“Xin khán giả coi chứ đừng “soi” Đồ rê mí”

“Xin khán giả coi chứ đừng “soi” Đồ rê mí”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Trấn Thành tin việc đưa những bài hát khó vào chương trình vừa là thử thách, vừa là cách để lựa chọn tài năng xuất sắc nhất.

Là chương trình về thiếu nhi tạo được hiệu ứng lớn nhất hiện nay, nhưng Đồ rê mí đang vấp phải những ý kiến chỉ trích trái chiều trong dư luận, kèm theo đó là những nghi án về dàn dựng kịch bản khiến tính hồn nhiên, trong sáng trở của trẻ thơ nên mờ nhạt. Trong cuộc trao đổi cùng PV Người đưa tin, diễn viên hài Trấn Thành (nam giám khảo duy nhất của chương trình này) đã có những giãi bày với mong mỏi nhận được sự cảm thông của khán giả xem truyền hình.

Xã hội - “Xin khán giả coi chứ đừng “soi” Đồ rê mí”

MC Trấn Thành muốn khán giả có cái nhìn bao dung hơn với Đồ rê mí

Làm giám khảo không chỉ vì cát-xê

Là gương mặt mới cát xê của anh ở đây chắc chắn là không cao bằng Cặp đôi hoàn hảo, vì sao anh vẫn nhận lời tham gia?

Bất cứ vấn đề gì đụng đến vấn đề ca hát là tôi đều hào hứng. Với Đồ rê mí, tôi không quan tâm chuyện cát xê bao nhiêu. Tôi tin rằng, những ai nhận được lời mời làm việc với những thiên thần nhỏ này đều cảm thấy hạnh phúc. Bởi các em là hiện thân của những gì trong trẻo nhất trong cuộc sống. Không như những chương trình khác, tôi luôn mong chờ mỗi ngày để đợi đến lúc gặp gỡ và làm việc với những Đồ rê mí.

Nói về những tranh cãi quanh tiết mục hát ru của thí sinh Nhật Tiến, giám khảo Châu Anh (giảng viên Học viện âm nhạc Quốc gia) cho biết: “Tôi là nhân chứng sống trong khoảnh khắc thăng hoa ấy của Nhật Tiến. Không có một sự sắp đặt nào từ trước, kể cả trước lúc ra sân khấu, Nhật Tiến cũng không có ý định khóc. Nhưng lúc âm nhạc cất lên, dường như Nhật Tiến khác hẳn. Em nhập tâm vào bài hát. Lúc đó, như em chia sẻ, em nhớ đến những lúc bị ốm, phải vào bệnh viện cấp cứu. Chứng kiến sự lo lắng của mẹ, cậu bé đã hối hận về những giây phút mình mải chơi, không chịu học bài hay không vâng lời khiến mẹ phiền lòng. Tình mẹ luôn là thứ cảm xúc tồn tại trong sâu thẳm con người. Nó không thể giả dối và không thể làm người khác rung động nếu giả dối.

Đồ rê mí năm nay được dàn dựng khá công phu, hoành tráng. Nhưng cũng chính vì thế mà khán giả cho rằng, chương trình đang làm mất đi tính tự nhiên, vốn có của trẻ con?

Đúng là tôi không đồng ý với kiểu trang điểm quá lòe loẹt dành cho các bé, nhưng khán giả cũng nên hiểu cho cái khó của nhà đài. Khi lên hình rất cần đến sự chỉn chu, thậm chí là hiệu ứng hình ảnh phải đạt được đến sự lung linh, hoành tráng thì chương trình mới thành công được. Một chút son phấn cũng có thể giúp một vài em bé có làn da không tốt sẽ trở nên ăn hình hơn.

Còn với trang phục, tôi nghĩ rằng nó không lòe loẹt như một số người nghĩ. Trang phục năm nay rất đẹp, rất cầu kì vì có sự đầu tư công phu của các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Chúng cũng không hề làm các bé già đi. Với con trẻ, chúng tôi luôn muốn hướng đến những hình ảnh mãi mãi hồn nhiên.

Nhưng những bài hát năm nay thì rõ ràng khó hơn rất nhiều so với lứa tuổi thiếu nhi?

Tôi nghĩ rằng, nếu năm nào cũng chỉ hát những bài kiểu như Bà ơi bà cháu yêu bà lắm, hay là Ba thương con vì con giống mẹ thì sẽ rất nhàm chán. Chúng tôi đã đưa ra những bài hát có mức độ xử lý khó hơn so với những năm trước và thấy rằng các bé đã xử lý được rất tốt. Vậy thì không có lí do gì để không thử nghiệm. Chính điều đó cũng đã tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn của chương trình.

Đưa bài hát khó là để thử thách

Vậy, anh đánh giá thế nào về màn trình diễn mà các em đã thể hiện?

Các em đã thể hiện đẳng cấp, IQ của người Việt Nam. Ngoài sự giáo dục, các bậc phụ huynh đã bắt đầu biết trau chuốt cho con em mình về năng khiếu văn hóa, văn nghệ. Chúng tôi đưa ra những bài hát khó cũng là một cách để thử thách các em. Qua đó có thể lựa chọn những tài năng xuất sắc nhất.

Nhưng trong một cuộc thi dành cho trẻ em mà tính cạnh tranh lớn quá sẽ vô tình tạo nên những căng thẳng, áp lực không đáng có?

Nếu một cuộc thi mà không có tính cạnh tranh thì sẽ mất đi tính hấp dẫn, gay cấn. Sự thi thố ở Đồ rê mí không quá nặng nề hay tạo áp lực gì cho thí sinh. Tôi tin rằng, các em nhỏ đang biết mình làm gì. Bởi những lúc tập dượt với nhau, các em luôn trêu đùa, giúp đỡ nhau rất vô tư, mặc dù các em biết mỗi bạn đều sẽ trở thành đối thủ của mình, nhưng Đồ rê mí là một sân chơi giáo dục và tính định hướng rất cao. Các em nhỏ vừa thi thố đồng thời cũng vui chơi trong một tinh thần đoàn kết, học hỏi.

Đêm diễn vừa qua, tiết mục của cậu bé Nhật Tiến đã gây xúc động cho nhiều người. Nhưng có ý kiến cho rằng việc cover lại bài hát của một em bé Mông Cổ thể hiện sự thiếu sáng tạo của ban tổ chức?

Nhân đây tôi cũng xin khẩn thiết kêu gọi mọi người, hãy coi chương trình chứ đừng soi chương trình. Bởi vì sao, bởi vì cái hay trong nghệ thuật cần được nhân rộng, cần được tiếp nối. Bài hát kia không viết để dành riêng cho em bé Mông Cổ. Nó được viết ra để tất cả mọi người cùng hát, và không phải em bé nào mồ côi mới có lí do để thể hiện ca khúc ấy. Nếu như Nhật Tiến không biểu diễn thành công thì người ta có xem xét kĩ càng như thế về tiết mục của em ấy. Cover hay không không quan trọng. Điều quan trọng, Nhật Tiến đã chạm được đến trái tim của khán giả bằng chính cảm xúc chân thành của mình.

Cám ơn những chia sẻ của anh!

"Bí ẩn y khoa" và "khoảnh khắc bàng hoàng" của chính bạn

Bạn muốn biết những chuyện gì đang xảy ra với sức khỏe của chính bạn? Có những căn bệnh nào mà y khoa thế giới chưa từng ghi nhận và "bó tay"? Có những khoảnh khắc mà sau đó, số phận bạn rẽ sang một hướng hoàn toàn khác?

Nếu là thuê bao di động của Viettel, hãy nhắn tin theo cú pháp: DK YK gửi 9222 hoặc DK KK gửi 9222 để được trải nghiệm hàng ngày.

Đào Bích