Vụ sự cố nước sạch sông Đà nhiễm bẩn: “Phải làm chuồng nhanh chóng để không mất thêm bò nữa”

Vụ sự cố nước sạch sông Đà nhiễm bẩn: “Phải làm chuồng nhanh chóng để không mất thêm bò nữa”

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 23/10/2019 | 15:43
0
Theo PGS.TS Ứng Quốc Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng trường đại học Xây dựng, chuyên gia cao cấp ngành nước, sau sự cố nước sạch sông Đà, phải làm sao để rút kinh nghiệm, không tái diễn “mất bò mới lo làm chuồng”.

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Thời gian qua, sự cố nhà máy nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước nói chung và người dân thủ đô Hà Nội nói riêng.

Sự cố này đã làm ảnh hưởng đến hàng vạn hô dân, cuộc sống của hàng triệu người bị đảo lộn. Nước sạch bị nhiễm dầu còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

Tin nhanh - Vụ sự cố nước sạch sông Đà nhiễm bẩn: “Phải làm chuồng nhanh chóng để không mất thêm bò nữa”

Sự cố nước sạch sông Đà đã khiến cuộc sống của nhiều hộ dân ở Thủ đô bị đảo lộn.

Liên quan đến sự việc này, mới đây, cơ quan Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ 3 đối tượng liên quan đến xả dầu thải xuống dòng nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự cố trên bộc lộ sự yếu kém và tắc trách của chính quyền, không chỉ ở Hà Nội mà còn của cả hệ thống các cơ quan có trách nhiệm từ Trung ương đến địa phương. 

Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị sản xuất nước sạch chưa thực sự quan tâm đến cấp nước an toàn, khi xảy ra sự cố còn lúng túng, đổ lỗi trách nhiệm, vấn đề pháp lý còn nhiều lỗ hổng trong việc tiến hành kiểm tra chất lượng nước dễ dẫn tới khả năng mất kiểm soát.

Bày tỏ quan điểm của mình tại tọa đàm “An ninh nước sạch và các vấn đề pháp lý” do tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức, PGS.TS Ứng Quốc Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng trường đại học Xây dựng, chuyên gia cao cấp ngành nước cho hay: “Nhà máy nước sông Đà cũng là "bị hại" bởi chính nguồn gây ra ô nhiễm không phải là nhà máy nước. Tuy nhiên, dù nói thế nào thì nhà máy nước sạch sông Đà cũng phải chịu trách nhiệm chính khi bán nước cho dân.

Sự việc đã xảy ra rồi, người ta nói đừng để "mất bò mới lo làm chuồng". Tuy nhiên, chúng ta phải làm chuồng nhanh chóng để không mất thêm con bò, không để xảy ra sự cố nữa”.

Theo PGS.TS Ứng Quốc Dũng vấn đề quản lý tài nguyên nước đã phân định rất rõ: “Về quản lý nguồn tài nguyên chung bộ TN&MT quản lý, đặc biệt là quản lý nguồn cung cấp nước sạch. Ở các nước, việc bảo vệ nguồn nước rất tốt, gồm có nhiều bước, lớp lang. Nhưng, chúng ta thực hiện đã tốt hay chưa?

Thêm nữa, trong thời đại 4.0, người ta có thể kiểm nghiệm tại chỗ bằng các chỉ số thông qua máy móc, công nghệ chứ không phải khi xảy ra rồi mới phát hiện được.

Về chính sách, cổ phần hóa ngành nước phải được thực hiện một cách cẩn trọng. Bởi, nước là tài nguyên thiết yếu, nước là an ninh quốc gia, là an toàn cho tất cả người dân. Vì vậy, chính quyền phải có trách nhiệm, nhà máy nước, đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm trước chính quyền và người dân.

Hiện nay, quy định về kiểm soát nước, cung cấp nước của chúng ta còn chưa đầy đủ, có lỗ hổng. Việc này cần phải có các quy định chặt chẽ hơn, rất cần có luật sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, phân trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các đơn vị kinh doanh, sản xuất hành nghề nước và người tiêu dùng nước, nhân dân”.

UBND địa phương phải có trách nhiệm

Cũng bày tỏ quan điểm của mình về trách nhiệm của đơn vị cấp nước trong sự cố nước sông Đà, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng cục Hạ tầng đô thị, bộ Xây dựng cho biết: “Về chức năng quản lý Nhà nước, trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định rất rõ. Trong Nghị định 117, bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về cấp nước đô thị, bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm về cấp nước nông thôn, bộ Kế hoạch Đầu tư, Tài Chính sẽ phải đảm bảo nguồn lực, bộ Y tế chịu trách nhiệm về các quy chuẩn.

Đối với bảo vệ nguồn nước, trách nhiệm thuộc về bộ Tài Nguyên và Môi trường. Ngoài ra, các địa phương cũng phải chịu trách nhiệm bảo vệ nguồn nước. Những vấn đề này đều có sự phân công rõ ràng.

Trong sự cố sông Đà, UBND địa phương phải chịu trách nhiệm liên đới, doanh nghiệp cung cấp nước chịu trách nhiệm trực tiếp. “Rất nhiều UBND địa phương nói rằng trách nhiệm chính là của đơn vị cấp nước. Nhưng theo tôi, UBND địa phương không thể đứng ngoài cuộc được”, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến nhấn mạnh.

Tin nhanh - Vụ sự cố nước sạch sông Đà nhiễm bẩn: “Phải làm chuồng nhanh chóng để không mất thêm bò nữa” (Hình 2).

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, trong sự cố sông Đà, UBND địa phương không thể đứng ngoài cuộc được.

Nói về trách nhiệm của các công ty tiếp nhận nguồn nước để bán cho người dân, các công ty này có trách nhiệm kiểm tra, quan trắc như thế nào? Ths. Nguyễn Hồng Dương, chuyên gia Cấp nước an toàn- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam cho rằng: “Theo quy định, trách nhiệm quản lý được phân công cho từng đơn vị, việc này phức tạp rất nhiều, tuy nhiên vai trò nhạc trưởng chính là cơ quan quản lý Nhà nước, tại các địa phương là UBND cấp tỉnh, nếu phạm vi liên tỉnh thì cơ quan quản lý Trung ương phải tham gia vào. Theo quy chuẩn bộ Y tế, chất lượng được quản lý dựa trên 109 chỉ tiêu, có những nhóm chỉ tiêu phải kiểm tra hàng ngày, có nhóm kiểm tra 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng một lần.

Trong quá trình vận chuyển phân phối có khoảng thời gian nguồn nước không được kiểm tra, các đơn vị tiếp nhận nước nhưng không có xử lý hay kiểm tra trừ khi có khiếu nại của khách hàng. Rõ ràng, ở đây sự quản lý lỏng lẻo. Do đó, các đơn vị đấu nối, nhận nguồn nước cấp cho dân rất ít chủ động kiểm tra chất lượng”.

Cũng trao đổi về trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến bày tỏ: “Tôi cho rằng, qua sự cố lần này không phải chỉ các công ty nước Hà Nội, mà tất cả các nhà máy nước trên toàn quốc cần kiểm tra lại quá trình cấp nước của mình. Tất cả công ty cấp nước cần rà soát lại quy trình của mình. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát và kiểm tra chất lượng theo đúng quy định”.

Công ty cấp nước phải có trách nhiệm công khai kết quả quan trắc

Trao đổi thêm về vấn đề liệu có phải Styren là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước tại sông Đà? Trong hơn 100 chỉ tiêu kiểm nghiệm nước thì có những chỉ tiêu nào dài hơn 15 ngày mới ra kết quả hay không?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến cho biết: “Theo quy chuẩn của bộ Y tế, phần phân tích hàng ngày là khoảng hơn 10 chỉ tiêu. Tôi cho rằng, việc công bố kết quả quan trắc công ty cấp nước phải có trách nhiệm công khai, phải phân tích và công bố kết quả phân tích để người dân nắm được. Đồng thời, cấp chính quyền cần phải thanh tra, kiểm tra các công ty cấp nước có làm đúng với quy định của nhà nước hay không.

Còn việc nước sông Đà nhiễm dầu, trong đó có chất dầu và các chất độc. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng xung quanh nhà máy nước sông Đà, họ đến xin dầu này về làm thuốc diệt chuột, như vậy chúng ta có thể hiểu được mức độ độc hại nó như thế nào. Bên cạnh đó, chất lượng đường ống nước cũng cần phải xem xét và kiểm tra lại, bởi tôi cho rằng đến thời điểm hiện tại, đường ống nước đã quá nát, cần phải thay lại bằng ống HDPE hoặc ống gang. Nhưng, nếu thay thế bằng ống khác thì cũng cần phải xem xét xuất xứ của nó. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện chính sách”.

"Thâm nhập" Công ty đổ trộm dầu thải ra sông Đà

Thứ 4, 23/10/2019 | 08:00
Liên quan đến vụ đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà, ghi nhận PV ngày 22/10 tại Công ty CP gốm sứ Thanh Hà - CTH (Khu 6, phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ) để xác minh nguồn gốc của số lượng dầu thải trên.

An ninh hình sự 24h: Hé lộ cuộc gọi của kẻ chủ mưu đổ dầu thải với con gái Chủ tịch công ty Gốm sứ Thanh Hà; Nhà hàng Món Huế tại TP.HCM bị tố trốn nợ

Thứ 3, 22/10/2019 | 21:00
Tin an ninh hình sự 24h qua: Xuất hiện hình ảnh nghi phạm giết nhân viên bảo hiểm xã hội Nghệ An ở bến xe Nước Ngầm; Hé lộ cuộc gọi của kẻ chủ mưu đổ dầu thải với con gái Chủ tịch công ty Gốm sứ Thanh Hà; Nhà hàng Món Huế tại TP.HCM bị tố trốn nợ...

Hé lộ cuộc gọi của kẻ chủ mưu đổ dầu thải với con gái Chủ tịch công ty Gốm sứ Thanh Hà

Thứ 3, 22/10/2019 | 05:50
Theo biên bản làm việc trước khi vận chuyển dầu thải mang đổ xuống nguồn nước sông Đà, nghi phạm Lý Đình Vũ, được xem là kẻ chủ mưu, đã gọi điện cho con gái của Chủ tịch công ty Gốm sứ Thanh Hà.
Cùng tác giả

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.
Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang sau 3 đời Chủ tịch

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:48
Bắt đầu khởi công từ khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn đương chức, gần 4 năm trôi qua dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn chưa thể về đích.
     
Nổi bật trong ngày

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Phát triển đô thị biển Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:30
Cửa Lò nổi lên với sức sống, sự năng động của một đô thị du lịch biển được ví là “viên ngọc xanh xứ Nghệ”.

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.