Xử 'siêu lừa' Huyền Như: Kiến nghị triệu tập nhiều lãnh đạo ngân hàng

Xử 'siêu lừa' Huyền Như: Kiến nghị triệu tập nhiều lãnh đạo ngân hàng

Thứ 6, 10/01/2014 | 13:21
0
8h sáng 6/1, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như cùng 22 đồng phạm trong vụ án được cho là “đại án” của ngành ngân hàng đã được mở tại trụ sở TAND TP.HCM. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến hết ngày 25/1/2014.

“Đại án” ngành ngân hàng

Do số lượng bị cáo, bị hại (15 đơn vị, cá nhân) và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (79 đơn vị, tổ chức, cá nhân) quá đông, cùng với sự có mặt của 50 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị cáo và các bên liên quan nên toàn bộ phòng xử A - Tòa Hình sự đã không đủ chỗ. HĐXX đã phải mở cửa phòng bên cạnh, truyền hình trực tiếp qua màn hình tivi để những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo dõi diễn biến phiên xét xử.

Bất động sản - Xử 'siêu lừa' Huyền Như: Kiến nghị triệu tập nhiều lãnh đạo ngân hàngBị Cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên xét xử sáng 6/1.

Theo cáo trạng, Huỳnh Thị Huyền Như, SN 1978, nguyên phó phòng quản lý rủi ro, quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM, bị truy tố về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại khoản 4 Điều 139 và khoản 3 Điều 267 Bộ Luật hình sự.

Trong “đại án” này, cùng bị truy tố với Huỳnh Thị Huyền Như còn có 22 bị cáo khác bị truy tố với các tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạn tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Cho vay nặng lãi”, “Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong số 22 bị cáo này có 13 người, nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng, Phòng giao dịch Võ Văn Tần, chi nhánh Nhà Bè thuộc Ngân hàng Công thương TP.HCM.

Theo cáo trạng, từ năm 2007 Huỳnh Thị Huyền Như đã đứng ra vay cá nhân hơn 200 tỷ đồng của nhiều tổ chức, ngân hàng với lãi suất cao để mua đất đai tại nhiều nơi như TP.HCM, Đà Nẵng, Đà Lạt…

Tuy nhiên tới năm 2010 thì tiền vay mượn phát sinh số lãi quá lớn trong thị trường bất động sản lại rơi vào tình trạng “đóng băng” đã khiến Như mất khả năng thanh toán.

Trong thời gian này, Như được nắm giữ chức “quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ” với thẩm quyền được phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỷ đồng/lệnh.

Lợi dụng chức vụ này, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Như đã thuê người khác làm giả 8 con dấu để lập các hợp đồng giả, chứng từ giả đứng tên các đơn vị bao gồm: Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè, các Cty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, An Lộc, Đức Minh Quang, Cty CP Bảo hiểm Toàn cầu, Cty CP chứng khoán Saigonbank – Berjaya để chiếm đoạt tiền của các đơn vị này.

Bên cạnh đó, Huyền Như tự lập chứng từ giả để rút, chuyển, chiếm đoạt tiền của các cá nhân, đơn vị khác gửi tại Ngân hàng Công thương.

Tổng cộng đã có 9 cty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân bị Như chiếm đoạt tổng số tiền là 3.982 tỷ đồng.

Đề nghị triệu tập nhiều lãnh đạo ngân hàng

Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng ACB, luật sư Lưu Văn Tám đề nghị triệu tập thêm ông Nguyễn Đức Kiên (tức "bầu Kiên", nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB), ông Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT ACB), ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB) và một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ACB để làm rõ trách nhiệm của từng người.

Bất động sản - Xử 'siêu lừa' Huyền Như: Kiến nghị triệu tập nhiều lãnh đạo ngân hàng (Hình 2).Phiên tòa thu hút đông đảo người tham dự.

Do Huyền Như đã lừa đảo, chiếm đoạt của ACB hơn 718 tỷ đồng nên những lãnh đạo ACB có liên quan trực tiếp đến vụ việc này cần phải tham dự phiên tòa để thẩm vấn, xem xét và xác định trách nhiệm của từng người trong việc bồi thường hoặc không bồi thường. Do vậy, cần triệu tập thêm các cá nhân trên.

Đồng thời luật sư Tám cùng các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng khác cũng đồng loạt đề nghị HĐXX cần phải triệu tập chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, kế toán trưởng Ngân hàng công thương là ông Phạm Huy Hùng; ông Nguyễn Văn Thắng; ông Nguyễn Hải Hưng ra trước Tòa để xác định rõ trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng này, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của bị cáo Như cũng như của các cá nhân có liên quan đến việc giả chứng từ, rút tiền, chuyển tiền; xác định rõ các khoản tiền gửi của khách hàng là do Ngân hàng Công thương huy động hay Huỳnh Thị Huyền Như huy động?

Nhiều cá nhân được các đơn vị ủy thác gửi tiền vào Ngân hàng Công thương, trực tiếp ký hợp đồng tiền gửi với ông Trương Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Minh Hương, đều là phó giám đốc Ngân hàng Công thương, chi nhánh TP.HCM được Tòa triệu tập với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì tại sao lãnh đạo Ngân hàng Công thương mà cụ thể là ông Hoàng và bà Hương không bị triệu tập đến Tòa?

Đồng thời, đề nghị HĐXX xem xét và xác định lại tư cách tham gia tố tụng của các đơn vị bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự này. Các đơn vị bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự đều là khách hàng của Ngân hàng Công thương, họ gửi tiền vào Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Công thương có trách nhiệm quản lý, sử dụng tiền của họ. Sau đó mới bị Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm làm chứng từ giả để rút tiền của Ngân hàng Công thương.

Theo đó, bị cáo Như cùng các bị cáo khác không gây thiệt hại cho các đơn vị như Ngân hàng Nam Việt, ACB... Vì vậy, trong vụ án này Ngân hàng Công thương là đơn vị bị thiệt hại - là nguyên đơn dân sự để yêu cầu Huyền Như bồi thường mới đúng. Còn các ngân hàng, đơn vị, doanh nghiệp nói trên sẽ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Nếu các bị hại nói trên là nguyên đơn dân sự thì bị đơn dân sự phải là Ngân hàng Công thương mới đúng. Việc xác định lại tư cách tham gia tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng, để cuối cùng xem ai là người có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho các khách hàng gửi vào Ngân hàng Công thương.

Theo các luật sư của Ngân hàng Nam Việt, ACB… thì hầu hết số tiền chiếm đoạt là tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Công thương, bất kể nguồn gốc khoản tiền, bất kể lãi suất trả có đúng quy định không, bất kể khoản tiền này do Huyền Như hay ai đi gặp khách hàng để thuyết phục khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng Công thương. Xử lý hành vi chiếm đoạt của Huyền Như không phải là vấn đề chính của vụ án này, bởi nó quá rõ, không thể không xử lý. Vấn đề trọng yếu là ai sẽ chịu thiệt hại, ai sẽ phải đền bù.

Nếu xác định Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm quản lý tiền của khách, hành vi của Huyền Như có thể phạm tội tham ô, Ngân hàng Công thương phải hoàn trả tiền cho khách hàng gửi tiền. Đây cũng là ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trong quá trình điều tra, đồng thời cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia pháp luật.

Tại Kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra nêu: Theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương, Huyền Như (là Quyền Trưởng Phòng Giao dịch) không được giao hoặc ủy quyền quản lý tiền, tài sản của Ngân hàng mà chỉ được giao nhiệm vụ kiểm soát, xét duyệt các giao dịch của khách hàng.

Do đó, Như không tham ô, Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm hoàn trả tiền, tức Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách trong các trường hợp này.

Tại phiên tòa, một số luật sư có ý kiến, một vụ án lớn và lịch đưa ra xét xử quá gấp, khiến một số đơn vị mới được biết mình là bị hại trong vụ án này.

Một số, luật sư chưa kịp sao chụp hết các tài liệu liên quan đến vụ án… Với rất nhiều lý do, nhiều luật sư đã đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.

Cuối buổi sáng 6/1, sau khi nghe kiến nghị của các luật sư, HĐXX tiến hành thảo luận. Sau khi thảo luận, ông Nguyễn Đức Sáu – Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX quyết định tiếp xét xử phiên tòa.

Theo vị chủ tọa, không cần thiết phải mời lãnh đạo của Vietinbank đến phiên tòa.

Trong quá trình xét xử, nếu khi nào thấy cần thiết thì sẽ mời. Còn về tư cách tham gia tố tụng của các bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều đã được xác định trong cáo trạng. Và việc luật sư không kịp sao chụp được đầy đủ các tài liệu đó không phải là lỗi của Tòa…

Buổi chiều cùng ngày, cơ quan công tố công bố cáo trạng truy tố các bị cáo tại tòa.

Theo ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự, Tòa án Nhân dân tối cao, Huyền Như là người có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm quản lý tài sản, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn  để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý là hành vi tham ô tài sản. Việc cho rằng Ngân hàng Công thương không có trách nhiệm với số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng là trái pháp luật.

Theo VietnamNet/Đất Việt

Bị cáo Huyền Như sinh con trong trại tạm giam

Thứ 2, 06/01/2014 | 11:29
Tại phiên xét xử sáng nay, siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như khai trong thời giạn bị tạm giam đã sinh con gái tên Trương Thị Xuân Mai.

Đang xét xử 'đại án' Huỳnh Thị Huyền Như lừa 4.000 tỉ

Thứ 6, 10/01/2014 | 13:25
Ngày 6/1, Huỳnh Thị Huyền Như cùng 22 bị cáo trong vụ chiếm đoạt số tiền 4.000 tỉ đồng được cho là lớn nhất từ trước đến nay bị đưa ra xét xử. Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày (từ ngày 6/1 đến 25/1). Phiên tòa do chánh tòa hình sự, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu làm chủ tọa.

‘Siêu lừa’ Huyền Như lập kỷ lục tham ô của ngành ngân hàng

Thứ 6, 10/01/2014 | 13:27
Với số tiền chiếm đoạt chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng, vụ Huỳnh Thị Huyền Như được coi là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Đằng sau vụ án Huyền Như: Có án tham nhũng khác bị bỏ qua?

Thứ 2, 23/12/2013 | 14:03
Phiên tòa xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, nguyên Phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank) cùng đồng phạm lừa đảo 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng dự kiến diễn ra từ ngày 6 - 25/1/2014 tại trụ sở TAND TP.HCM (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM).

Vì sao Huỳnh Thị Huyền Như rút nghìn tỷ gửi Vietinbank dễ dàng?

Thứ 4, 30/10/2013 | 18:19
Dư luận trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc nhiều tổ chức, cá nhân ham lãi cao, bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền, nhưng chưa có phân tích về các thủ đoạn của Huyền Như đã sử dụng trái phép tiền gửi của khách hàng, giả hồ sơ vay vốn, giả hồ sơ thế chấp chiếm đoạt 514,54 tỷ đồng tiền vay tại Ngân hàng Công thương.

ACB tin đòi được 719 tỷ đồng từ tay 'siêu lừa' Huyền Như

Thứ 4, 28/08/2013 | 10:06
Cho rằng sẽ đòi được cả gốc lẫn lãi khoản tiền do bầu Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên gửi tiền và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, ACB không trích lập dự phòng cho khoản này bao gồm 719 tỷ đồng tiền gốc và 36,5 tỷ đồng tiền lãi.

Bị cáo Huyền Như sinh con trong trại tạm giam

Thứ 2, 06/01/2014 | 11:29
Tại phiên xét xử sáng nay, siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như khai trong thời giạn bị tạm giam đã sinh con gái tên Trương Thị Xuân Mai.

Đang xét xử 'đại án' Huỳnh Thị Huyền Như lừa 4.000 tỉ

Thứ 6, 10/01/2014 | 13:25
Ngày 6/1, Huỳnh Thị Huyền Như cùng 22 bị cáo trong vụ chiếm đoạt số tiền 4.000 tỉ đồng được cho là lớn nhất từ trước đến nay bị đưa ra xét xử. Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày (từ ngày 6/1 đến 25/1). Phiên tòa do chánh tòa hình sự, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu làm chủ tọa.

‘Siêu lừa’ Huyền Như lập kỷ lục tham ô của ngành ngân hàng

Thứ 6, 10/01/2014 | 13:27
Với số tiền chiếm đoạt chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng, vụ Huỳnh Thị Huyền Như được coi là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Đằng sau vụ án Huyền Như: Có án tham nhũng khác bị bỏ qua?

Thứ 2, 23/12/2013 | 14:03
Phiên tòa xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, nguyên Phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank) cùng đồng phạm lừa đảo 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng dự kiến diễn ra từ ngày 6 - 25/1/2014 tại trụ sở TAND TP.HCM (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM).

Vì sao Huỳnh Thị Huyền Như rút nghìn tỷ gửi Vietinbank dễ dàng?

Thứ 4, 30/10/2013 | 18:19
Dư luận trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc nhiều tổ chức, cá nhân ham lãi cao, bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền, nhưng chưa có phân tích về các thủ đoạn của Huyền Như đã sử dụng trái phép tiền gửi của khách hàng, giả hồ sơ vay vốn, giả hồ sơ thế chấp chiếm đoạt 514,54 tỷ đồng tiền vay tại Ngân hàng Công thương.

ACB tin đòi được 719 tỷ đồng từ tay 'siêu lừa' Huyền Như

Thứ 4, 28/08/2013 | 10:06
Cho rằng sẽ đòi được cả gốc lẫn lãi khoản tiền do bầu Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên gửi tiền và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, ACB không trích lập dự phòng cho khoản này bao gồm 719 tỷ đồng tiền gốc và 36,5 tỷ đồng tiền lãi.
Cùng chuyên mục

Bình Dương: Khuyến cáo người mua căn hộ cẩn thận về tính pháp lý của dự án Charm Diamond

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo trước cổng dự án, nhằm khuyến cáo người dân về việc dự án chưa đầy đủ pháp lý.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.

Đất "vàng" ghi tên Tân Hoàng Minh bị "hô biến" thành bãi trông xe

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:02
Khu đất “vàng” đã bỏ không nhiều năm nay nằm cạnh hồ Tây (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) được rào chắn với bảng hiệu Tân Hoàng Minh bất ngờ trở thành bãi xe ôtô.

Lộ diện phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Với các sản phẩm đất nền có giá dưới 2 tỉ đồng tại vùng ven trung tâm, tại các tỉnh thành phố có pháp lý đảm bảo, hạ tầng tiện ích, có mức tăng tới 40%.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu ngô nhiều nhất từ nước nào?

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô các loại đạt trên 2,78 triệu tấn, trị giá gần 702,74 triệu USD, trong đó Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất.

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý hành vi thổi giá chung cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:25
Bộ Xây dựng đề nghị UBND Hà Nội tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản và có báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2024.

Nhà đầu tư Nhật Bản “rót tiền” vào dự án bất động sản ở Bình Dương

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
4 nhà đầu tư Nhật Bản sẽ hợp tác phát triển dự án quy mô gần 50ha, có vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.