WHO cảnh báo: Covid-19 vẫn chưa thể trở thành bệnh đặc hữu

WHO cảnh báo: Covid-19 vẫn chưa thể trở thành bệnh đặc hữu

Thứ 6, 15/04/2022 | 14:00
0
Mới đây, WHO cảnh báo vẫn chưa thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu và hiện vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát những đợt dịch lớn trên toàn cầu.

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là với Covid-19

Theo ông Michael Ryan, Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO, Covid-19 chưa hề thuyên giảm hay trở thành căn bệnh theo mùa mà dịch bệnh này "vẫn gây biến động và có khả năng dẫn đến các đợt dịch lớn."

Ông Ryan cũng nhấn mạnh, bệnh đặc hữu không đồng nghĩa với việc mọi thách thức sẽ chấm dứt, đồng thời đưa dẫn chứng bệnh lao và sốt rét là những căn bệnh đặc hữu vẫn khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm.

Cũng theo ông Ryan lý giải, thông thường các bệnh dịch sẽ lắng xuống và có diễn biến đặc hữu, tập trung vào một bộ phận người dân cụ thể. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ tiêm chủng giảm, như đã từng xảy ra với việc tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi, các đợt dịch có thể bùng phát trở lại.

Hiện, con số tử vong liên quan đến Covid-19 vẫn tương đối cao, do đó ông Ryan kêu gọi các nước tiếp tục nâng cao cảnh giác sẵn sàng ứng phó với nguy cơ làn sóng dịch mới khi các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện.

Thế giới - WHO cảnh báo: Covid-19 vẫn chưa thể trở thành bệnh đặc hữu

Nhân viên y tế tại Thượng Hải. Ảnh: AFP.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO nhận định, SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan mạnh trên thế giới, là nguyên nhân dẫn đến số lượng lớn các ca tử vong và gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều phương diện.

Theo số liệu tuần trước, số ca tử vong vì Covid-19 giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát nhưng vẫn ở mức 20.000 người. Theo ông Ryan đánh giá, con số vẫn quá nhiều và kêu gọi thế giới không nên tự mãn mà chủ quan.

Điều gì sẽ xảy ra khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu?

Sau một thời gian dài dịch bệnh bùng phát, các chuyên gia y tế cộng đồng thuộc WHO đã thảo luận về các tiêu chí đánh giá và thời điểm có thể tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do dịch Covid-19. Chuyển trạng thái ứng phó Covid-19 từ đại dịch sang bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, Covid-19 trở thành đặc hữu như thế nào vẫn còn là một "bí ẩn" khi bản thân các bệnh đặc hữu có nhiều dạng khác nhau.

Thế giới - WHO cảnh báo: Covid-19 vẫn chưa thể trở thành bệnh đặc hữu (Hình 2).

Hiện nay, có rất nhiều người thắc mắc bệnh đặc hữu là gì? Để trả lời câu hỏi này Thời báo New York thông tin, bệnh đặc hữu là loại bệnh hiện diện thường xuyên, lặp đi lại lại qua các năm và có thể dự đoán được. Các bệnh đặc hữu lây nhiễm cho hàng triệu người trên thế giới mỗi năm, tuy nhiên tỉ lệ tử vong tương đối thấp. Có thể tiêm chủng và điều trị được.

Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe của Đại học Washington cho biết, các bệnh đặc hữu phổ biến là cúm mùa, sốt rét, viêm gan B, sốt xuất huyết, lao phổi và HIV/AIDS. Trong đó, sốt rét và cúm đã khiến hơn 800 nghìn người tử vong trên toàn cầu vào năm 2019. Nhiều nhà khoa học dự đoán, Covid-19 đặc hữu có thể gây ra mối đe dọa tương tự các loại virus đường hô hấp khác.

Bà Lone Simonsen, Giám đốc Trung tâm PandemiX, Đại học Roskilde, Đan Mạch cho rằng: "Tôi cho rằng Covid-19 có thể nhẹ như cảm lạnh và sẽ không gây tử vong nhiều hơn bệnh cúm mùa. Lý do là vì chúng ta đã có khả năng miễn dịch và tiếp tục được tăng cường sau khi nhiễm bệnh".

Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các nhà khoa học nhận định có thể mất vài năm để theo dõi mô hình và dự đoán mô hình lây nhiễm của Covid-19 đặc hữu, tuy nhiên có khả năng các đợt sóng dịch sẽ bùng phát và lắng dịu theo mô hình của cúm mùa.

Nhiều người sau khi mắc Covid-19 sức khỏe bị giảm sút, theo đó các nhà khoa học cảnh báo, có thể mất nhiều năm để giải quyết hậu quả của đại dịch Covid-19.

Trúc Chi (t/h theo TTXVN, Tuổi Trẻ, VTV)

Khánh Hòa tiếp tục phát hiện thêm 92 ca nhiễm Covid-19 mới

Thứ 5, 14/04/2022 | 18:59
Trong 92 ca mắc Covid-19 mà tỉnh Khánh Hòa mới ghi nhận có 39 ca cộng đồng và 53 ca cách ly tại nhà.

Hậu Covid-19: Bị sương mù não có nguy hiểm?

Thứ 3, 12/04/2022 | 14:28
Sương mù não thường biến mất chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, một số người có thể bị nhiều tháng, thậm chí hàng năm.

WHO nêu ra 3 kịch bản dịch Covid-19 có thể diễn biến trong năm 2022

Thứ 6, 01/04/2022 | 06:00
Theo WHO, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là SARS-CoV-2 tiếp tục tiến hóa, nhưng mức độ nghiêm trọng của dịch sẽ giảm xuống theo thời gian.

WHO cảnh báo ca Covid-19 tăng mạnh toàn cầu

Thứ 5, 17/03/2022 | 14:17
WHO báo động về sự gia tăng đột biến số ca mắc mới Covid-19 trên toàn cầu và cho biết dữ liệu được công bố chỉ là “phần nổi của tảng băng".
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.