Phí “bôi trơn” đẩy doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

Phí “bôi trơn” đẩy doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

Thứ 3, 05/09/2017 | 06:28
0
“Hoa hồng”, “tiền lót tay”… là những loại chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chi ra để “bôi trơn” cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Sau khi vụ VN Pharma, Oceanbank được đưa ra xét xử, nhiều chuyên gia cho rằng, không riêng ngành ngân hàng, dược mà rất nhiều lĩnh vực khác, ngay cả doanh nghiệp tư nhân cũng phải sống chung với chi phí không chính thức (chi phí ngầm, bôi trơn, khoản lót tay...).

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, GS.TS. Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) nhận định: “Nhiều người cho rằng, hiện nay để được việc, để nhanh, hiệu quả, kết thúc sớm không thể không có “hoa hồng” bôi trơn. Nó thành lệ ngầm, cơ chế xấu trong đời sống xã hội, kinh tế. Nó không chính thức, không được ghi vào bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng lại là thứ được thực hành rộng rãi”.

Cũng theo quan điểm của GS.TS. Đặng Đình Đào, “hoa hồng” nguy hiểm ở chỗ nó làm méo mó chính sách, thay đổi cục diện đấu thầu. Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng và y tế thì nguy hiểm hơn nữa. Chuyện “hoa hồng” với số tiền lớn là hàng tỷ cho đến “bôi trơn” trong hoạt động dịch vụ công với vài trăm nghìn đồng đều không lạ ở Việt Nam.

Xã hội - Phí “bôi trơn” đẩy doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

"Phí bôi trơn" đang trở thành vấn nạn, bóp méo hoạt động của doanh nghiệp (Ảnh minh họa).

 Bàn về nguyên nhân để “hoa hồng” nở rộ ở Việt Nam, GS. Đào cho rằng: Thực tế này, nó xuất phát từ ngay các chính sách của chúng ta. Đầu tiên là thói quen thanh toán tiền mặt. Tiếp đó là các chính sách có kẽ hở, không minh bạch được các hoạt động, giao dịch. Để giải quyết được vấn nạn “hoa hồng”, tôi nghĩ rằng không thể ngày một ngày hai mà xóa được".

Đồng tình với quan điểm của GS.Đào, một chuyên gia kinh tế phân tích thêm: “Vấn đề phí “bôi trơn” tăng trong khi môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện, hệ thống văn bản cấp phép được rút ngắn, hệ thống chính sách được điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cho thấy một nghịch lý và bất cập trong thực thi chính sách pháp luật. Phí “bôi trơn” là vấn đề lớn, nhức nhối, làm cho doanh nghiệp dễ vi phạm pháp luật bởi doanh nghiệp làm đúng hay làm sai vẫn phải có phí “bôi trơn”.

Thực tế cho thấy, chi phí không chính thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam khá lớn, ngành nào cũng cạnh tranh bằng “hoa hồng”. Theo khảo sát của VCCI, có thời điểm chi phí không chính thức chiếm 10-12% doanh thu của doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã nhận diện được vấn đề và kiên quyết giảm chi phí không chính thức của doanh nghiệp, có như vậy mới lấy lại uy tín cho doanh nghiệp và tạo niềm tin cho người dân”.

Trước vấn nạn “bôi trơn”, “hoa hồng”, GS.Đặng Đình Đào kiến nghị: “Cơ quan quản lý Nhà nước phải rà soát lại các văn bản, chính sách. Một điểm quan trọng là vấn đề con người. Con người liên quan đến thu nhập, đời sống.

Thực tế, ở một số địa phương có mức độ minh bạch dịch vụ công cao thì hàng loạt cán bộ công chức, viên chức xin nghỉ. Lương vài triệu mà ngồi 8 tiếng/ngày làm khối lượng công việc lớn, căng thẳng sẽ không ai làm. Những người thực sống bằng lương cuộc sống rất khổ. Bởi thu nhập đó không đảm bảo mức sống bình thường, cho con đi học, tiền thuê nhà... từ đó sinh ra cần “bôi trơn” để nhanh việc”.  

Thơm Lan

 

 

 

 

 

Lộ phí ‘bôi trơn’ thầu chính DA đường hành lang ven biển phía Nam

Thứ 2, 05/12/2016 | 15:41
Đại diện nhà thầu chính Hàn Quốc đã ép nhà thầu phụ Việt Nam phải “gánh” nhiều khoản chung chi “nhạy cảm” trái pháp luật để hòng chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng tiền bảo lãnh thi công gói thầu phụ.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Mức hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7

Thứ 6, 19/04/2024 | 20:31
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.