Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Bao giờ được thực thi đúng nghĩa?

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Bao giờ được thực thi đúng nghĩa?

Thứ 2, 05/04/2021 | 13:59
0
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy chỉ ra những bất cập trong xã hội hóa sách giáo khoa khiến dư luận bức xúc và đặt niềm tin nhiệm kỳ tới.

Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 cả nước bắt đầu bước vào học bộ sách giáo khoa mới với 4 bộ sách giáo khoa của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), và 01 bộ sách của NXB đại học Sư phạm, NXB đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Trong đó, Cánh Diều là bộ sách xã hội hóa đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm hiện nay của Việt Nam, được tổ chức và phát hành bởi sự góp vốn của tư nhân, do công ty VEPIC thực hiện. Còn 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 (giờ còn 2 bộ là Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống của NXBGDVN) được thực hiện bởi ngân sách Nhà nước.

Sau thời gian thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, dư luận vẫn còn “nóng” bởi vấn đề lỗi sai của 5 bộ sách, trong đó, chỉ bộ Cánh Diều đã được sửa, việc giá sách giáo khoa không có sự đồng nhất của NXBGD VN, hay việc có dấu hiệu “đi đêm” trong phát hành sách ở một số địa phương khiến thầy trò ở các cơ sở giáo dục không được lựa chọn sách theo ý mình...

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIV), người đã có những ý kiến đóng góp sâu sắc về các vấn đề dân sinh, xã hội, kinh tế, đặc biệt là giáo dục. ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy cũng một trong số ít đại biểu để lại dấu ấn đặc biệt trong giới truyền thông bởi tri thức, bản lĩnh và tâm huyết về những vấn đề kinh tế, xã hội.

Phóng viên (PV): Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIV sắp bế mạc. Bà có cảm xúc gì khi sắp hoàn thành nhiệm vụ, nhất là khi được đánh giá là một trong những gương mặt đáng nhớ nhất của Quốc hội khoá này?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: Quốc hội khoá XIV sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng Bảy tới, khi Quốc hội khoá mới bắt đầu nhận nhiệm vụ. Từ nay đến đó, tuy không còn kỳ họp nào của Quốc hội nữa, nhưng các đại biểu vẫn phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình. Nhìn lại 5 năm qua, tôi tin rằng cử tri cả nước hài lòng với hoạt động tích cực, hiệu quả của Quốc hội và nhiều đại biểu của mình. Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn thấy còn nhiều trăn trở.

PV: Cụ thể là trăn trở về những vấn đề gì, thưa đại biểu?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: Một số điều, tôi đã phát biểu trong phiên thảo luận Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ. Nhờ nỗ lực và những quyết sách đúng đắn trong điều hành của Chính phủ, kinh tế Việt Nam 5 năm qua đã khởi sắc và trở thành một trong số rất ít nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bất chấp những khó khăn to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra. Là một đại biểu Quốc hội, tức là nhà lập pháp, tôi cũng đánh giá cao công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ. Đây là khoá đầu tiên Chính phủ không để xảy ra tình trạng nợ đọng nghị định, thông tư.

Giáo dục - Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Bao giờ được thực thi đúng nghĩa?

 ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy trong một phiên chất vấn của kỳ họp Quốc hội khóa XIV.

Tuy nhiên, những vấn đề lớn về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, quản lý tài nguyên, công sản, kỷ luật kỷ cương vẫn chưa được giải quyết một cách căn cơ. Vì vậy, tôi đã dành phần lớn thời gian phân tích những vấn đề này, với mong muốn Trung ương, Quốc hội, Chính phủ khoá tới quan tâm giải quyết. Tiếc rằng thời gian phát biểu chỉ có 7 phút nên tôi chưa nêu được những vấn đề khác, như đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. 

PV: Tôi hoàn toàn chia sẻ với đại biểu. Muốn hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra ở Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 thì điều cần quan tâm hàng đầu là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bởi vì chính thế hệ học sinh, sinh viên hôm nay đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ là lực lượng để thực hiện mục tiêu đó?.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: Đúng như vậy. Trung ương đã có Nghị quyết 29 (ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhưng cho đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 29 mới chỉ tập trung vào đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Ngay việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết 88 (ngày 28/11/2014) cũng có nhiều lúng túng. Nghị quyết 88 quy định” “Thực hiện xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”; đồng thời cũng quy định: “Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.”

Do triển khai chậm, bộ GD&ĐT không thực hiện được việc tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa mà Nghị quyết của Quốc hội đã giao. Còn về xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa, mặc dù bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa cho 6 nhà xuất bản ngoài NXBGDVN, nhưng đến nay mới chỉ có NXB đại học Sư phạm Hà Nội và NXB đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh phổi hợp với công ty VEPIC biên soạn, xuất bản, phát hành được bộ sách giáo khoa Cánh Diều, hoàn toàn làm bằng vốn xã hội, có đầy đủ sách giáo khoa của tất cả các môn học. Có lẽ các tổ chức, cá nhân khác chưa vào cuộc vì còn đang chờ xem số phận của những quyển sách giáo khoa xã hội hoá như thế nào. Báo chí gần đây phản ánh một số hiện tượng có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh và thái độ thờ ơ của bộ GD&ĐT. Như vậy thì khó có thể tạo niềm tin để huy động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa phục vụ cho đổi mới giáo dục.

PV: Nhưng thưa bà, không ít người lo rằng việc có nhiều sách giáo khoa cho mỗi môn học sẽ dẫn đến tình trạng “loạn sách giáo khoa”, gây khó khăn cho việc học, việc dạy, việc chỉ đạo, quản lý. Bà có ý kiến gì về điều này?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: Xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa là nhằm huy động nguồn lực (trí lực, tài lực, vật lực) của xã hội, tạo ra một cuộc thi đua giữa các tổ chức, cá nhân làm sách giáo khoa để không ngừng nâng cao chất lượng sách giáo khoa, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Từ khi đổi mới đến nay, xã hội hoá đã được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, lĩnh vực nào cũng thành công, mang lại những thay đổi quan trọng trong phát triển đất nước và cải thiện đời sống nhân dân. Ngay trong lĩnh vực xuất bản, sự tham gia của các nhà sách tư nhân dưới hình thức liên kết với các NXB đã làm thay đổi hẳn diện mạo của thị trường sách Việt Nam.

Không có lý gì lĩnh vực biên soạn sách giáo khoa không thực hiện được xã hội hoá. Nhưng để thực hiện được chủ trương này, nhận thức và hành động của xã hội, trước hết là của các nhà quản lý, các thầy các cô phải thay đổi.

Giáo dục - Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Bao giờ được thực thi đúng nghĩa? (Hình 2).

Sách giáo khoa mới đang tồn tại nhiều vấn đề khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua.

Tôi được biết, hiện nay, có một số địa phương chủ trương chỉ chọn một quyển sách giáo khoa cho mỗi môn học, thậm chí chỉ chọn một bộ sách giáo khoa sử dụng ở địa phương mình cho dễ chỉ đạo, quản lý, tổ chức thi cử. Điều đó thể hiện tư duy rất cũ về chỉ đạo, quản lý giáo dục, trái với tinh thần và lời văn của Nghị quyết 88 và của Luật Giáo dục. Tôi được biết, ở các nước phát triển và nhiều nước khác, giáo viên là người quyết định lựa chọn sách giáo khoa, chứ không phải nhà trường hay cấp chính quyền.

Thậm chí, giáo viên cũng không dạy hẳn theo một quyển sách giáo khoa nào. Căn cứ yêu cầu của chương trình và đặc điểm của học sinh trong lớp, giáo viên có thể dạy bài 1 theo quyển sách này, bài 5 theo quyển sách khác. Như vậy mới thật đúng là thực hiện “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”.

Việc đánh giá học sinh phải dựa vào chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình, chứ không dựa vào việc học sinh thuộc nội dung quyển sách nào. Nếu các nhà quản lý làm đúng tinh thần ấy thì giáo viên sẽ được “cởi trói” để sáng tạo, phụ huynh học sinh và xã hội sẽ yên tâm; những quan ngại về hiện tượng “đi cửa sau”, cạnh tranh không lành mạnh cũng sẽ được giải tỏa.   

PV: Như vậy thì những vấn đề đặt ra cho Bộ trưởng bộ GD&ĐT nhiệm kỳ tới cũng rất nặng nề?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: (Cười) Tôi chưa thấy Bộ trưởng nào của bộ GD&ĐT không có áp lực nặng nề. Nhưng tôi tin là khi đã nhận ra được những hạn chế và xác định đúng nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế đó, ngành giáo dục sẽ tìm được giải pháp khắc phục để đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi chỉ xin chia sẻ tâm đắc của tôi với một câu thơ của thi hào Nguyễn Du để chúc Bộ trưởng bộ GD&ĐT nhiệm kỳ tới:

                                                            “Thiện căn ở tại lòng ta

                                                     Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

PV: Xin cảm trân trọng cảm ơn đại biểu về cuộc trò chuyện này!

Sa Mộc (thực hiện)

 

Tại sao không công khai việc chỉnh sửa sách giáo khoa của NXBGDVN?

Thứ 5, 11/03/2021 | 06:34
Vai trò của bộ GD&ĐT ở đâu khi NXBGDVN không thực hiện các yêu cầu về chỉnh sửa sách giáo khoa? Ai đã "buông" cho NXBGDVN không sửa sách của họ?

Bán hàng triệu bộ sách giáo khoa, NXB Giáo dục đang làm ăn ra sao?

Thứ 7, 06/03/2021 | 14:34
Trong giai đoạn 2017-2019, hơn 100 triệu đầu sách giáo khoa (SGK) được bán ra đã đem về cho NXB Giáo dục hơn nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế giáo dục từ năm học 2023-2024

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:30
HĐND Tp.Hà Nội thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024.

Cần trang bị kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Khoảng 7,8% số nạn nhân thương vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương 2.100 em nên vấn đề an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ em đang được rất nhiều người quan tâm.

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

HLV Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu dự lễ cưới Quang Hải-Thanh Huyền

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Trong lễ cưới của Quang Hải - Chu Thanh Huyền được tổ chức ở nhà trai (Đông Anh, Hà Nội), có sự tham dự của vị khách đặc biệt Park Hang Seo, vợ chồng Văn Hậu.

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.