‘Thua’ vì điểm cộng, có bất công với thí sinh giỏi ở khu vực 3?

‘Thua’ vì điểm cộng, có bất công với thí sinh giỏi ở khu vực 3?

Thứ 7, 05/08/2017 | 06:45
1
Liệu có “công bằng thực chất” với các thí sinh giỏi ở khu vực 3 năm nay, khi các em đạt 29- 30 điểm mà vẫn trượt đại học vì không được cộng điểm ưu tiên?

- "Em đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm; thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ?".

Đó là thắc mắc của em N.P.H. (Thạch Thất, Hà Nội), một nam sinh trượt ngành Y đa khoa, đại học Y Hà Nội vì thiếu 0,05 điểm và không đáp ứng được tiêu chí phụ, với ưu tiên 1 là điểm xét tuyển chưa làm tròn 29,2. Câu hỏi của em đã nói lên nỗi ấm ức của rất nhiều thí sinh thuộc khu vực 3 (không nằm trong diện hưởng ưu tiên khu vực), học giỏi, đạt điểm thi chót vót nhưng vẫn trượt đại học.

Các em bức xúc vì bao công sức, thời gian, tiền bạc “đầu tư” cho kỳ thi quan trọng này bỗng chốc đổ xuống sông xuống biển, để nhường chỗ ngồi quý giá trên giảng đường cho những bạn thua về năng lực mà thắng về điểm ưu tiên. Trong khi đó, thí sinh được cộng điểm chưa chắc đã thua kém về điều kiện và môi trường học tập. Có em ở thành phố ngày đạp xe gần hai chục cây số đến trung tâm luyện thi, có em ở thị xã xa xôi được bố mẹ mời thầy về tận nhà kèm cặp. Ta không thể mãi đồng nhất đời sống vật chất của một gia đình với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà họ sinh sống.

Đa chiều - ‘Thua’ vì điểm cộng, có bất công với thí sinh giỏi ở khu vực 3?

Chính sách cộng điểm cho thí sinh đăng ký xét tuyển đại học bị cho là lạc hậu, còn nhiều bất cập. (Ảnh minh họa: Internet).

 

Trong bài phỏng vấn mới đây trên VNExpress, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục Đại học (bộ Giáo dục và Đại học) đã khẳng định chính sách cộng điểm ưu tiên vẫn cần thiết và cho rằng: “Công bằng phải xét trên điều kiện thực hiện quy định và hướng tới kết quả bình đẳng thực chất. Nếu áp dụng nguyên tắc xét tuyển như nhau cho các thí sinh có điều kiện khác nhau thì đó không phải là biểu hiện của sự công bằng.”

Tôi tự hỏi, liệu áp dụng nguyên tắc xét tuyển không giống nhau cho các thí sinh có điều kiện như nhau (chỉ khác khu vực) thì có phải là biểu hiện của sự công bằng? Và liệu có tồn tại cái gọi là “bình đẳng thực chất” với tất cả các thí sinh giỏi ở khu vực 3 năm nay, khi các em chỉ cần được cộng 0,05 điểm ưu tiên là đã chắc mẩm rằng mình trúng tuyển?

Nếu không sớm thay đổi, những bất cập của chính sách cộng điểm cho thí sinh đăng ký xét tuyển đại học chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra ở từng nhóm trường trong tương lai. Giữa hai vị bác sĩ, một người giỏi thực sự và một người được bổ sung vào bệnh viện theo “tiêu chí phụ”, bạn muốn giao mạng sống của mình cho ai?

Rõ ràng, điều cần ưu tiên hơn cả là nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó chứ không phải những thí sinh chưa đủ kiến thức cần thiết muốn theo học các trường đại học hàng đầu về đào tạo cũng như nghiên cứu.

Trương Chi

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

 

 

Cùng tác giả

Đa sắc: Quan chức mất việc vì lì xì "khủng", cầu “thọ” 100 tuổi ra đi khi vừa khánh thành

Thứ 3, 20/03/2018 | 14:55
Một số quan chức ở Trung Quốc đã mất việc sau khi nhận số tiền mừng tuổi “vượt quá một khoản tiền được coi là hợp lý”.

Bỗng dưng được... chuyển giới, chuyện không mới ở bệnh viện

Thứ 4, 17/01/2018 | 21:05
Thời gian qua xảy ra một số trường hợp nam giới siêu âm thấy... buồng trứng, tử cung; được chỉ định khâu âm đạo hoặc bị sảy thai tự nhiên. Có lẽ bên cạnh việc đề ra tiêu chuẩn về kỹ năng tin học văn phòng cho người đánh máy, ta cũng nên xem xét lại trách nhiệm của các bác sĩ trong việc đặt bút ký vào tờ phiếu kết quả phát cho bệnh nhân.

Hãi hùng “sông tuyết” Hà Nam: Giờ ai dám mơ “về úp mặt vào sông quê”?

Thứ 5, 04/01/2018 | 20:00
Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, thậm chí cả chất thải kim loại nặng… đã và đang bức tử những dòng sông, kéo theo đó là cái chết của những “bờ xôi, ruộng mật” nằm dọc lưu vực.

Đề xuất làm đường tránh cho gia súc: Lợi cho tài xế?

Thứ 7, 16/12/2017 | 14:00
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đề nghị sở Giao thông lên phương án làm đường tránh cho gia súc trên một số tuyến quốc lộ.

Bán mỹ phẩm thu 344 tỷ né thuế 9,1 tỷ đồng: Tảng lờ trách nhiệm

Thứ 4, 13/12/2017 | 18:39
Việc một cá nhân kinh doanh trên mạng vừa bị cục Thuế TP.HCM truy thu số tiền 9,1 tỷ đồng khiến nhiều người bất ngờ, bởi dù có doanh thu lên đến 344 tỷ đồng trong năm 2016, người phụ nữ này vẫn tìm cách né thuế.
Cùng chuyên mục

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.
     
Nổi bật trong ngày

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.