Vũ khí siêu mạnh cho các cường quốc hải quân

Vũ khí siêu mạnh cho các cường quốc hải quân

Thứ 5, 19/09/2013 | 20:11
0
Các tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay có sàn đáp trực thăng là giải pháp trọn gói giành cho các lực lượng hải quân muốn nhanh chóng đạt được năng lực tác chiến vừa đủ mạnh. Nhiều quốc gia với tiềm lực quân sự khác nhau đang đầu tư cho loại vũ khí này.

Theo tiến sĩ Gareth Evans - chính trị gia người Australia, thế kỷ 21 sẽ đánh dấu sự chuyển biến về tính chất hải quân hiện đại. Các thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi các hoạt động quân sự thường trực thay vì chiến tranh. Trong đó, một xu hướng ngày càng rõ ràng là sự liên quan của hải quân trong hoạt động bảo vệ biên giới, phát hiện hoạt động cướp biển hoặc các hoạt động chống khủng bố tầm xa…

Nhu cầu này đòi hỏi “gói giải pháp tổng lực” gồm các chiến lược thông vận trên biển, cung cấp vũ khí, hậu cần hay khả năng đổ bộ, trên không, trên biển từ một tàu lớn. "Tàu mẹ" này còn phải có khả năng hoạt động trong nhiều giai đoạn ổn định trên biển và trải qua nhiều dạng nhiệm vụ. Đặc điểm này còn phù hợp với xu hướng tinh gọn hải quân, thậm chí cả với những nước có ngân sách dồi dào.

Mô hình New Zealand - Australia

Các nước trên thế giới đã lần lượt tìm đưa ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trên. Tiêu biểu là Canterbury HMNZS của Hải quân New Zealand… Hải quân New Zealand có quân số không lớn, chỉ khoảng 2.100 người, tổ chức trong 1 hạm đội duy nhất, đóng ở căn cứ hải quân Auckland. Lực lượng ít, số lượng vũ khí, phương tiện chiến đấu trong biên chế không nhiều nhưng bù lại, các tàu chiến của hải quân nước này rất hiện đại. Để đáp ứng chiến lược trên và phù hợp với điều kiện nội tại, Hải quân New Zealand có chủ trương đa năng hóa chiến hạm, mà tiêu biểu là chiến hạm HMNZS Canterbury.

Trong khi các tàu chiến của hải quân nhiều nước phát triển theo hướng “chuyên môn hóa” thì HMNZS Canterbury được thiết kế để đảm đương nhiều nhiệm vụ như đổ bộ, hậu cần, chi viện… Điều đáng nói, sức mạnh của HMNZS Canterbury không phải là các vũ khí gắn trên tàu mà nằm ở những vũ khí tàu có thể mang theo.

Tiêu điểm - Vũ khí siêu mạnh cho các cường quốc hải quân

HMNZS Canterbury

HMNZS Canterbury có lượng giãn nước 9.000 tấn, tốc độ 16-19 hải lý/giờ, có khả năng mang 4 trực thăng vận tải NH90, 1 trực thăng chống ngầm SH-2G… Trong đó, SH-2G là trực thăng vũ trang được thiết kế để chống lại các tàu ngầm, tàu nổi với vũ khí chủ yếu là ngư lôi Mk 46 hoặc Mk 50, tên lửa có điều khiển AGM-65 Maverick hoặc tên lửa chống hạm AGM-119. Với tốc độ tối đa 256 km/h và tầm hoạt động 1.000km, sức mạnh hỏa lực và khả năng cơ động của SH-2G đủ đảm bảo sự an toàn tối thiểu cho các tàu sân bay của nó.

Ngoài ra, phải kể tới khả năng mang 2 tàu đổ bộ nhỏ LCM, 16 xuồng, 16 xe tải, thủy thủ đoàn có 250 lính… của HMNZS Canterbury. Trong các nhiệm vụ đổ bộ đường biển, đây sẽ là lực lượng khó có thể coi thường.

Bên cạnh đó, Hải quân New Zealand cũng trang bị tàu tuần tiễu HMNZS Otago. Đây là lớp tàu có lượng choán nước 1.900 tấn, dài 85m, tầm hoạt động 6.000 hải lý. Và giống như HMNZS Canterbury, sức mạnh của HMNZS Otago nằm ở lực lượng không quân hải quân, chủ yếu là các trực thăng săn ngầm SH-2G.

Là quốc gia láng giếng với New Zealand, Australia cũng có chiến lược phát triển lực lượng hải quân tương tự. Hiện Australia đang biên chế tàu đổ bộ mang trực thăng HMAS Canberra. Đây có thể coi là tàu sân bay cỡ nhỏ với những vũ khí trang bị được gọi là “siêu phẩm” của nước này.

HMAS có tốc độ tối đa 20,5 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 hải lý liên tục 50 ngày đêm trên biển. Tàu đáp ứng các yêu cầu của tác chiến đổ bộ đại dương, chở 1.000 sĩ quan và lính cùng 150 xe tăng (M1A1) xe thiết giáp. Boong tàu rộng, cho phép 6 trực thăng hạ cánh hay cất cánh cùng một lúc. Khoang dưới tàu chứa 16 máy bay hạng nặng hoặc 24 máy bay hạng trung, nhẹ. Trên tàu có bệnh viện đầy đủ trang bị. Vũ khí trên tàu có 4 pháo bắn nhanh M242 cỡ 25mm. Hệ thống phòng thủ tên lửa có radar Giraffe quét xa trăm km, các thiết bị điện tử, tích hợp hoạt động... tiếp tục được lắp đặt...

Cường quốc hải quân cũng không chối từ

Quay trở lại với nhận định của tiến sĩ Gareth Evans, ngay cả các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh cũng để mắt tới lực lượng tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay. Các trường hợp của Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc là những ví dụ tiêu biểu.

Là quốc gia có truyền thống phát triển lực lượng hải quân lâu đời và cũng đang sở hữu tàu sân bay (thực chất là tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay chiến đấu), Nga đang đầu tư một cách nghiêm túc cho lực lượng tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay cỡ nhỏ, cụ thể hóa bằng thương vụ mua 4 tàu Mistral của Pháp.

Mistral là một thiết kế của Pháp khá thông dụng. Nó kết hợp các tình năng của tàu sân bay trực thăng, tàu chỉ huy, kiểm soát và bệnh viện nổi. Những nhà máy đóng tàu của Nga chưa thể tự hoàn thành một con tàu hiện đại như vậy một cách nhanh chóng trong thời điểm hiện tại. Đó là lý do Nga quyết định chi tiền mua tàu của Pháp.

Tiêu điểm - Vũ khí siêu mạnh cho các cường quốc hải quân (Hình 2).

Tàu đổ bộ mang trực thăng Mistral

Tàu đổ bộ mang trực thăng Mistral có lượng choán nước 21.000 tấn, dài 210 m, có thể đạt tốc độ 18 hải lý/h. Phạm vi hoạt động 20.000 hải lý, thủy thủ đoàn 160 người, cùng lúc có thể trở 450 người và 16 máy bay trực thăng trong đó 6 chiếc có thể đồng thời trên boong.

Theo thông tin của nhà sản xuất, một chiếc tàu lớp Mistral có khả năng chứa 4 tàu lớn đổ bộ, 70 xe thiết giáp. Theo dự kiến, tàu Mistral sẽ được Nga trang bị 8 trực thăng tấn công Ka-52 và 8 chiếc Ka-29 và sẽ được đưa tới các vùng biển tranh chấp giữa Nga và các nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản (Nga và Nhật Bản đang có tranh chấp biển đảo ở khu vực mà phía Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, còn Nhật Bản thì gọi là “Lãnh thổ phương Bắc”).

Có tranh chấp với Nga nhưng tiềm lực quân sự của Nhật Bản bị hạn chế bởi Hiến pháp Hòa bình. Theo đó, Nhật Bản không chủ trương đóng tàu sân bay cỡ lớn, bởi đây bị tính là vũ khí tấn công. Hải quân Nhật Bản hiện duy trì hoạt động của các tàu sân bay cỡ nhỏ (có sàn đáp trực thăng). Tiêu biểu là tàu chở trực thăng lớp Hyuga. Đây là con tàu lớn nhất mà Nhật Bản đóng kể từ sau năm 1945. Hyuga có lượng giãn nước 19.000 tấn, dài 197m. Tàu trang bị hỏa lực phòng không, chống ngầm tương đối mạnh với: tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM, tên lửa chống ngầm RUM-139. Tàu có thể chở 11 trực thăng hạng trung, hạng nặng các loại…

Điều đáng nói, cả Nhật đang trong quá trình thương lượng mua các chiến đấu cơ F-35B của Mỹ. Đây là các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, có khả năng cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng. Một khi các chiến đấu cơ này được biên chế, các tàu sân bay của Nhật Bản đều dễ dàng cởi bỏ danh nghĩa “cỡ nhỏ”. Bởi F-35B sẽ kéo năng lực tác chiến của cả biên đội tàu, vốn là tàu sân bay chở trực thăng trở thành các tàu sân bay tiến công chiến đấu thực thụ.

Giống trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang chờ thời cơ để đưa tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay trực thăng của mình trở thành tàu sân bay tiến công. Trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc, tàu hiện đại và mạnh nhất là tàu đổ bộ Dokdo, được trang bị cho hải quân tháng 7/2007. Lượng choán nước 18.000 tấn, chiều dài 200m, có khả năng mang 15 máy bay trực thăng. Đây là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc và là kết quả đầu tiên của dự án LPX do Hải quân Hàn Quốc triển khai. Tàu đổ bộ tốc độ cao “Dokdo” được xây dựng dựa trên khái niệm “tấn công từ chân trời”.

Sàn thứ nhất của Dokdo có thể chứa 5 máy bay trực thăng UH-60 cùng một lúc, và sử dụng để triển khai các máy bay cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng kiểu Harrier hay F-35.

Sàn thứ hai gồm cabin, phòng chỉ huy, các hệ thống hỗ trợ và nơi ở của thủ thuỷ đoàn với diện tích đủ chỗ cho 700 quân đổ bộ. Sàn thứ ba là vị trí cho 2 tàu đổ bộ không khí - LCAC, Dokdo có thể chứa 70 xe tăng hoặc 200 xe tải, một tiểu đoàn cơ giới.

Ở phần đuôi của tàu có cửa lớn để “đổ” quân, vũ khí và trang thiết bị quân sự. Vũ khí trên tàu Dokdo gồm hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 và hệ thống pháo phòng không tầm ngắn Goalkeeper. 

Ngoài ra, Dokdo còn có chức năng như một tàu chỉ huy với hệ thống C4ISR. Nói cách khác, Dokdo có thể tác chiến như một “tư lệnh hạm”.

Tuệ Minh (tổng hợp)

Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt J-15 ‘Phi Sa’ cho hải quân?

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:41
Theo bài báo, nhiều dấu hiệu cho thấy, máy bay chiến đấu J-15 "Phi Sa" Trung Quốc phiên bản sản xuất hàng loạt đã được định hình, không sửa thiết kế nữa.

Trong tình huống 'nóng', Hải quân VN ra Trường Sa bằng cách nào?

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:55
Hành quân bằng đường không, tập kết lực lượng ở Trường Sa Lớn sau đó cơ động đến các đảo xung quanh là phương thức có thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian.

Lời kể của nhân chứng vụ thảm sát ở căn cứ hải quân Mỹ

Thứ 3, 17/09/2013 | 09:56
Phần lớn người trong trụ sở Bộ Chỉ huy Các hệ thống biển hải quân Mỹ cảm thấy hoang mang và do dự khi những tiếng súng đầu tiên vang lên vào sáng 16/9. Họ chỉ tháo chạy khi nghe thấy những tiếng nổ tiếp theo.

Hải quân Trung Quốc chỉ đủ sức ‘bắt nạt’ hàng xóm

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:18
Hải quân Trung Quốc là một trong những lực lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới, chỉ trong vòng 20 năm. Đến nay, lực lượng này đã có đủ cả binh chủng không quân hải quân, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Tuy nhiên, lực lượng này chưa thể cạnh tranh được với Nga, đừng nói tới Mỹ.

Tương quan lực lượng hải quân Nhật – Trung

Thứ 2, 19/08/2013 | 13:04
Tương quan lực lượng Hải Quân Nhật - Trung như thế nào trước khả năng có thể xảy ra chiến tranh Đông Bắc Á.

Philippines di chuyển không quân và hải quân tới biển Đông

Thứ 2, 29/07/2013 | 13:59
Philippines có kế hoạch di chuyển một lượng lớn Không quân và Hải quân tới một cơ sở hải quân trước đây của Mỹ ở phía Bắc Manila, nhằm tiến ra khu vực tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông nhanh hơn.

‘Nỗi khiếp sợ của xe tăng’ trên vai Hải quân Việt Nam

Thứ 2, 08/07/2013 | 19:40
Cùng với súng trường tấn công Tar-21 đến từ Israel, Hải quân đánh bộ Việt Nam còn một vũ khí khác của Israel không kém phần uy lực, đó chính là tên lửa vác vai hạng nhẹ MATADOR với mục đích tiêu diệt tấn công các xe tăng, xe bọc thép, xe lội nước và các loại xe chở quân đổ bộ tấn công.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.