Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam tăng 34 bậc

Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam tăng 34 bậc

Thứ 2, 28/12/2020 | 11:06
0
Phó Thủ tướng cho biết, xếp hạng về phát triển bền vững tăng 34 bậc từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020. Đây là bộ chỉ số được Liên Hợp Quốc xây dựng, đánh giá.

Trình bày báo cáo tóm lược Kết quả thực hiện nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020 và dự thảo nghị quyết 02/NQ-CP năm 2021 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tại hội nghị Chính phủ với các địa phương (sáng 28/12), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: ttừ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững một trọng tâm cải cách, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ năm 2014, hàng năm Chính phủ đã ban hành nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (những năm đầu là Nghị quyết 19/CP và từ năm 2019 là nghị quyết 02/CP) với các mục tiêu, giải pháp ngày càng cụ thể, bám sát vào các bộ chỉ số của các cơ quan thuộc hệ thống của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế có uy tín như Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới...

Diễn đàn - Xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam tăng 34 bậc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 28/12. Ảnh: VGP

Bước sang nhiệm kỳ này, để phù hợp với chương trình Nghị sự vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, nghị quyết của Chính phủ đã mở rộng bao quát thêm các bộ chỉ số hàm chứa những yếu tố có tính căn bản, nền tảng, dài hơi hơn ngoài các chỉ số liên quan tới môi trường kinh doanh trong ngắn hạn như các bộ chỉ số về phát triển nguồn nhân lực, phát triển Chính phủ điện tử, năng lực đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết 02/CP năm 2020 được xây dựng dựa trên 7 bộ chỉ số, với trên 200 tiêu chí đo lường chi tiết, liên quan tới hầu hết các lĩnh vực, các ngành, các cấp và có phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm cho từng nhóm tiêu chí; thậm chí từng tiêu chí quan trọng. Các nghị quyết 19/CP và sau này là nghị quyết 02/CP của Chính phủ đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương tới địa phương; sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, sự tham gia của toàn xã hội. Qua đó đã góp phần cải thiện thêm một bước thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tháo gỡ được nhiều rào cản, khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân.

Phần lớn các chỉ số được đánh giá định kỳ 1 năm hoặc 2 năm của các tổ chức quốc tế đều ghi nhận sự tiến bộ rõ về điểm số tuyệt đối và cải thiện thứ hạng của Việt Nam. Nổi bật nhất là thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 20 bậc, từ thứ 90 năm 2015 lên thứ 70 năm 2019. Năng lực cạnh tranh quốc gia tăng hàng năm đều được tăng hạng, năm 2017 đứng thứ 55. Từ năm 2018, xếp hạng năng lực cạnh tranh được đổi thành năng lực cạnh tranh 4.0 với các tiêu chí được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam xếp hạng 77. Một năm sau vị trí của chúng ta đã tăng 10 bậc lên thứ 67. Năng lực cạnh tranh du lịch tăng 12 bậc, từ thứ 75 năm 2015 lên thứ 63 năm 2019. Xếp hạng hiệu quả logistics tăng 25 bậc, từ thứ 64 năm 2016 lên thứ 39. Xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 17 bậc từ thứ 59 năm 2016 lên thứ 42 năm 2020.

Trong các bộ chỉ số, các bảng xếp hạng quốc tế đó, có không ít chỉ số, tiêu chí cụ thể của nước ta ghi nhận những tiến bộ vượt bậc như: Tiếp cận điện năng tăng 81 bậc, từ thứ 108 (năm 2015) lên thứ 27 (năm 2019). Nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 59 bậc, từ thứ 168 (năm 2015) lên thứ 109 (năm 2019). Ứng dụng công nghệ thông tin tăng 54 bậc, từ thứ 95 (năm 2015) lên thứ 41 (năm 2019)…

Phó Thủ tướng cho biết, xếp hạng về phát triển bền vững tăng 34 bậc từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020. Đây là bộ chỉ số được Liên Hợp Quốc xây dựng, đánh giá dựa trên các tiêu chí bám sát 17 nhóm mục tiêu phát triển bền vững (với 169 mục tiêu cụ thể). Các mục tiêu này về cơ bản rất phù hợp với các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Việc Việt Nam được xếp hạng 49 trong khi thu nhập bình quân đầu người còn ở hạng ngoài 100 là minh chứng cụ thể cho tính ưu việt của chế độ của Việt Nam.

"Việc những chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực con người như giáo dục phổ thông, giáo dục phổ thông được xếp hạng trong nhóm 50 quốc gia và vùng lãnh thổ hàng đầu, càng cho thấy ý chí vươn lên, hướng tới tương lai và sức sáng tạo của nhân dân ta, dân tộc ta”, Phó Thủ tướng nói.

Cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng ghi nhận tích cực những kết quả, tiến bộ trong thực hiện các nghị quyết này. Theo kết quả điều tra 10.000 doanh nghiệp của phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy: 81,3% doanh nghiệp cho biết “cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả” (tỷ lệ này năm 2016 là 67,4%). 73,6% doanh nghiệp nhận thấy “cán bộ nhà nước thân thiện” trong quá trình giải quyết thủ tục (năm 2016 chỉ là 59%). 57,5% doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh thuận lợi (năm 2017 là 51,7%). 53,6% doanh nghiệp cho biết mức chi trả không chính thức giảm rõ rệt (năm 2016 là 59,3%).

Bên cạnh những kết quả quan trọng, đáng khích lệ đó, vẫn còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà điểm tuyệt đối và thứ hạng của Việt Nam vẫn còn thấp và hầu như không được cải thiện về thứ bậc như: Giải quyết phá sản doanh nghiệp (đứng thứ 122); Rào cản phi thuế quan (121); Bảo vệ hệ sinh thái bền vững (110); Đăng ký tài sản (106); Bảo vệ sở hữu trí tuệ  (105); Kết nối hạ tầng đường bộ (104).

"Thực tế những năm qua cho thấy bộ, ngành nào chủ động, quyết tâm thì các chỉ số được cải thiện rõ ràng hơn (điển hình là điện lực, bảo hiểm xã hội, xây dựng). Tới đây, việc cải thiện vị trí càng khó và đòi hỏi nỗ lực cao hơn vì các quốc gia, nền kinh tế khác cũng rất chú trọng công tác này. Mặt khác, nhiều tiêu chí, chỉ số không chỉ đơn thuần liên quan tới quy định, thủ tục hành chính có thể nhận diện, sửa đổi hoặc bãi bỏ ngay mà còn phải sửa luật và ngày càng có nhiều chỉ số phải nỗ lực liên tục trong một số năm mới có thể cải thiện được, nhất là liên quan tới hạ tầng, nhân lực và các yếu tố xã hội", Phó Thủ tướng đánh giá.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, việc đánh giá xếp hạng của các tổ chức quốc tế có những thay đổi đáng kể và nhiều bảng xếp hạng không được công bố. Trong nước, thực hiện “mục tiêu kép”, các nỗ lực thực hiện nghị quyết 02/CP không hề giảm. Thậm chí nhiều nhiệm vụ đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn (như dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt…).

H.Lan

Phục hồi, phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp sau dịch Covid-19

Thứ 7, 17/10/2020 | 20:22
Tại hội thảo, Ban tổ chức đã giải đáp và thảo luận những giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh sau dịch bệnh Covid-19.

Việt Nam nhảy vọt trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu

Thứ 5, 28/09/2017 | 17:42
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 do diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố chứng kiến bước nhảy vọt của hai quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:06
Cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc trong trường hợp nào là vấn đề nhiều người quan tâm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Quảng Ninh: 4 phụ nữ mất tích do lật thuyền nan

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Hiện cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang khẩn trương tìm kiếm 4 phụ nữ mất tích trong vụ lật thuyền nan xảy ra rạng sáng 25/4 trên sông Chanh.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.