14 đối tượng trong đường dây trộm cắp 9.265 mét cáp điện ngầm trị giá khoảng 19 tỷ đồng.

Thông tin mới nhất vụ thiếu niên 15 tuổi sát hại bạn gái

Thứ 7, 20/04/2024 | 11:24
Đêm 19/4, Công an TP Hải Phòng tiến hành khai quật nơi chôn cất thi thể thiếu nữ 15 tuổi nghi bị sát hại và phi tang tại vườn nhà dân ở xã An Hồng, huyện An Dương