Thuê người nước ngoài quy hoạch thủ đô để lấy mác ngoại?

Thuê người nước ngoài quy hoạch thủ đô để lấy mác ngoại?

Thứ 3, 28/05/2013 | 15:01
0
Theo nhận định của các chuyên gia, nhìn chung mặt bằng kiến trúc sư của chúng ta chưa cao nhưng không phải không có người tài. Thực tế hiện nay, trong giới đều biết đằng sau câu chuyện thuê người nước ngoài làm… có những chuyện "khó hiểu".

Làm được thì nhiều tiền cũng được nhưng...

Mới đây, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng cho phép thuê đơn vị tư vấn là viện Quy hoạch phát triển đô thị Vùng IAU Ile de France (Pháp) lập quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội. Bộ Xây dựng được Chính phủ giao lựa chọn tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm quy hoạch xây dựng vùng để tham gia nghiên cứu dự báo, xây dựng mô hình phát triển kinh tế xã hội và kịch bản phát triển vùng Thủ đô, quy hoạch giao thông vùng Thủ đô.

Bất động sản - Thuê người nước ngoài quy hoạch thủ đô để lấy mác ngoại?

Việc thuê người nước ngoài quy hoạch Thủ đô liệu có khả thi?

Sau khi xem xét hồ sơ của 3 tổ chức tư vấn nước ngoài gửi hồ sơ xin tham gia, bộ Xây dựng đã lựa chọn viện Quy hoạch phát triển đô thị Vùng IAU Ile de France (Pháp). Cơ quan này được đánh giá là đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm ở Việt Nam để tham gia nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo thông tin từ bộ Xây dựng, Viện IAU là đơn vị tư vấn đã từng tham gia nghiên cứu Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội năm 2006.

Được biết, hiện nay ngoài Hà Nội đã có khá nhiều địa phương tư vấn nước ngoài lập quy hoạch đô thị như Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM và Ninh Thuận. Việc thuê người nước ngoài khiến nhiều chuyên gia Việt Nam phân vân.

KTS Nguyễn Tấn Vạn, chủ tịch hiệp hội Kiến trúc sư Việt Nam tỏ vẻ bức xúc: "Bây giờ tôi thấy xuất hiện tư tưởng hướng ngoại. Quy hoạch nhiều tỉnh, quy hoạch Thủ đô đều mời nước ngoài đến cả việc quy hoạch công viên đá ở Hà Giang cũng mời người nước ngoài vào... Tôi cảm thấy chưa có thái độ kính trọng xứng đáng với người trong nước".

Trao đổi với PV, TS.Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng tỏ ra khá suy tư. Ông cho rằng nếu mời được chuyên gia tốt mà tiền nào của ấy thì bỏ tiền nhiều cũng được. "Tôi nghĩ rằng các chuyên gia giỏi có thể đưa ra được dự báo đúng đắn và nếu chúng ta có được dự báo tốt thì sẽ có lợi cho tương lai rất nhiều. Tuy nhiên tôi không biết công ty được bộ Xây dựng mời có các chuyên gia giỏi hay không. Tôi nghĩ rằng, đây là vấn đề  phát triển kinh tế xã hội vì vậy nên mời một nhóm chuyên gia kinh tế đô thị giỏi. Khi đã có ý kiến đó rồi thì ta mời chuyên gia giỏi giao thông. Bởi, giao thông phải được phát triển dựa vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Còn bây giờ bộ Xây dựng mời một đơn vị đảm bảo cả hai công việc đó thì tôi không hiểu làm sao họ có thể kham được cả hai thứ đó".

Bất động sản - Thuê người nước ngoài quy hoạch thủ đô để lấy mác ngoại? (Hình 2).

TS.Phạm Sỹ Liêm- phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

Và những... "góc khuất"

Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam Ngô Doãn Đức  cho hay: "Hiện nay ở nước ta có một thực tế cái gì cũng thuê nước ngoài trong khi đó lượng kiến trúc sư trong nước rất nhiều. Ý tưởng của người nước ngoài đều được ưu tiên hơn. Theo tôi nên có cuộc thi để rồi người dự thi cả trong nước và ngoài nước đều đưa ra ý tưởng. Ý tưởng tốt thì được dùng. Không quan trọng là người nước ngoài hay trong nước, quan trọng là kết quả. Hiện nay nhiều kiến trúc sư tài năng không phải được học ở những trường danh tiếng".

Ông cũng cho rằng, tình trạng "sính" ngoại của chúng ta là có. Ví dụ như trường hợp xây sân vận động Hàng Đẫy. Làm sao chúng ta không làm được mà phải đi thuê của nước ngoài! Thiết kế của sân ngay từ đầu đã thấy xấu nhưng vẫn làm và bây giờ thì mọi người thấy rõ. Đằng sau câu chuyện này còn có "góc khuất" mà chỉ người trong nghề mới hiểu.

Vấn đề "mảng tối" trong việc này cũng được kiến trúc sư Ngô Doãn Đức xác nhận. "Có thời kỳ nhiêu khê là trưởng phòng hành chính, kế toán trưởng... cũng nhảy vào làm giám khảo. Bây giờ thì đỡ hơn rồi nhưng cũng không phải là không có. Chính vì thế tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là phải có cuộc thi. Thi sẽ sàng lọc bớt được những bài thi yếu kém. Và ở cuộc thi ấy hội đồng chấm thi phải là người có tâm và có tầm, có chuyên môn để cầm cân nảy mực", ông Đức nói.

Bao giờ kiến trúc sư nội mới có đất dụng võ?

Theo TS.Phạm Sỹ Liêm việc bỏ "tiền tấn" thuê người nước ngoài quy hoạch đôi khi khiến những kiến trúc sư của Việt Nam tự ái. Tuy nhiên theo ông, cũng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn mặt bằng kiến trúc sư của ta chưa cao. Bởi lẽ chuyên gia quy hoạch Việt Nam phần lớn được học ở trong nước. Mà thầy giáo Việt Nam chủ yếu được học ở khối XHCN, thông thạo quy hoạch trong một nền kinh tế kế hoạch hóa và học lý luận quy hoạch Xô Viết. "Hiện nay trong các trường đại học vẫn còn dạy lý thuyết của khối Xô Viết cũ trong nền kinh tế bao cấp. Trong nền kinh tế bao cấp thì việc dự báo không khó khăn bởi đã có quy hoạch phát triển kinh tế 5 năm hay 10 năm. Cho nên các nhà quy hoạch của chúng ta ngồi vẽ đường xá thì giỏi nhưng đường ấy phục vụ cho cái gì lại không rõ. Cho nên không chỉ Hà Nội mà nhiều tỉnh hiện nay đều thuê người nước ngoài về quy hoạch", TS. Liêm nói.

Hiện nay, chúng ta thực hiện đô thị mới đa phần là những khu đô thị đơn chức năng trong khi đô thị của thế giới hiện nay là đa chức năng. Chúng ta thực chất mới chỉ là khu nhà ở, có một số công trình siêu thị không đáng kể. Người ta chỉ đến ở mà không nhộn nhịp, không có việc làm, không có dịch vụ tương xứng nên dân không bằng lòng. Các khu đô thị phân tán nên kết nối với trung tâm khó. Ngay như ở Hà Nội, khu Ciputra không biết xả nước vào đâu. Nếu mình tập trung vào một khu vực nào đó thì sẽ có một đường cống chung lớn của thành phố đi qua sẽ không rơi vào trường hợp này. Ở xa trung tâm thì hạ tầng yếu kém, dịch vụ yếu kém.

Hiện nay chúng ta cải tạo khu đô thị cũ thường là xây chen. Chỗ nào có thể chen được thì chen mà không cải tạo cả khu phố. Nhiều nơi lại xâm chiếm đất ở những khu đất công như chợ, vườn hoa... Còn những khu vực đáng lẽ cấm xây thì nhà quy hoạch cũng không vạch ra được. Trong khi đó khu di tích lịch sử Cổ Loa thì bị xây sát vào. Sân bay Nội Bài thì gần như hình thành một thị trấn ở gần đó, làm xấu cả sân bay Thủ đô. Chính vì thế ông Liêm cho rằng quy hoạch và vấn đề thực hiện quy hoạch sau đó cũng là vấn đề lớn mà các cơ quan chức năng cần đặc biệt quan tâm.

Có nhược điểm thì cần phải khắc phục

TS. Phạm Sỹ Liêm cũng cho biết: "Hiện nay chúng ta quy hoạch không gắn với sự phát triển kinh tế xã hội nên vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, thiển cận. Vì thế cần phải thay đổi tư duy khoa học, phương pháp luận khoa học. Tôi thấy trường ĐH Kiến trúc TP.HCM thấy được nhược điểm của mình nên đã thay đổi hệ thống giáo án, sách giáo khoa cho hiện đại. Nhưng kết quả thì chưa rõ bởi vừa mới thực hiện. Nơi khác thì chưa rõ. Chúng ta nên tái đào tạo lại đội ngũ kiến trúc sư trong một số tháng để họ có cái nhìn khác. Sau thời gian ấy thì cấp chứng chỉ rồi mới được đi làm công tác quy hoạch".

Thành Huế

Tra cứu trực tuyến quy hoạch giá đất, 'cò đất' mất nghề

Thứ 3, 07/05/2013 | 08:18
Từ ngày 10/6/2013, người dân sẽ dễ dàng tra cứu trực tuyến về quy hoạch đất và giá đất qua Internet.

Nộp phạt 'chuộc' công trình: Phá vỡ cảnh quan, quy hoạch đô thị

Thứ 6, 19/04/2013 | 11:59
Nhiều chuyên gia lo ngại việc cho nộp phạt để công trình tồn tại sẽ phá vỡ cảnh quan, quy hoạch đô thị. Trả lời vấn đề này, đại diện Bộ Xây dựng khẳng định: Quy định đang ở dạng dự thảo, nên Bộ còn lắng nghe ý kiến phản biện. Công trình được "chuộc" phải đảm bảo tuân thủ theo những tiêu chí nhất định...

Quy hoạch đô thị, ai chịu trách nhiệm?

Thứ 2, 08/04/2013 | 11:56
Dư luận đang quan tâm đến vụ án Cty Khôi Việt theo kiện đến cùng chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa 'về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai' mà doanh nghiệp cho là trái pháp luật.

Cú sốc BĐS từ quy hoạch tổng thể Hà Nội?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng phê duyệt ít nhiều đã tác động đến giới BĐS. Tuy nhiên, liệu có cú sốc nào từ thông tin này?
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.

Thanh Hóa: Một đơn vị sản xuất răng giả "ôm" khu đất vàng tiền tỷ

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:52
Khu đất thương mại dịch vụ với diện tích hơn 3.600m2 tại Tp.Thanh Hóa vừa được tổ chức đấu giá thành công với số tiền trúng đấu giá hơn 19 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Thanh Hóa: Một đơn vị sản xuất răng giả "ôm" khu đất vàng tiền tỷ

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:52
Khu đất thương mại dịch vụ với diện tích hơn 3.600m2 tại Tp.Thanh Hóa vừa được tổ chức đấu giá thành công với số tiền trúng đấu giá hơn 19 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.

Giá vàng 27/3: Vàng thế giới giảm nhẹ

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:00
Giá vàng thế giới giảm 12 USD/ounce, còn 2.178 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC khá yên ắng và xoay quanh mức giá 80 triệu đồng/lượng.